5 bước đơn giản để xây dựng thành công phần mềm tự động hóa doanh nghiệp
Nội dung bài viết
Sử dụng các phần mềm tự động hóa đang là xu hướng số hóa, chuyển đổi số giúp nhân sự giảm thiểu các công việc quy trình lặp đi lặp lại, ước tính chiếm khoảng ⅓ khối lượng công việc thông thường; giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc, tối ưu chi phí triển khai. Bắt đầu ứng dụng phần mềm tự động hóa với 5 bước hiệu quả!

Tự động hóa doanh nghiệp là gì?
Tự động hóa doanh nghiệp hay còn hiểu là tự động hóa quy trình doanh nghiệp (BPA) là việc áp dụng công nghệ vào mô hình hoạt động, để thực hiện các nhiệm vụ hoặc quy trình định kỳ trong một tổ chức vốn được thao tác bằng thủ công. Đây là một bước tiến mới trong công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn gây nên bởi các quy trình truyền thống, giấy tờ. Mục đích tự động hoá để giảm thiểu chi phí, tự động các quy trình làm việc thường ngày, loại bỏ các tác vụ thủ công, tạo ra sự xuyên suốt quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp đảm bảo mọi luồng công việc diễn ra trôi chảy mà không gặp bất kỳ rào cản nào…
Tác dụng của tự động hóa doanh nghiệp đã được nhấn mạnh trong thời kỳ diễn ra đại dịch Covid-19, khi người lao động buộc phải làm việc từ xa dẫn đến thiếu sự đồng bộ giữa các phòng ban, khó khăn cho việc ra quyết định của các cá nhân, bộ phận và cấp quản lý. Bị hạn chế về nhân sự, không gian, thời gian, địa điểm khiến công việc dễ bị đình trệ, tắc nghẽn, thiếu hiệu quả. Doanh nghiệp áp dụng tự động hóa các quy trình làm việc sẽ tăng khả năng xử lý, đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn. Nhà quản lý cũng sẽ nắm bắt được chi tiết công việc, tiết kiệm được thời gian dành cho những mục tiêu và chiến lược phát triển to lớn.
Xem thêm: RPA giải pháp tự động hoá SMES Việt không nên bỏ lỡ
Lợi ích của tự động hóa doanh nghiệp
Lợi ích chung khi sử dụng phần mềm trong mô hình vận hành của doanh nghiệp chính là giúp cho các quy trình hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Theo Forrester – Công ty nghiên cứu thị trường về tác động của công nghệ tới khách hàng và công chúng của Mỹ đưa ra số liệu rằng: tự động hóa trong sẽ giúp các doanh nghiệp giảm 90% chi phí vận hành của họ. Ngoài ra, việc thực hiện nghiên cứu cũng cho ra được những kết quả khác giúp doanh nghiệp.
- Tăng tốc quá trình kinh doanh: 42% nhà lãnh đạo cho rằng tự động hóa doanh giúp tăng hiệu suất làm việc của người lao động.
- Chuẩn hóa các thủ tục, giảm thiểu sai sót: Tự động hóa doanh nghiệp sẽ giúp công ty tự động hóa việc nhập dữ liệu sẽ giúp không chỉ giảm thiểu thời gian thực hiện mà còn giúp doanh nghiệp và người lao động giảm thiểu sai sót không đáng có.
- Cắt giảm thời gian, chi phí lao động: Theo khảo sát chỉ ra rằng, 78% các nhà lãnh đạo tin rằng nhân viên có thể giảm 60 giờ làm/tháng nhờ vào tự động hóa quy trình của doanh nghiệp.
- Tăng hiệu quả nhóm: 70% nhà lãnh đạo tin rằng họ có thể tiết kiệm được 3h trong 8h làm việc nhờ tự động hóa quy trình; một nửa số nhân viên tin rằng họ sẽ tiết kiệm được 240h làm việc một năm nhờ giảm bớt các công việc lặp đi lặp lại.
- Nâng cấp dịch vụ khách hàng: 40% doanh nghiệp nói rằng việc giao đơn hàng đúng thời hạn là yếu tố chính quyết định tới trải nghiệm khách hàng. Vì vậy, phải có một mô hình tự động hóa doanh nghiệp chính xác, hoàn chỉnh mới có thể nâng cao trải nghiệm dịch vụ của người tiêu dùng.

