Giải pháp nào cho doanh nghiệp phân phối muốn mở rộng kênh trực tuyến?
Nội dung bài viết
- Chiến lược giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội trong kênh bán hàng online
- 1. Dự đoán thương mại điện tử Việt Nam quý 1 và quý 2/2024: Khi bom nổ chậm đã bắt đầu nổ!
- 2. Sự Tăng Trưởng Của Thương Mại Điện Tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp phân phối
- 3. Tăng trưởng phân phối, mở rộng kênh với ứng dụng chuyển đổi số toàn diện
Năm 2024 được dự báo sẽ là năm tiếp tục bùng nổ của thương mại điện tử. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc cơ hội tăng trưởng dành cho tất cả doanh nghiệp. Việc dự báo và nắm bắt những xu hướng mới sẽ là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối online thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng mục tiêu. Cùng IRTech tham khảo nhé!
Chiến lược giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội trong kênh bán hàng online
Những thách thức tới từ doanh nghiệp và thách thức bên ngoài thị trường này đã đặt ra vấn đề đòi hỏi doanh nghiệp cần phải ứng dụng phần mềm công nghệ, chuyển đổi số để tối ưu hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh. Dậm chân tại chỗ với hệ thống phân phối không ra được hàng, tồn đọng trong nhiều khâu sẽ khiến doanh nghiệp gặp áp lực và ôm nhau cùng chết trong phương thức cũ!
1. Dự đoán thương mại điện tử Việt Nam quý 1 và quý 2/2024: Khi bom nổ chậm đã bắt đầu nổ!
Thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn 10 năm phát triển rực rỡ. Từ những ngày khái niệm “thương mại điện tử” còn khá xa lạ với người tiêu dùng thì trong những năm qua Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16-30%/năm. Sang năm 2024 thương mại điện tử dự kiến tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 18-20%/năm.
Nhìn vào tình hình thực tại, đầu quý 1, 2/2024 chắc chắn phần lớn nhãn hàng từ quốc tế đến nội địa Việt Nam sẽ rơi vào các tình thế:
- Hàng tồn trong kho và ngoài thị trường ở các kênh phân phối lớn (Do quý 4/2023 và tháng 1/2024 nhãn hàng thường triển khai chương trình để mở rộng hệ thống phân phối nhập số lượng lớn & lô hàng sản xuất trước theo lịch từ phía nhà máy về)
- Hàng không ra được thị trường do nhiều yếu tố khách quan như lạm phát, suy thoái, người dân giảm thu nhập và thắt chặt chi tiêu, kênh marketing giảm hiệu quả tiếp cận sâu. Đặc biệt, mô hình doanh nghiệp kinh doanh cũ không còn hiệu quả như trước, điển hình là mô hình phân phối truyền thống.
- Cạnh tranh mạnh mẽ từ hàng loạt nhãn hàng mới, kênh marketing mới tăng trưởng mạnh mẽ với sản phẩm tương tự nhưng phân khúc giá thấp hơn và chiếm lĩnh thị phần nhiều hơn. Đơn cử là sự bùng nổ của kênh bán TikTok Shop và livestream kết hợp sàn thương mại điện tử.
- Cơn bão điên cuồng phá giá từ các doanh nghiệp đến các nhà bán lẻ, xả hàng để thu hồi vốn, sự rút lui từ nhiều nhãn hàng,… ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước những áp lực đó nhiều nhãn hàng đã đang và sẽ cắm đầu lao vào cuộc chiến phải thay đổi. Tự cứu lấy mình trước khi hệ thống phân phối cũ dậm chân tại chỗ, nhiều doanh nghiệp tập trung giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp. Phát triển mở rộng kênh phân phối trực tiếp lẫn trực tuyến ở các nền tảng mới mà không xung đột với hệ thống phân phối., thậm chí còn giúp họ bán ra hàng.
2. Sự Tăng Trưởng Của Thương Mại Điện Tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp phân phối
Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 8 do Google công bố, Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á năm thứ hai liên tiếp và dự kiến sẽ giữ vị trí này cho đến năm 2025. Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt 49 tỷ USD ( xấp xỉ 1.212 nghìn tỷ đồng) vào năm 2025.
Tuy nhiên, sự phát triển kênh bán hàng trực tuyến đồng thời tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt, khiến các doanh nghiệp truyền thống phải đối mặt với áp lực từ các đối thủ trực tuyến.
- Thứ nhất, sự thuận tiện và đa dạng của mua sắm trực tuyến khiến người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn các tùy chọn mua sắm khác nhau, làm giảm lượng khách hàng trung thành với các cửa hàng truyền thống.
