Nắm bắt thị trường 2023 – 2024, lối đi tắt nào cho doanh nghiệp Việt?
Nội dung bài viết
Những thay đổi trong hành vi mua sắm, sự ảnh hưởng của nền kinh tế đã buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để bắt kịp với xu hướng kinh doanh 2023 – 2024. Tuy nhiên, không phải ở bất cứ lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng dễ dàng khai thác triệt để tệp khách riêng của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp cập nhập xu hướng nổi bật của người tiêu dùng vào cuối năm 2023 – 2024.
Khám phá xu hướng tiêu dùng và nắm bắt thị trường của Việt Nam 2023 – 2024
Thị trường Việt Nam không nằm ngoài những ảnh hưởng từ biến động kinh tế toàn cầu. Năm 2023 là thời điểm kinh tế Việt Nam bị hạn chế do suy thoái toàn cầu, tăng trưởng thương mại chậm lại, lạm phát tăng cao. Đặc biệt, hầu hết người tiêu dùng gửi tiết kiệm thay vì mạnh tay chi tiêu. Để tăng trưởng và chiếm thế ưu tiên trước đối thủ cùng phân khúc, doanh nghiệp tất yếu phải ứng dụng công nghệ chuyển đổi số với những nước đi mới khi mà phương thức truyền thống không còn hiệu quả.
1. Tổng quan tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2023
Việt Nam tăng trưởng GDP trong quý 2 năm 2023 tăng 4,41%. Nhìn chung, tình hình kinh tế trong nửa đầu năm 2023, phản ánh sự thay đổi phức tạp của các yếu tố trong nước như: giá bán hàng hóa, hành vi mua sắm, thay đổi thói quen hành vi tiêu dùng,… Cụ thể, tuy lạm phát được duy trì ổn định nhưng các biến động trong giá cả vẫn ảnh hưởng đến sự tiêu dùng và quyết định đầu tư của người dân và doanh nghiệp.
Đóng góp vào sự thúc đẩy nền kinh tế, phải kể đến nhu cầu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước chiếm 55% GDP. Theo báo cáo của Cimigo, nhu cầu của người tiêu dùng năm 2022 tăng mạnh 15% so với năm 2019.
Trong báo cáo của ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam bước vào nửa cuối năm với những kỳ vọng tích cực hơn, dự báo đạt 7% GDP so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc đạt mức tăng trưởng 7% không dễ dàng. Bởi, vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời lạm phát vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng đến việc duy trì tăng trưởng dự kiến.
2. Xu hướng thị trường trong nửa cuối năm 2023
Những dịp mua sắm cao điểm cuối năm ở Việt Nam là một cuộc chạy đua cùng các nhãn hàng với hàng loạt sự kiện liên tục: Bắt đầu từ tháng 10 đến Tết dương lịch, Tết nguyên đán và Valentine (2024). Trong nửa cuối năm 2023, xu hướng thị trường ở Việt Nam mang những nét đặc trưng.
2.1 Thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh
Sự hấp dẫn từ những video lồng ghép nội dung bán hàng, những phiên livestream đầy ưu đãi thực sự là vũ khí hạng nặng cho các doanh nghiệp. Nếu muốn chiếm thế thượng phong, mở rộng kênh bán online cung cấp trải nghiệm tốt là điều tất yếu. Đây chính là cơ hội thúc đẩy doanh số, và chiến lược kinh doanh tiếp cận với tệp khách tiềm năng mà không bị giới hạn.
Xem thêm: Top 6 xu hướng thương mại điện tử tăng trưởng kinh doanh 2023 – 2024
2.2 Influencers chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”
Việc hợp tác được với những người nổi tiếng có mức độ ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (macro-influencers) sẽ đảm bảo khả năng thành công cho một chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, mức chi phí quá lớn đôi khi là một rào cản quá lớn khiến nhiều doanh nghiệp e ngại.
2.3 Bán hàng đa kênh
Khách hàng sẽ tiếp tục tương tác với các thương hiệu giữ tạo ra những trải nghiệm nhất quán và liền mạch cho họ. Theo một báo cáo từ SoftTek, các công ty thực hiện chiến lược đa kênh Omni-channel có thể giữ chân được tới 89% khách hàng. Trong khi đó, những công ty có hệ thống omni-channel yếu hơn chỉ có khả năng giữ lại khoảng 33% khách hàng.