5 bước xây dựng phần mềm tự động hóa quy trình làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu tự động hóa doanh nghiệp là gì, doanh nghiệp cần lựa chọn các bước triển khai phù hợp. Ở mỗi ngành nghề, cách thức kinh doanh đặc thù sẽ khiến doanh nghiệp phải vận dụng tự động hóa khác nhau. Ví dụ, các ngành nghề đã có sẵn nền tảng kỹ thuật số như ngành bán lẻ, dịch vụ hay công nghệ sẽ dễ tiếp cận quy trình tự động hóa doanh nghiệp hơn. Hãy tham khảo 5 bước xây dựng tự động hóa cơ bản trong doanh nghiệp dưới đây:
1. Đánh giá thực trạng và xác định mục tiêu
Trước tiên, doanh nghiệp cần đánh giá lại quy trình vận hành hiện tại, tìm ra những lỗ hổng, các công việc hoạt động không hiệu quả hoặc lặp đi lặp lại trong suốt quá trình làm việc. Doanh nghiệp có thể quan sát danh sách việc làm tương ứng với thời gian hoàn thành công việc. Khi đối chiếu với kết quả cuối cùng, doanh nghiệp sẽ tìm ra vị trí của nút thắt. Từ đó, đội ngũ lãnh đạo sẽ hình dung rõ hơn cần thực hiện những công việc gì, sử dụng giải pháp nào để khắc phục những nút thắt, những quy trình và thiết lập mục tiêu cần đạt khi xây dựng triển khai tự động hóa.
2. Xây dựng một quy trình phù hợp
Khi doanh nghiệp có một quy trình bài bản và phù hợp ngay từ những bước đầu, quá trình hoạt động phát triển cũng trở nên bền vững hơn. Do đó, bước tiếp theo của việc xác định công việc cần xây dựng tự động hóa là doanh nghiệp phải xác định mục tiêu, sau đó thiết lập trình tự thực hiện dựa trên nguồn lực và tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. Theo mô hình BPM Life Cycle, thì việc xây dựng 1 quy trình được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Design (Xây dựng quy trình)
Bước 2: Modelling (Mô hình hóa quy trình)
Bước 3: Execution (Kiểm soát quy trình)
Bước 4: Monitoring (Đánh giá hiệu quả)
Bước 5: Optimization (Điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình)

Xem thêm: 5 công cụ tự động hóa quy trình RPA phổ biến
3. Lựa chọn các giải pháp để triển khai
Sau khi đã có quy trình, việc kế tiếp, doanh nghiệp phải chọn ra các giải pháp phù hợp để giải bài toán chuyển đổi số và áp dụng thực tế vào công việc hiện tại trong doanh nghiệp. Công cụ phần mềm hỗ trợ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của quy trình tự động hóa doanh nghiệp. Một phần mềm toàn diện sẽ giúp bạn giao nhiệm vụ, quản lý đa tác vụ cũng như giám sát hiệu suất của nhân viên một cách tổng thể. Các công ty cần đưa ra những tiêu chí đánh giá cụ thể dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn được phần mềm phù hợp.
4. Đào tạo và hướng dẫn nhân viên
Một hệ thống mới luôn cần phải có thời gian để làm quen. Để việc tự động hóa doanh nghiệp đạt được hiệu quả thì điều cơ bản nhất là đội ngũ nhân sự phải có kiến thức để vận hành hệ thống và ý thức về sự quan trọng của hệ thống mới này. Vì nhân viên là những người trực tiếp thực hiện và làm việc hàng ngày theo quy trình tự động. Nhìn chung, nếu một doanh nghiệp mong muốn thay đổi chuyển đổi toàn bộ sang xây dựng tự động hóa thì cần đảm bảo nhận được sự đồng thuận, hợp tác của đội ngũ nhân sự trước khi bắt tay vào ứng dụng công nghệ. Vậy nên, các cuộc họp hay những buổi đào tạo kiến thức, hoạt động truyền thông nội bộ về lợi ích mà tự động hóa quy trình đem là rất cần thiết.
5. Đo lường trước hiệu quả thực hiện
Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng không thể thiếu chính là đánh giá kết quả sau khi triển khai áp dụng công nghệ mới vào trong doanh nghiệp. Đầu tiên, cần kiểm tra khả năng vận hành của mỗi nhân viên trên quy trình làm việc mới. Thứ hai, cần giám sát liên tục những chỉ số nhằm nhận định kịp thời về hiệu quả cũng như cải thiện các điểm còn thiếu sót
IRBOT – Giải pháp tự động hóa quy trình hiệu quả cho doanh nghiệp
Trên thị trường hiện nay, IRBOT – tự động hóa quy trình RPA tự hào là lựa chọn hoàn hảo của các doanh nghiệp, với các tính năng tự động hóa RPA thông minh, quản lý công việc cho phép người đứng đầu quản lý mọi lúc mọi nơi, nhân viên xử lý công việc thuận lợi và nhanh hơn, phát hiện vấn đề tức thời. Nếu bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán tự động hóa quy trình cho doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với IRTECH để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 629 lượt xem