- Thứ hai, mô hình phân phối truyền thống thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Quy trình phân phối cũng có thể trở nên không linh hoạt và chi phí cao hơn so với các mô hình trực tuyến.
Tuy thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn có cơ hội cho các doanh nghiệp tích hợp kênh bán trực tiếp mở rộng kênh phân phối online để thu hút và giữ chân khách hàng. Việc ứng dụng giải pháp chuyển đổi số là xu hướng chung của tất cả các doanh nghiệp nhằm tăng tốc và bắt kịp thị trường. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt những thông tin và yêu cầu của khách hàng về sản phẩm mà còn quản trị kênh phân phối giúp cho hoạt động quản lý được dễ dàng và đạt hiệu quả trên các kênh.
3. Tăng trưởng phân phối, mở rộng kênh với ứng dụng chuyển đổi số toàn diện
Việc ứng dụng giải pháp chuyển đổi số là xu hướng chung của tất cả các doanh nghiệp nhằm tăng tốc chuyển đổi số, bắt kịp thị trường. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt những thông tin và yêu cầu của khách hàng về sản phẩm mà còn quản trị kênh phân phối giúp cho hoạt động quản lý được dễ dàng và đạt hiệu quả trên các kênh.
3.1 Tự động hóa công nghệ RPA xử lý đồng bộ đơn hàng, hóa đơn với IRBOT
Giải pháp IRBOT với công nghệ RPA, một phần mềm tự động cho sản xuất phân phối, sẽ là một “trợ lý đắc lực” cho bạn. Với những khả năng đặc biệt như: đồng bộ thông tin tự động giữa các hệ thống; xuất hóa đơn tự động; xử lý và đồng bộ hóa đơn/thông tin sản phẩm từ hệ thống quản lý phân phối (DMS) của nhãn hàng lên bất cứ phần mềm kế toán nào,..
Ứng dụng công nghệ RPA, nguồn lực nhân sự sẽ tập trung vào giải quyết những công việc cần sự suy xét và ra quyết định, các công việc còn lại robot có thể thực hiện trong suốt 24/24 giờ, không có lỗi sai do thao tác, xử lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác. Công nghệ RPA giúp giảm hơn 80% khối lượng công việc của nhân sự vận hành; tăng tốc độ xử lý gấp 30 lần với tỷ lệ sai sót gần như bằng 0.
3.2 Xây kênh phân phối riêng với website và mobile app bán hàng, chăm sóc khách hàng
Đầu tư app bán hàng phân phối đang là chiến lược cạnh tranh và mở rộng kinh doanh online thu về hiệu quả, tăng trưởng rõ rệt. Chỉ với một ứng dụng mobile app B2B phân phối, khách hàng của bạn đã có thể lướt xem các sản phẩm, đặt hàng, thanh toán, đánh giá, tận hưởng ưu đãi và tạo ra doanh thu trên chính ứng dụng riêng của doanh nghiệp.
Mobile app doanh nghiệp với bộ tính năng hỗ trợ đắc lực trong quản lý, bán hàng giải quyết bài toán tăng doanh thu, giảm chi phí hiệu quả. Ngoài mobile app doanh nghiệp bán hàng giúp khách hàng chủ động đặt mua. Doanh nghiệp sở hữu website quản lý giúp theo dõi điểm bán, đầu mối theo khu vực, tình hình kinh doanh 24/7 với dữ liệu được tính toán tự động và bảo mật tuyệt đối.
Kết hợp giữa IRBOT tự động hóa quy trình và mobile app bán hàng có thể dễ dàng bán hàng trên nhiều khu vực thay vì phải mở cửa hàng ở các địa phương. Khai thác nhiều lợi thế hơn khi tối ưu hoạt động chăm sóc khách cũ và nhân sự có nhiều thời gian tập trung công việc chính. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp dễ dàng quản lý danh mục hàng hóa, nhân viên sale theo từng khu vực và đo lường dữ liệu kinh doanh cập nhập liên tục.
Với doanh nghiệp lớn có chi nhánh và nhà phân phối, bán buôn cùng tham gia vào hệ thống, khi ấy đòi hỏi cấu hình cây đơn vị của phần mềm phải có phân quyền rõ ràng, đảm bảo tính bảo mật thông tin giữa các chi nhánh, phân phối. Tại công ty phần mềm công nghệ IRTECH, chúng tôi tin rằng một chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp tinh gọn sẽ giúp các doanh nghiệp giải được bài toán khó với mức chi phí hợp lý, hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ tư vấn miễn phí!
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 195 lượt xem