THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Nhìn lại ngành bán lẻ năm 2022 và dự báo tăng trưởng năm 2023

Những chính sách mở cửa, các gói kích cầu cũng như trợ lực cho doanh nghiệp, người tiêu dùng như giảm thuế đã giúp cho doanh nghiệp ngành bán lẻ và nền kinh tế Việt Nam lấy lại cân bằng nhanh chóng. Theo dõi ngay báo cáo cập nhập ngành bán lẻ năm 2022 và dự báo xu hướng kinh doanh ngành bán lẻ 2023! 

NHÌN LẠI NGÀNH BÁN LẺ NĂM 2022 VÀ DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG NĂM 2023

1. Năm 2022 khả quan nhờ nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén

Áp lực leo thang từ tháng 6/2022 khi giá xăng dầu tăng cao kỷ luật. Việc tăng phí thuê nhà và phí giáo dục càng gây thêm áp lực cho người tiêu dùng. Với lạm phát tương đối cao trong giữa năm 2022, chi tiêu cho các sản phẩm tiêu dùng không thiết yếu phần nào bị ảnh hưởng, nhưng vẫn cho thấy mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ. Từ cuối năm, tác động của lạm phát cao đối với chi tiêu cho các sản phẩm tiêu dùng không thiết yếu đã dần trở nên rõ ràng.

Thị trường bán lẻ 2022 khả quan nhờ nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén

Theo e-Conomy SEA, nền kinh tế số ước tính đạt 23 tỷ USD (tăng 28% so với cùng kỳ) vào năm 2022, trong đó GMV thương mại điện tử là 14 tỷ USD (tăng 26% so với cùng kỳ). Xu hướng ứng dụng công nghệ và thương mại điện tử tiếp tục thu hút khách hàng sau đại dịch nhờ sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh. Doanh thu trực tuyến tại Thế Giới Di Động và FPT Retail tăng lần lượt 52% và 39% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2022.

Năm 2022, xuất khẩu suy yếu đã ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng và chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu.

Từ quý IV/2022, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đã chậm lại đáng kể. Các ngành sử dụng nhiều lao động (dệt và may mặc, nuôi trồng thủy sản, gỗ và du lịch) là những ngành đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, xuất khẩu suy yếu đã ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng và chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu.

2. Vùng đất thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp các ngành

2.1 Ngành trang sức

Trong 6 tháng đầu năm 2022, nhu cầu mua vàng tại Việt Nam phục hồi tốt với mức tăng 7,8% so với cùng kỳ, và giá trị tuyệt đối cao hơn những năm trước Covid-19. Sự phục hồi được giải thích do nhu cầu bị dồn nén và nhu cầu mua vàng để tích trữ trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Nhu cầu mua vàng tại Việt Nam tăng trưởng

Doanh số bán lẻ của PNJ tăng gần gấp đôi (tăng 92% so với cùng kỳ), khi công ty mở rộng tệp và chăm sóc khách hàng hiện tại, giành được thêm thị phần. Trong khi nhu cầu vàng trong nửa năm đầu 2022 vượt qua nhu cầu của những năm trước, thì nhu cầu trong quý III/2022 lại giảm nhẹ.

2.2 Ngành y tế

Trong nửa đầu năm 2022, biến thể dịch bắt đầu lan rộng, tác động đến xu hướng mua sắm ở sản phẩm như thuốc, khẩu trang, thiết bị y tế,… điều này giúp các hiệu thuốc tăng trưởng nhanh trên kênh online hơn là kênh truyền thống.

Ngoài ra, vì các hiệu thuốc truyền thống thường không có đủ khả năng thương lượng để đảm bảo đủ hàng tồn kho. Vấn đề thiếu thuốc đã trở thành cơ hội cho các kênh có xu hướng kinh doanh online cạnh tranh từ các hiệu thuốc truyền thống.

Việc mở mới của chuỗi nhà thuốc An Khang và Pharmacity đã chậm lại đáng kể trong nửa cuối năm 2022

Bộ Y tế đã đưa ra thời gian thực hiện kê đơn điện tử, theo đó các nhà thuốc cần ứng dụng công nghệ để kết nối với hệ thống kê đơn điện tử quốc gia. Trong khi các nhà thuốc đã và đang chuyển đổi số thì nhanh chóng thích nghi, nhưng các nhà thuốc truyền thống gặp khó khăn trong việc tuân thủ.

