Chuyển đổi số giải vây cho ngành du lịch trước những khó khăn hậu covid?
Nội dung bài viết
Một trong những ngành “đứng mũi chịu sào” trước những hệ quả covid-19, ngành du lịch đang nỗ lực. Ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0, chuyển đổi số doanh nghiệp đang là các nhiều đơn vị ngành du lịch tự cứu lấy mình trong và sau dịch.
Di chứng nặng nề ngành du lịch đang gánh chịu
Năm 2020, Việt Nam có 3.339 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 2.519 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 820 doanh nghiệp lữ hành nội địa, nhưng 90 – 95% các doanh nghiệp lữ hành tạm dừng hoạt động do dịch bệnh. Cũng trong năm 2020 có 201 công ty lữ hành xin cấp mới giấy phép nhưng có tới 338 công ty xin thu hồi giấy phép và các công ty lữ hành quốc tế chuyển hết sang kinh doanh lữ hành nội địa.
Đại dịch đã cho ngành du lịch thất sự tất yếu của xu thế công nghệ và chuyển đổi số đang là cứu cánh cho ngành du lịch trước di chứng nặng nề hậu covid-19. Chuyển đổi số, hay ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch là yếu tố sống còn, buộc chính quyền địa phương và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải tập trung thực hiện.
Sức ảnh hưởng của chuyển đổi số
Thuật ngữ Chuyển đổi số (Digital transformation) là ra đời trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ và đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Cũng bởi, Chuyển đối số đã và đang làm thay đổi cách thức hoạt động, mô hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp việc dụng công nghệ số hiện đại để tạo ra những cơ hội và giá trị mới.
Hiểu được điều đó nhiều công ty ở mọi ngành nghề, nổi bật phải kể đến các đơn vị du lịch đã và đang tận dụng chuyển đổi số để tự cứu lấy mình trong và sau dịch. Tuy nhiên, nhìn vào câu chuyện của ngành du lịch, hầu hết các hoạt động của ngành đều tập trung vào việc cung cấp dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng. Chính điều này khiến nhiều nhà quản trị và chủ doanh nghiệp nhầm tưởng rằng khó có thể áp dụng công nghệ vào trong ngành. Và ngành du lịch khó bị ảnh hưởng bởi cuộc đua chuyển đổi số, hoặc ít nhất là sẽ rất chậm.
Chuyển đổi số ngành du lịch là gì?
Chuyển đổi số trong ngành du lịch có thể hiểu là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh, tiếp thị truyền thống sang tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital value chain) dựa trên dữ liệu.
Hình thức | Kinh doanh du lịch truyền thống | Kinh doanh du lịch hiện đại |
Mô hình | – Về quản lý: Lưu trữ danh sách tour, lịch trình, sổ sách, hóa đơn, thông tin khách hàng trên giấy… đều được nhân sự thực hiện thủ công.- Về kinh doanh: Xây dựng các văn phòng bán tour tại vị trí đắc địa để thu hút khách làm giới hạn khoảng cách tiếp cận khách hàng tiềm năng. Hình thức tiếp thị truyền thống như phát tờ rơi, bán tại cửa hàng.- Về chăm sóc khách hàng: Sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ như điện thoại, email, thư…- Cách thức hoạt động: tập trung vào trải nghiệm tại các văn phòng bán hàng để khiến khách hàng ở lại càng lâu càng tốt. Trưng bày hình ảnh về sản phẩm như địa điểm trong tour, khách sạn, hình ảnh các hoạt động của tour nhằm thu hút khách hàng. | Mô hình kinh doanh du lịch 4.0 tập trung nhiều hơn vào khách hàng và theo mô hình Chuỗi giá trị số (Digital value chain), được chia thành 3 khâu:- Thu thập dữ liệu về sản phẩm, khách hàng, địa điểm- Chuyển các dữ liệu này thành các hiểu biết sâu sắc (insights)- Chuyển các hiểu biết đó thành các hành động cụ thể.Đáp ứng nhu cầu của khách hàng là điều mà doanh nghiệp du lịch hiện đại hoàn toàn tập trung vào bằng cách nỗ lực tìm kiếm và xây dựng những kênh giao tiếp, tương tác và bán hàng một cách gần gũi, hiệu quả hơn với khách hàng của mình. |
Vấn đề/ Cải thiện | – Rất dễ đứt gãy liên hệ với khách hàng do rơi rớt dữ liệu, không có quy trình hoặc không có phương tiện hỗ trợ.- Các hoạt động rời rạc, không có tính kết nối và kế thừa giữa các bộ phận- Khó khăn trong quản lý, thông kê, | Sự khác biệt và giá trị của các dự án đổi mới sáng tạo nằm ở tốc độ và tính hiệu quả trong thu thập dữ liệu và chuyển các dữ liệu đó thành hiểu biết hữu ích, rồi thành các hành động phù hợp. Chính các hành động đó sẽ đem lại giá trị và hiệu quả đầu tư, như thông qua việc tạo ra sản phẩm dịch vụ mới, đem lại lợi ích mới, thay đổi cách tương tác với khách hàng, hay tận dụng các hiểu biết đó để đến gần với việc đáp ứng hoàn chỉnh nhu cầu của khách du lịch hơn. |
Mô hình kinh doanh du lịch hiện đại và các đại lý du lịch trực tuyến ngày càng phát triển, tiêu biểu phải kể đến: Traveloka, Agoda, Booking, Klook, Airbnb, … Điều này chứng minh một điều rằng: Thị trường du lịch đang cực kỳ cạnh tranh và những thay đổi, xu hướng mới giúp tinh giản bộ máy sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp du lịch trong tương lai.