2.4 Tiềm năng của AI và VR
Sự xuất hiện của Chat GPT đã cho thấy AI đã trở nên mạnh mẽ như thế nào. Nó ngày càng có khả năng bắt chước con người và tái tạo khả năng của chúng ta trong mọi thứ, từ viết lách đến lập trình. Trong khi đó, VR cho phép doanh nghiệp tạo ra một số trải nghiệm ảo hấp dẫn nhất hiện nay. Hình ảnh và tương tác trở nên phức tạp và chân thực hơn trong không gian ảo.
2.5 Doanh nghiệp xây dựng App kinh doanh riêng, sở hữu tệp khách tiềm năng
Không còn loay hoay giữa cuộc đua giá, hay gồng mình giữa hàng loạt chi phí từ bên thứ ba, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phát triển kinh doanh thương mại điện tử với mobile app kinh doanh, dễ dàng mở rộng mà không phụ thuộc bất kỳ bên nào. Đặc biệt tăng trưởng 30% doanh thu và giảm chi phí mở rộng đội sale, dễ dàng quản lý các cửa hàng, đại lý trên toàn quốc chỉ với một ứng dụng mobile app được viết app theo yêu cầu.
3. Những yếu tố thúc đẩy hành vi mua sắm của người tiêu dùng
Tăng trưởng GDP và sự phục hồi của các ngành chủ chốt như: bán lẻ, tiêu dùng nhanh, ngành hàng chăm sóc cá nhân, chăm sóc nhà cửa,… tạo ra sự tin tưởng và an tâm cho hành vi tiêu dùng tương lai. Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, ưa chuộng các ưu đãi, thúc đẩy hoạt động mua sắm và tạo động lực cho kinh tế nội địa.
3.1 Tập trung vào lối sống lành mạnh
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thể hiện rõ hơn việc quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Họ chú ý nhiều hơn đến các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và thay đổi cách nấu ăn để có chế độ ăn uống lành mạnh. 49% đã sử dụng thực phẩm chức năng hoặc phương thuốc cổ truyền trong tháng trước để hỗ trợ sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh mãn tính, cụ thể là; vitamin tổng hợp, sản phẩm y học cổ truyền, khoáng chất và bổ sung collagen.
3.2 Mua sắm thông minh
Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông thái hơn trong việc mua sắm thông qua hành động so sánh giá cả, tìm hiểu thông tin sản phẩm qua đa kênh và đánh giá từ người tiêu dùng khác. Điều này thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số và tạo ra sự thúc đẩy cho việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
3.3 Thanh toán tiện lợi
Hơn 60% người tiêu dùng ưa chuộng thanh toán trực tuyến mà không cần tiền mặt, đôi khi lại được hưởng các ưu đãi từ ngân hàng hay các đơn vị ví điện tử. Cũng bởi, khách hàng có thể mua hàng dễ dàng ở bất kỳ thời điểm nào chỉ với tính năng thanh toán trực tuyến trên một 1 ứng dụng. Việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số nhằm mang đến trải nghiệm tiện lợi và liền mạch cho người dùng, đây được xem là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp giữ chân khách hàng trung thành.
3.4 Chất lượng hơn số lượng
Hơn cả giá cả, khách hàng có xu hướng lựa chọn dịch vụ chất lượng tốt, sản phẩm có nguồn gốc và sẵn sàng tẩy chay thương hiệu thiếu uy tín. Hầu hết thế hệ gen X, Y thường bị ảnh hưởng bởi hình ảnh người nổi tiếng, ưa chuộng sản phẩm người thật việc thật. Họ tìm đến những sản phẩm được đánh giá tích cực, với chất lượng tốt và trong tầm giá họ có thể chi trả.
Năm 2023 là năm đầy thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp. Để phát triển và cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần đón đầu xu hướng kinh doanh 2023 – 2024. Thấu hiểu hành vi và nắm bắt xu hướng thị trường là điều cốt lõi để chạm đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc đầu tư sớm để tìm hiểu hành vi tiêu dùng, xây dựng lòng trung thành với từng thế hệ sẽ mang lại cho thương hiệu quả ngọt.
Nếu bạn cần tư vấn triển khai công nghệ chuyển đổi số doanh nghiệp phù hợp và tìm hiểu công ty viết app theo yêu cầu phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hãy gọi 0868004626 (Ms. Hằng) để được hỗ trợ tư vấn với báo giá tốt nhất!
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 392 lượt xem