Xem thêm: Xây kênh phân phối riêng với mobile app B2B doanh nghiệp

Việc mở mới của chuỗi nhà thuốc An Khang và Pharmacity đã chậm lại đáng kể trong nửa cuối năm 2022, do nhu cầu về thực phẩm bổ sung và nhu cầu mua thuốc đã giảm bớt. Trong khi đó, Long Châu tiếp tục ráo riết mở các cửa hàng mới, do chuỗi nhà thuốc tập trung nhiều hơn vào thuốc kê đơn và thuốc điều trị các bệnh mãn hình hơn là thực phẩm chức năng hay thuốc điều trị các triệu chứng nhẹ.

2.3 Ngành phân phối và bán lẻ

Kết quả kinh doanh của các chuỗi cửa hàng bách hóa giảm sút so với mức cơ sở cao của năm ngoái, khi các chợ truyền thống ở Hồ Chí Minh đóng cửa. Ngoài ra, trong bối cảnh thu nhập hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế vĩ mô suy yếu, người tiêu dùng đã chuyển thói quen mua sắm từ cửa hàng bách hóa thương mại hiện đại sang chợ truyền thống với giá rẻ hơn.

Xu hướng chuyển đổi trong ngành bán lẻ Việt Nam giai đoạn sau đại dịch có nhiều thay đổi.

Với sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, Thế Giới Di Động đã cơ cấu lại hoạt động của chuỗi Bách Hóa Xanh trong quý II/2022 với các biện pháp như xử lý hàng tồn kho, thay đổi danh mục sản phẩm, cắt giảm chi phí và quy chuẩn hóa mô hình cửa hàng. Thế Giới Di Động có xu hướng kinh doanh ngừng mở mới cửa hàng để tập trung nâng cao hiệu quả. Do đó, doanh thu mảng Bách Hóa Xanh giảm 7% so với cùng kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11/2022.

Biên lợi nhuận gộp ngành bách hóa tại Việt Nam

Doanh thu Winmart giảm 9% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2022 mặc dù Masan tiếp tục mở mới các cửa hàng trong năm 2022. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp của Winmart đã cải thiện lên 22,9% trong 9 tháng đầu năm 2022 từ 19,5% trong 9 tháng đầu năm 2021, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của Bách Hóa Xanh giảm do triển khai các chương trình giảm giá.

Mảng bán lẻ điện thoại di động và điện máy tăng trưởng ổn định từ mức cơ sở thấp của năm ngoái: Trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu của Thế Giới Di Động tăng 27% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu từ điện thoại di động của FPT Retail tăng 32% so với cùng kỳ.

3. Dự đoán thị trường kinh tế năm 2023

Việc hợp nhất thị trường sẽ rõ ràng hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế: Các nền tảng thương mại điện tử thường giảm giá sâu, tạo ra tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong bối cảnh chi phí tăng và nhu cầu yếu, dự báo ngành bán lẻ trực tuyến có thể bị lỗ, do đó mất dần thị phần. Các nhà bán lẻ quy mô nhỏ không tiếp cận được tín dụng ngân hàng cũng có thể bị mất thị phần. Do đó, các nhà bán lẻ có dòng tiền ổn định có thể giành được thị phần.

3.1 Tỷ suất lợi nhuận sụt giảm do xu hướng mua hàng giá trị thấp:

Lạm phát gia tăng sẽ làm tăng chi phí cho các nhà bán lẻ, vì khó có thể chuyển phần chi phí tăng lên sang giá bán cho khách hàng. Người tiêu dùng đang tìm kiếm các đợt giảm giá sâu và xu hướng mua hàng giá rẻ có thể kéo dài đến năm 2023.

Tiêu dùng cho các sản phẩm không thiết yếu sẽ vẫn ảm đạm, ít nhất là cho đến nửa đầu năm 2023

3.2 Chi phí tài chính có thể giảm bớt vào năm 2023:

Thị trường kỳ vọng lãi suất Fed sẽ tăng nhẹ hơn trong năm 2023, vì vậy SSI Research dự báo đồng USD sẽ tăng giá với tốc độ chậm hơn trong 2023. Tương tự, SSI Research dự báo lãi suất trung bình vẫn có thể tăng vào năm 2023, nhưng với tốc độ chậm hơn (khoảng 50-100 điểm cơ bản vào năm 2023 so với 200-300 điểm cơ bản vào năm 2022).

SSI Research dự báo đồng USD sẽ tăng giá với tốc độ chậm hơn trong 2023

Tuy nhiên, các nhà bán lẻ có thể xu hướng kinh doanh tích trữ ít hàng tồn kho hơn do dự đoán nhu cầu yếu – điều này sẽ giúp giảm áp lực lên chi phí lãi vay. Do đó, tổng chi phí tài chính của các nhà bán lẻ có thể sẽ giảm, giả định kế hoạch mở mới thận trọng trong năm 2023.

