THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Công nghệ RPA ứng dụng như thế nào trong ngành sản xuất?

Tự động hóa RPA là một công nghệ hoàn toàn mới, và đang dần trở thành một công nghệ hỗ trợ trong thị trường ngày nay. Với các tính năng tối ưu các hoạt động và quy trình trong các ngành khác nhau bao gồm cả sản xuất. Cụ thể, công nghệ RPA mang lại lợi thế tối ưu hóa đáng kể cho các nhà sản xuất để đẩy nhanh tiến độ công việc và giảm chi phí. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các ứng dụng công nghệ RPA trong lĩnh vực sản xuất để tự động hóa các quy trình thủ công.

Tự động hóa RPA trong ngành sản xuất

Các doanh nghiệp sản xuất đang thay thế nguồn nhân lực trong đơn vị sản xuất của họ bằng các robot công nghiệp vật lý để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như lắp ráp sản phẩm, kiểm tra chất lượng và đóng gói. Tuy nhiên, các robot này chỉ hỗ trợ trong khuôn khổ dây chuyền lắp ráp. Các nhà sản xuất vẫn gặp khó khăn trong việc xử lý các quy trình hoạt động cũng như công việc tại văn phòng.

Với công nghệ hiện đại ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ RPA để tự động hóa sản xuất vì nó giảm các lỗi thủ công, giảm thiểu nguồn nhân lực và nâng cao năng suất. Các giải pháp RPA trong hoạt động phụ trợ giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 40% chi phí trong các quy trình làm việc khác nhau của họ, từ tự động hóa dữ liệu hậu cần, tự động hóa ERP và so sánh giá sản phẩm,…

Công nghệ RPA đem lại lợi ích gì trong ngành sản xuất?

RPA mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất bởi bất kể khối lượng hoạt động mà họ xử lý. Thông qua việc tự động hóa các hoạt động hỗ trợ khác nhau, chẳng hạn như báo giá & lập hóa đơn cho nhà cung cấp, các khoản phải thu & phải trả, điều chỉnh hóa đơn. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ RPA có một vài lợi ích đáng kể đến như:

1. Tiết kiệm chi phí

Triển khai công nghệ RPA, các nhà sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí trong dài hạn, chỉ cần thiết lập hệ thống ban đầu và cho hệ thống hoạt động. Trong thời gian dài, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí lớn, bao gồm chi phí cho lao động thủ công và bảo hiểm, bảo trì,….Hơn nữa, nhà sản xuất có thể vận hành hệ thống của họ mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào như nghỉ giải lao hoặc giới hạn giờ làm việc

2. Tính linh hoạt trong sản xuất

công nghệ RPA đi kèm với các phần mềm nhẹ, nên việc thiết lập và triển khai rất đơn giản mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào của các nguồn lực công nghệ thông tin lớn. Không đặt nặng kiến ​​thức am hiểu về hệ thống, ngay cả những người điều hành hoạt động kinh doanh cũng có thể nâng cấp hệ thống một cách nhanh chóng, do đó quá trình sản xuất sẽ trở nên nhanh nhẹn cũng như đáp ứng với bối cảnh thị trường luôn thay đổi.

Tự động hóa RPA trong ngành sản xuất

Xem thêm: Giải pháp RPA đồng bộ tự động hoá đơn nhà cung cấp

3. Cắt giảm lỗi và lãng phí

Lãng phí hàng tồn kho và sai sót là những khó khăn chung mà mọi nhà sản xuất phải đối mặt trong các hoạt động sản xuất thường ngày. Tuy nhiên, hoạt động thủ công dễ bị thiếu nhất quán và dẫn đến lãng phí hàng tồn kho. Công nghệ RPA trong sản xuất có thể loại bỏ hai thách thức này chỉ trong một lần. Hệ thống RPA dựa trên quy tắc đảm bảo giảm thiểu lỗi và kết quả là tỷ lệ lãng phí được giảm xuống.

