Top 6 xu hướng thương mại điện tử tăng trưởng kinh doanh 2023 – 2024
Nội dung bài viết
- Xu hướng thương mại điện tử tiêu điểm trong năm 2023 – 2024
- 1. Omnichannel – Mô hình bán hàng đa kênh hiệu quả trong thời đại số
- 2. Doanh nghiệp xây dựng App kinh doanh B2B, B2C riêng biệt
- 3. Bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội
- 4. Bán hàng kết hợp giải trí
- 5. Ứng dụng công nghệ AI
- 6. Sử dụng KOL/ KOC để quảng bá sản phẩm, dịch vụ
Mở rộng kinh doanh thương mại điện tử, tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ,… đã và đang là cơ hội của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết lựa chọn đúng kênh, quản lý đúng cách, và hiểu rõ được sự thay đổi tiêu dùng. Hãy cùng IRTech nắm bắt các xu hướng nổi bật của thương mại điện tử trong tương lai!
Xu hướng thương mại điện tử tiêu điểm trong năm 2023 – 2024
Hơn cả giá cả, khách hàng có xu hướng lựa chọn dịch vụ tốt, kênh bán online hoặc offline phù hợp với nhu cầu mua sắm của bản thân. Tận dụng từ mọi điểm chạm trên hành trình mua sắm các kênh, từ thói quen, sở thích, lịch sử hay lượt tìm kiếm,… tất tần tật sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng kinh doanh thích hợp và giành vị trí nổi bật trong lòng khách hàng.
1. Omnichannel – Mô hình bán hàng đa kênh hiệu quả trong thời đại số
Mô hình Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh như website thương mại điện tử, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, chuỗi cửa hàng, đại lý phân phối,v.v nhưng hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý.
Khoảng 73% người tiêu dùng thương mại điện tử cho biết họ tiếp cận đa kênh trong suốt hành trình trải nghiệm. Ví dụ như sau khi mua sắm tại cửa hàng, người mua tiếp tục theo dõi website, các trang mạng xã hội, gian hàng trên sàn thương mại điện tử của thương hiệu.
Xem thêm: Omnichannel – mô hình thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp bán lẻ
2. Doanh nghiệp xây dựng App kinh doanh B2B, B2C riêng biệt
Các doanh nghiệp cũng đang đầu tư công nghệ chuyển đối xây dựng lợi thế trên lối đi riêng của doanh nghiệp. Không còn loay hoay giữa cuộc đua giá, hay gồng mình giữa hàng loạt chi phí từ bên thứ ba, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phát triển kinh doanh thương mại điện tử với mobile app kinh doanh, dễ dàng mở rộng mà không phụ thuộc bất kỳ bên nào. Chỉ với một ứng dụng mobile app kinh doanh và website thương mại điện tử, khách hàng của bạn đã có thể lướt xem các sản phẩm, đặt hàng, thanh toán, đánh giá, tận hưởng ưu đãi và tạo ra doanh thu trên chính ứng dụng riêng của doanh nghiệp.
3. Bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội
Social Commerce là quá trình doanh nghiệp sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube, Zalo,v.v làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ trực tuyến. Nói cách khác, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và eCommerce (Thương mại điện tử).
Nếu trước đây các thương hiệu sử dụng mạng xã hội để tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng, thì ngày nay doanh nghiệp xu hướng kinh doanh thương mại điện tử gia tăng doanh số bán hàng bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp thông qua các trang mạng xã hội.
4. Bán hàng kết hợp giải trí
Hình thức mua sắm kết hợp giải trí, được triển khai như một phần của chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu, từ đó kích cầu mua sắm. Một số ứng dụng phổ biến của xu hướng Shoppertainment trong thực tế phải kể đến bao gồm:
- Live Selling: Bán hàng livestream.
- Shoppable Video: Mua sắm trực tiếp tại video.
- Gamification: Trò chơi điện tử ứng dụng hoá.
Với mô hình bán lẻ trực tiếp đến tay người dùng thông qua các video ngắn, livestream từ KOL, KOC có sức ảnh hưởng luôn mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Theo thống kê, đã có 89% người dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok. Điều này buộc các thương hiệu phải nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó bằng cách biến trải nghiệm mua sắm thông thường thành trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí, tương tác và kết nối xã hội.
5. Ứng dụng công nghệ AI
Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, Chatbots sẽ như là những nhân viên bán hàng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng 24/7. Điều này giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách về địa lý và múi giờ, giúp quá trình tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng diễn ra hiệu quả không gián đoạn.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không chỉ sử dụng AI như là một phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp để thu thập dữ liệu khách hàng mà còn sử dụng tạo nội dung và đề xuất phù hợp cho từng nhóm khách hàng cụ thể. AI có thể dự đoán hành vi mua hàng dựa trên lịch sử tìm kiếm và duyệt web của người dùng, khi dữ liệu được cung cấp một cách hợp pháp.
6. Sử dụng KOL/ KOC để quảng bá sản phẩm, dịch vụ
Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và mạng xã hội, KOL/KOC đã thổi vào các chiến dịch Marketing một làn gió mới mẻ và độc đáo. KOL sẽ phù hợp với các thương hiệu trung và cao cấp, trong khi đó KOC sẽ phù hợp với các thương hiệu từ bình dân đến trung cấp. Nếu KOL được sử dụng để chọn đại sứ thương hiệu, gương mặt đại diện mùa lễ hay các chiến dịch ra mắt sản phẩm thì KOL được dùng để thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian ngắn hay điều hướng khách hàng về website, sàn thương mại điện tử.
Ngoài các yếu tố như gia tăng chất lượng sản phẩm, trải nghiệm người dùng, chính sách chăm sóc khách lâu dài,… thì việc lựa chọn kênh bán hàng hiệu quả là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp tăng tốc, bắt kịp thị trường.
Nếu bạn cần tư vấn triển khai công nghệ chuyển đổi số doanh nghiệp phù hợp và tìm hiểu công ty thiết kế mobile app phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hãy gọi 0903161871 (Mr. Bình) để được hỗ trợ tư vấn công nghệ phù hợp với báo giá tốt nhất!
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 451 lượt xem