Xem thêm: Trợ lý toàn năng cho doanh nghiệp phân phối bán lẻ 

3.3 Tăng vốn là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt trong bối cảnh chi phí vay tăng cao:

Thế Giới Di Động hoãn thực hiện tăng vốn cho công ty mảng bách hóa từ quý 1 năm 2023 sang quý 3 năm 2023. Việc phát hành cổ phiếu thành công sẽ giúp công ty giảm bớt áp lực về chi phí tài chính.

Nhiều dự báo cho rằng tăng trưởng lợi nhuận có thể âm trong 6 tháng đầu năm 2023 đối với các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động và điện máy, SSI Research tin rằng có thể có cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu trong thời kỳ giá thấp trước khi lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận dương trong nửa cuối năm 2023.

4. Kỳ vọng cơ hội mở ra cho doanh nghiệp các ngành 

Tiêu dùng cho các sản phẩm không thiết yếu sẽ vẫn ảm đạm, ít nhất là cho đến nửa đầu năm 2023 do những khó khăn về kinh tế vĩ mô. Trong nửa đầu năm 2023, SSI Research cho rằng giá điện, chi phí y tế và học phí sẽ tăng lên. Thuế GTGT tăng lên 10% (từ mức hiện tại là 8%) kể từ ngày 1/1/2023. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng.

Dự báo ngành bán lẻ cho doanh nghiệp các ngành

Trong kịch bản cơ sở, SSI Research giả định lạm phát sẽ đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 và sau đó sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm. SSI Research dự báo ngành bán lẻ cho điện thoại & điện máy sẽ giảm 10% so với cùng kỳ và nhu cầu tiêu thụ vàng sẽ không thay đổi vào năm 2023, với mức chi tiêu thấp cho đến nửa đầu năm 2023, sau đó dần phục hồi từ nửa cuối năm 2023.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một đối tác cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, ứng dụng app B2B phân phối phù hợp với các doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp B2B, liên hệ ngay hoặc gọi 0868 004 626 để được hỗ trợ tư vấn từ đội ngũ chuyên viên IRTech. 

Cre: Hà Kiền Lâm – Vietnam Market Report & Research by CTO Vietnam Network

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Doanh nghiệp làm gì để tồn tại trong bối cảnh hiện nay?

Đại dịch COVID – 19 đang làm thay đổi thế giới, tác động tiêu cực trực tiếp tới kinh tế và thương mại quốc tế. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần khẩn trương chuẩn bị các chính sách và giải pháp phù hợp để hòa nhập xu hướng chuyển đổi số Việt Nam hiện nay. Xem thêm
Blog Figure

Cảng Đà Nẵng thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao năng lực khai thác dịch vụ

Cảng Đà Nẵng (DNP) là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam, thành lập từ năm 1901 và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Hiện tại, Cảng Đà Nẵng bao gồm khu cảng chính là xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty thành viên, sở hữu gần 1.700m cầu bến với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 70.000 DWT, tàu container lên đến 4.000 Teus và tàu khách lên đến 170.000 GT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và hệ thống kho bãi hiện đại. Xem thêm
Blog Figure

Đâu là chìa khóa tăng trưởng của đế chế UNIQLO?

Là ngọn cờ đầu của thời trang nhanh đến từ Nhật Bản, Uniqlo đã thành công trong việc xây dựng đế chế và khởi đầu công cuộc chuyển đổi số doanh nghiệp, đến nay đã có thể cạnh tranh ngang hàng với Zara,  H&M. Vậy đâu là chìa khóa tăng trưởng thần tốc của Uniqlo? Xem thêm
Blog Figure

Nắm bắt kịp thời 4 xu hướng tác động đến thị trường logistics năm 2024

Ngành logistics đang trải qua giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ với sự bùng nổ của công nghệ. Các doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng mới nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh. Bài viết này sẽ điểm qua 4 xu hướng chính sẽ định hình thị trường logistics năm 2024, cùng với những giải pháp cho doanh nghiệp logistics. Xem thêm
Blog Figure

Doanh nghiệp Đá Duy Nam – Hành trình hội nhập công nghệ 4.0

Từ khi có mobile app doanh nghiệp IRTECH, việc kết nối với khách hàng trở nên dễ dàng hơn, quy trình đơn giản, cả việc chính xác hơn ở khâu số liệu và giấy tờ không còn là bài toán khó nữa. Anh rất vui khi hạn chế thất thoát được các nguồn thu Xem thêm
Blog Figure

Top 3 kênh phân phối hiện đại cho doanh nghiệp

Khởi tạo một hệ thống phân phối đã khó, quản lý và duy trì để hệ thống tăng trưởng càng khó hơn. Kênh phân phối chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng trưởng, giảm thiểu chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những kênh phân phối hiện đại phổ biến hiện nay nhé!  Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!