Dưới đây là một số lợi ích cốt lõi của phần mềm RPA trong ngành sản xuất:

  • Cải thiện hiệu quả hoạt động
  • Tự động hóa quản lý hàng tồn kho phức tạp
  • Tuỳ chỉnh linh hoạt với các yêu cầu
  • Tăng mức độ chính xác trong công việc của nhân sự
  • Tăng sản lượng sản xuất nhằm tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường

Ứng dụng của công nghệ RPA trong ngành sản xuất thường gặp

1. Tạo hoá đơn nguyên vật liệu (BOM)

Hầu hết các tổ chức quy mô vừa và lớn đều ngán ngẩm với quy trình tạo đơn đặt hàng thủ công vì nó liên quan đến việc xử lý nhiều danh mục sản phẩm. Hoá đơn nguyên vật liệu (BOM) là một danh sách quan trọng để sản xuất, với tính chất là nhiều các nguyên liệu thô, thành phần, thành phần phụ và các sản phẩm khác để cho ra một sản phẩm mới. Đây là phần mệt mỏi nhất của ngành công nghiệp sản xuất. Nếu bất kỳ lỗi nào xảy ra trong quá trình tạo và xuất hoá đơn, điều này sẽ dẫn đến một mất mát sai sót khá lớn trong ngành. Thay vào đó, sử dụng công nghệ RPA ứng dụng trong phần này sẽ giúp các công ty giải quyết các hoá đơn đầu ra đảm bảo kết quả chính xác và nhanh chóng 100%. Từ đó độ chính xác dữ liệu tốt hơn khiến việc tạo ra sản phẩm nhanh hơn, hoàn thành đúng hạn

2. Quản lý kho hàng

Ngành công nghiệp sản xuất có rất nhiều thủ tục giấy tờ trong quản lý kho hàng. Để tự động hóa hiệu quả việc quản lý, công nghệ RPA có thể tự động hóa email, lập hóa đơn, quy trình gửi và số hóa thủ tục giấy tờ. Tự động hóa công nghệ RPA đảm bảo chuyển đổi suôn sẻ từ đơn đặt hàng sản phẩm sang thực hiện và giao cho khách hàng. Điều này không có nghĩa là chuyên môn của con người sẽ không cần thiết, nhưng họ sẽ được giảm đáng kể bởi các giải pháp kho tự động. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, tăng cường giao tiếp. Các lĩnh vực triển khai phần mềm RPA trong Quản lý kho như: Tự động hóa xử lý đơn hàng và thanh toán; Tự động hóa thông báo email hoặc SMS; Tự động lên lịch và theo dõi lô hàng với công nghệ RPA; Tự động hóa quy trình mua sắm và quản lý hàng tồn kho;…

Tự động hóa sản xuất giúp giảm các lỗi thủ công

3. Tự động hóa các tác vụ quản trị

Các công việc hành chính trong ngành sản xuất vốn tốn rất nhiều công sức. Phần mềm RPA sẽ làm giảm thời gian hoàn thành công việc và cho phép nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng khác. Các tác vụ có thể được tự động hóa RPA dễ dàng như:

  • Trả lời email câu hỏi thường gặp
  • Lên lịch cuộc họp
  • Đặt hàng nhà cung cấp
  • Dự đoán sự cố máy tính
  • Tạo và nộp hóa đơn

4. Xử lý hóa đơn

Với các quy trình thủ công được áp dụng cho các phòng ban kế toán nhân sự, các công ty phải tốn nhiều thời gian để xuất, ấn định và phê duyệt hóa đơn. Quá trình xử lý hóa đơn bắt đầu với việc nhận hóa đơn và kết thúc khi hoàn tất thanh toán và ghi lại. Từ đó nhập hóa đơn lên máy cho đúng hồ sơ. Sau đó, hóa đơn phải được gửi đến cấp trên để chấp thuận. Đây là một quá trình nhàm chán đơn điệu và có nhiều sai sót hơn do con người gây ra. 