Chuyển đối số cứu nguy như thế nào cho ngành du lịch hậu covid
Sức lan tỏa mạnh mẽ của công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), Tự động hóa RPA, internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData), Blockchain, thực tế ảo (VR)… đang tác động sâu rộng đến đời sống – kinh tế – xã hội; thay thế phương thức truyền thống sang các hoạt động số.
Xem thêm: Khai thác mạnh dữ liệu để chuyển đổi số thành công
Chuyển đổi số ngành du lịch giúp cũng giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của thị trường. Dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 khiến khách không thể đi du lịch, và khi hoạt động du lịch khởi sắc sự kết nối giữa khách hàng và các đơn vị du lịch đã đã mất đi. Cùng với đó, các đơn vị du lịch thiếu các thông tin về nhu cầu – hành vi khách hàng để xây dựng các gói dịch vụ phù hợp. Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kết nối khách hàng và phân tích những hành vi trên các kênh online giúp nhân viên tương tác với khách nhanh chóng nắm bắt nhanh tâm lý, hành vi, nhu cầu để giới thiệu sản phẩm phù hợp.
Tại Việt Nam, ngành du lịch và lữ hành đã trải qua sự thống trị của các đại lý du lịch trực tiếp (offline) thông thường và rất ít đơn vị triển khai ứng dụng các công nghệ cao. Đa số các đơn vị du lịch “ngại” thay đổi theo hướng công nghệ bởi vì những đơn vị vận hành cách truyền sở hữu lượng thông tin khách hàng lớn và yêu cầu bảo mật cao.
Tuy nhiên, hiện nay, khách hàng của ngành du lịch đánh giá và quyết định chọn lựa một kỳ nghỉ thay đổi rất nhiều so với trước đây. Vì vậy, các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch giờ đây không còn phụ thuộc chủ yếu vào việc tương tác với khách hàng tại tại các điểm đại lý du lịch, môi giới tour… Mà có thể kết hợp giữa các hình thức tiếp cận truyền thống (offline) và các kênh online như: website, mobile app, kênh trung gian kết nối du lịch… điều này giúp đơn vị tiếp cận khách hàng dễ dàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí duy trì các điểm trực tiếp và hiệu suất vận hành được nâng cao.
Xem thêm: 3 xu hướng công nghệ, nền tảng chuyển đổi số thành công
Với sự hỗ trợ của quá trình chuyển đổi số ngành du lịch, các đơn vị đại lý đã tận dụng cả giao dịch và công bố thông tin trong từng giai đoạn của chuỗi, cho phép khách hàng nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi “chốt” một chuyến đi, so sánh giữa các đại lý và kiểm tra phản hồi từ những người dùng trước. Đặt vé, đặt chỗ ở, đặt tiệc hoặc xem những đánh giá online đến điểm đến mong muốn của họ… bất cứ nhu cầu nào của khách hàng cũng có thể thực hiện chỉ sau vài cú click chuột.
Sự chuyển dịch trong thị trường du lịch ngày càng quyết liệt hơn, sức bền giảm sút sau những di chứng của đại dịch. Việc các đơn vị lữ hành đưa các giải pháp công nghệ vào ứng dụng trở thành yếu tố quyết định để doanh nghiệp du lịch có tồn tại được hay không. Không chỉ các đơn vị du lịch, các ngành và các lĩnh vực kinh doanh khác đang dần bị ảnh hưởng bởi cuộc đua chuyển đổi số. Thay đổi hay thụt lùi, doanh nghiệp Việt đứng trước muôn trùng nguy cơ trước sự phát triển thần tốc của công nghệ. Mỗi doanh nghiệp, mỗi thách thức, hãy để IRTECH đồng hành cùng bạn tháo gỡ khó khăn, ứng dụng công nghệ 4.0 và phát triển bền vững.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 483 lượt xem