THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Phân biệt nhanh số hóa và chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Với ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, doanh nghiệp đang gấp rút chạy đua trong xu hướng chuyển đổi số nhằm thúc đẩy năng suất hiệu quả cũng như sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp vẫn đang lúng túng trong việc phân biệt số hóa và chuyển đối số.

Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp 

Nhận biết nhanh số hóa và chuyển đổi số, quy trình chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp

1. Số hóa là gì?

Số hóa đang là một thuật ngữ khá phổ biến và được được định nghĩa chung là quá trình đổi mới từ cách thức truyền thống sang hệ thống kỹ thuật số. 

Số hóa và chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Trên thực tế, số hóa hình thức chính là: số hóa tài liệu (Digitization) và số hóa quy trình (Digitalization).

  • Số hóa dữ liệu (Digitization

Số hóa dữ liệu là hình thức chuyển đổi các dạng tài liệu truyền thống: chữ viết tay, bản in, hình ảnh,… sang định dạng kỹ thuật số. Sau khi được số hóa, tài liệu sẽ dễ dàng lưu trữ và quản lý hơn.

Ví dụ: Scan hồ sơ, chứng từ dạng giấy sang dạng tài liệu kỹ thuật số (như PDF, PNG, …). Sau đó doanh nghiệp có thể sử dụng các file kỹ thuật số này cho các mục đích khác.

Xem thêm: Chuyển đổi số doanh nghiệp thời ‘cá nhanh nuốt cá chậm’

  • Số hóa quy trình (Digitalization)

Theo Gartner định nghĩa, số hóa (Digitalization) là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi mô hình kinh doanh và cung cấp các cơ hội nhằm tạo doanh thu và giá trị mới; đó là quá trình chuyển sang doanh nghiệp kỹ thuật số. 

Ví dụ: Sau khi số hóa dữ liệu từ dạng giấy sang dạng PDF, bản PDF này sẽ được lưu trữ trên hệ thống công ty và được chuyển đến nhanh chóng cho các phòng ban liên quan.

 Có thể nói rằng, số hóa dữ liệu là bước đệm hướng tới số hóa quy trình.

2. Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) được nhiều doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi nhằm: Tăng tốc độ mở rộng thị trường, tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất nhân viên,…

Chuyển đổi số doanh nghiệp đang được trải rộng trên khắp các lĩnh vực khác nhau như: bán lẻ, tài chính, chăm sóc sức khỏe, … Tất cả đều đang khởi động rất mạnh mẽ.

Chuyển đổi số ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực

Chuyển đổi số là gì?

“Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.” – Theo Microsoft

Theo IRTECH Việt Nam: Chuyển đổi số (Digital Transformation) là thay đổi mô hình và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách ứng dụng công nghệ thông minh phù hợp; đồng thời, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững của Doanh Nghiệp. 

Ví dụ: Coca cola sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để phát minh lại máy bán hàng tự động, khách hàng có thể mua coca và các loại nước ngọt khác từ máy bán hàng tự động bằng ứng dụng khách hàng thân thiết của Coca Cola, Coke On, thay vì nhập tiền trực tiếp vào máy. Từ đó, công ty có thể phân tích hiệu quả hơn dữ liệu hành vi của khách hàng do ứng dụng này tạo ra, đồng thời sử dụng những thông tin chi tiết đó, tinh chỉnh cách tiếp cận của mình đối với nơi đặt máy bán hàng tự động.

Xem thêm: Chuyển đổi số – giải pháp tăng tốc và phát triển doanh nghiệp

3. Phân biệt số hóa và chuyển đổi số 

Ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số và số hóa giống nhau là đều áp dụng công nghệ, kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Thông qua việc thay đổi quy mô, cách thức vận hành của doanh nghiệp.

Khác nhau: 

Số hóa dữ liệuSố hóa quy trìnhChuyển đổi số
– Chuyển đổi dữ liệu sang định dạng kỹ thuật số.  
– Bản thân dữ liệu không bị thay đổi, nó chỉ được mã hóa ở định dạng kỹ thuật số. 
– Dữ liệu số hóa được sử dụng để tự động hóa các quy trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn.  
Ví dụ:  Chuyển đổi dữ liệu từ dạng giấy sang PDF.
– Chuyển đổi hình thức kinh doanh sang hình thức kỹ thuật số.
– Tận dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số để chuyển đổi hoàn toàn quy trình kinh doanh 
– Nắm lấy khả năng của công nghệ kỹ thuật số để thu thập dữ liệu, thiết lập xu hướng và đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn
Ví dụ: Tự động hóa quá trình báo cáo, thu thập và phân tích dữ liệu giúp giảm giấy tờ, thủ tục.
– Tận dụng dữ liệu và quy trình được số hóa để chuyển đổi mô hình kinh doanh của bạn sang mô hình kỹ thuật số.
– Ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số để biến đổi các quy trình của doanh nghiệp
– Tìm cách tối ưu hóa các quy trình hoặc dữ liệu thông qua việc đánh giá, tái cấu trúc, có thể thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Ví dụ:  Sử dụng dữ liệu chuyển đổi đó để phân tích, thay đổi quy trình vận hành, đưa ra những chiến lược, mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

Vì vậy, để tránh được sự thất bại trong công cuộc chuyển đổi số, chủ doanh nghiệp cần phải phân biệt rõ ràng hai khái niệm này.

4. Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp: 

Bước 1: Đánh giá và xác định mục tiêu chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Nhìn nhận là đánh giá về mọi mặt như nhân lực, tài chính, công nghệ,văn hóa,… của doanh nghiệp để xác định được mức độ sẵn sàng chuyển đổi số.