Xem thêm: Nhập liệu hoá đơn tự động lên phần mềm kế toán hiệu quả với phần mềm IRBOT

Tự động hóa quy trình bằng robot RPA là một cách hiệu quả hơn để xử lý hóa đơn. Các thách thức trên về xử lý hóa đơn có thể được giải quyết bằng cách tự động hóa toàn bộ quy trình với IRBOT tự động hóa. Tất cả dữ liệu sẽ được cập nhật vào các hệ thống tương ứng mà không có bất kỳ sự tham gia nào của con người. Với giải pháp tự động hóa IRBOT, quá trình thu thập dữ liệu từ hóa đơn của nhà cung cấp và nhập lên hệ thống sẽ chạy theo các khoảng thời gian đã cài đặt trên máy…

Đây là thời điểm thích hợp để các nhà sản xuất ứng dụng làn sóng tự động hóa RPA trong các vấn đề về quy trình sản xuất, mang tính lặp đi lặp lại và trải nghiệm việc giảm chi phí cũng như nâng cao năng suất. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất muốn khai thác toàn bộ tiềm năng quản lý, năng suất và điều hành của doanh nghiệp qua việc triển khai các giải pháp phần mềm RPA tự động hóa thông minh – IRBOT hãy đăng ký hoặc gọi ngay đến số  0868.004.626 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Trợ lý ảo toàn năng cho doanh nghiệp phân phối bán lẻ

Nền kinh tế trượt dài , hàng loạt doanh nghiệp phân phối bán lẻ phải vật lộn để đối phó với những tổn thất, nhưng cũng có các doanh nghiệp Việt kịp thời xoay chuyển, ứng dụng công nghệ RPA vào mô hình kinh doanh, thích ứng với xu hướng thị trường. Cùng khám phá công nghệ RPA được ứng dụng trong ngành phân phối bán lẻ như thế nào nhé! Xem thêm
Blog Figure

5 bước đơn giản để xây dựng thành công phần mềm tự động hóa doanh nghiệp

Sử dụng các phần mềm tự động hóa đang là xu hướng số hóa, chuyển đổi số giúp nhân sự giảm thiểu các công việc quy trình lặp đi lặp lại, ước tính chiếm khoảng ⅓ khối lượng công việc thông thường; giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc, tối ưu chi phí triển khai. Bắt đầu ứng dụng phần mềm tự động hóa với 5 bước hiệu quả! Xem thêm
Blog Figure

IRBOT – Robot ảo tự động hóa quy trình RPA

IRBOT - ứng dụng công nghệ thông minh RPA, phát triển bởi công ty IRTECH Đà Nẵng là giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và hội nhập xu thế chuyển đổi số. Cùng tìm hiểu IRBOT là gì và tại sao nên chọn IRBOT trong tiến trình số hóa doanh nghiệp nhé! Xem thêm
Blog Figure

3 cấp độ chuyển đổi số ngành dịch vụ kế toán

Ngày nay, công nghệ kỹ thuật đang phát triển nhanh chóng tạo ra cơ hội lớn, thúc đẩy việc chuyển đổi số ngành kế toán. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn chần chừ việc đổi mới và vẫn giữ cách làm truyền thống, do chưa hiểu rõ lợi ích to lớn mà chuyển đổi số ngành kế toán mang lại. Trong bài viết này, IRTECH sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết, để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chuyển đổi số ngành kế toán. Xem thêm
Blog Figure

Xu hướng số hóa, tự động hóa doanh nghiệp và phòng kế toán

Là bộ phận “nặng gánh” nhất nhì với hàng tá loại giấy tờ hóa đơn và quy trình thủ công ngốn nhiều thời gian. Ứng dụng công nghệ để số hóa, tự động hóa doanh nghiệp dự báo sẽ là cuộc cách mạng công nghệ thay đổi nhiều bộ phận và đặc biệt là lĩnh vực kế toán doanh nghiệp. Xem thêm
Blog Figure

TOP 5 phần mềm kế toán phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán để lựa chọn. Tuy nhiên, việc tìm ra phần mềm phù hợp với quy mô và đặc thù của mỗi doanh nghiệp là một việc không đơn giản. Mỗi doanh nghiệp chắc hẳn đã chọn được phần mềm mà mình nghĩ là tốt nhưng liệu nó có phù hợp với quy mô và và đặc thù của công ty không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về 5 phần mềm kế toán phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp và phù hợp nhất cho bạn. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!