Làm rõ câu trả lời cho những câu hỏi: Công ty sẽ thích nghi được với sự thay đổi hay không? Mức độ thích nghi như thế nào?  Công ty cần làm gì để nâng cao mức độ thích nghi? 

Xem thêm: Thúc đẩy doanh số, quản lý hiệu quả với app doanh nghiệp

Bước 2: Lập kế hoạch và chiến lược thực hiện

Doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch cụ thể về công việc, thời gian, kết quả… Việc xây dựng kế hoạch càng chi tiết, chu đáo, càng dễ dàng thực hiện và bám sát. Khi đã có một kế hoạch cụ thể, doanh nghiệp cần xác định chiến lược hiện thực hóa những mục tiêu đã đặt ra một cách tốt nhất. 

Bước 3: Số hóa các tài liệu, quy trình

Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Nên chuyển hóa tất cả tài liệu giấy thành định dạng kỹ thuật số và có thể lưu trữ tài liệu trên Cloud. Bước này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý, tìm kiếm và tăng độ bảo mật của tài liệu. 

Quy trình gồm 2 phần: quy trình nội bộ doanh nghiệp và quy trình làm việc với khách hàng.Các quy trình này nên được chuyển đổi số hóa dần để việc chuyển đổi số hiệu quả

Bước 4: Chuẩn bị đội ngũ nhân lực 

Nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn chắc chắn và tư tưởng mở, luôn sẵn sàng thay đổi. Đồng thời, nhân viên trong doanh nghiệp cũng cần được đào tạo cách làm việc khoa học, hiệu quả và linh hoạt để có thể thích ứng được với chuyển đổi số. 

Ngoài ra, môi trường làm việc và văn hóa làm việc của doanh nghiệp phải phù hợp, cởi mở để dễ dàng áp dụng chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả làm việc.

Xem thêm: Mobile app doanh nghiệp – Giải pháp số hóa bền vững IRTECH

Bước 5: Áp dụng công nghệ mới, cải tiến

Trong bối cảnh hiện nay, các nền tảng công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số ngày càng nhiều và tối ưu hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp nên chú trọng trong việc xem xét, tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp và có hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của mình. 

Bước 6: Đánh giá và cải thiện

Sau khi thực hiện 5 bước trên, doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá lại quá trình và kết quả của nó. Việc đánh giá này phải trả lời được các câu hỏi: cách chuyển đổi hóa có đang đem lại thay đổi tích cực cho doanh nghiệp và khách hàng hay không? Kết quả có đạt được như  kế hoạch đã đề ra hay không? Cần thay đổi hay cải thiện điểm nào để nâng cao? Từ đó, doanh nghiệp sẽ vạch ra những việc cần làm để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Mỗi doanh nghiệp, mỗi thách thức, hãy để IRTECH đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững.

Đăng ký ngay để được đội ngũ IRTECH hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Chuyển đổi số tại SMEs Việt, thực trạng và xu hướng công nghệ 2022

Xu hướng chuyển đổi số đang phát triển rộng khắp và là vấn đề cấp thiết của mọi doanh nghiệp. Vậy tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tiềm lực ít và khả năng đầu tư vào công nghệ chưa cao, họ đang làm gì để thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp nhằm thích ứng với xu hướng phát triển của thế giới và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cùng IRTECH tìm hiểu nhé! Xem thêm
Blog Figure

Đón đầu xu hướng quản trị doanh nghiệp đột phá năm 2022

Bài toán tăng trưởng luôn là thách thức lớn với các doanh nghiệp ở tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Việc nắm bắt xu hướng quản trị doanh nghiệp giúp khai thác tiềm năng doanh nghiệp, phát triển thị trường là yếu tố tiên quyết doanh nghiệp tăng tốc phát triển trước thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Cùng tìm hiểu 3 xu hướng quản trị mang đến đột phá cho doanh nghiệp năm 2022. Xem thêm
Blog Figure

IRTECH nhận giải thưởng Sao Khuê 2022

Ngày 23/4, trong khuôn khổ lễ trao giải Sao Khuê 2022 tại Nhà hát ca múa nhạc Quân đội Hà Nội, vinh danh Giải thưởng 174 sản phẩm số xuất sắc.  Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số giải vây cho ngành du lịch trước những khó khăn hậu covid?

Một trong những ngành “đứng mũi chịu sào” trước những hệ quả covid-19, ngành du lịch đang nỗ lực. Ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0, chuyển đổi số doanh nghiệp đang là các nhiều đơn vị ngành du lịch tự cứu lấy mình trong và sau dịch. Xem thêm
Blog Figure

Báo cáo nền kinh tế số tại Đông Nam Á 2021

Báo cáo e - Conomy SEA hằng năm làm rõ hơn bức tranh tổng quan nền kinh tế Internet trong khu vực Đông Nam Á. Những nghiên cứu và phân tích sâu rộng được nêu trong báo cáo cho thấy rõ sự... Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số thành công phải thắng lực cản văn hóa doanh nghiệp

Sự lan tỏa công nghệ 4.0 ở khắp mọi nơi, từ những công ty, đơn vị kinh doanh, tập đoàn đến các doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất. Và ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trở thành xu thế bắt buộc. Tuy nhiên, khi xây dựng chiến lược chuyển đổi số thành công doanh nghiệp cần phải vượt qua rào cản từ chính nội bộ văn hóa doanh nghiệp. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!