Hành trình “phủ sóng” kênh online của thương hiệu ZARA
Nội dung bài viết
Hơn 1.200 cửa hàng phải đóng cửa, gã khổng lồ ngành Fast Fashion – Zara (thuộc Inditex) đã đối mặt với mức lỗ hằng quý lần đầu tiên do ảnh hưởng của Đại dịch COVID toàn cầu. Vậy việc đưa sản phẩm “phủ sóng” kênh online, thay đổi mô hình kinh doanh sang thiết kế mobile app có phải là lý do giúp ZARA trụ vững trước khủng hoảng? Cùng IRTECH Đà Nẵng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
1. Số hóa thần tốc trước đại dịch COVID
Không chùn bước, gã khổng lồ ngành Fast Fashion này đã chứng tỏ bước đi mạnh mẽ trên kênh online khi lần lượt ra mắt các ứng dụng mobile app được thiết kế chuyên nghiệp cho khách hàng của mình. Inditex chi hàng tỉ USD vào việc đẩy nhanh số hóa, chứng tỏ bước đi mạnh mẽ trong việc triển khai thiết kế app mobile.
Xem thêm: App chăm sóc khách hàng – át chủ bài mới của Customer Service
Kết quả, Thương hiệu Zara đã nhanh chóng thu hút người mua sắm truy cập vào ứng dụng riêng của hãng mà không phải chia sẻ khách hàng hay phụ thuộc vào các kênh trung gian như Zalando hay Amazon.
2. Cơ hội tiếp cận thị trường khách hàng trẻ giàu tiềm năng
Sự chuyển hướng sang bán hàng trực tuyến đã tăng tốc mạnh mẽ trong suốt giai đoạn các nước áp dụng lệnh phong tỏa. Zara tăng tốc “săn đón” nhóm khách hàng trẻ tuổi – coi điện thoại và internet là một phần của cuộc sống, bằng cách phủ sóng mọi nơi. Không chỉ phát triển website bán đồ nhanh nhạy, Zara còn thiết kế app điện thoại riêng, tiện ích cho các tín đồ thời trang thong thả mua sắm.
3. Duy trì biên lợi nhuận 17% nhờ phát triển kênh online trong đại dịch
Việc đóng cửa hàng luôn là điều các doanh nghiệp hy vọng và ông lớn Zara cũng vậy, bởi điều này có thể khiến giảm giá trị tài sản và doanh số bị thất thu, thậm chí khiến các nhà đầu tư bất an.
Xem thêm: Doanh nghiệp làm gì để tồn tại trong bối cảnh hiện nay?
Tuy nhiên, Zara đã nhanh chóng “mở cửa hàng online” trên mọi kênh mình có thể để thích ứng. Cùng với đó, thương hiệu này không ngừng trữ hàng mới vì thế ít phải bán giảm giá vào cuối mùa và lợi nhuận cũng béo bở hơn. Kết quả , thương hiệu duy trì được biên lợi nhuận hoạt động ở mức 17%, một thành tích tuyệt vời giữa đại dịch toàn cầu.
4. Không ngừng gia tăng doanh số nhờ phát triển kênh online
Giới chuyên gia dự đoán, với tình hình kinh doanh hiện tại, Inditex sẽ dễ dàng đạt chỉ tiêu đã đặt ra vào tháng 6 vừa qua: nâng tỉ trọng doanh số bán online từ 14% tổng doanh số vào năm 2019 lên mức ít nhất 25% vào năm 2022. (Theo dự đoán của giới chuyên gia)
5. ZARA sẽ đầu tư hơn 3 tỉ USD đến năm 2022 cho kênh online
Theo Pablo – CEO Inditex, sẽ đầu tư hơn 3 tỉ USD đến năm 2022 để gia tăng năng lực bán hàng trực tuyến, đảm bảo các cửa hàng và website phối hợp ăn ý với nhau.
Bên cạnh đó, thời trang nhanh khiến người tiêu dùng tin rằng họ phải mua sắm nhiều hơn để luôn là người dẫn đầu xu hướng. Luôn muốn mình “on-trend” là xu hướng của giới trẻ Việt nói riêng và toàn cầu nói chung.
Xem thêm: Mở “cửa hàng online” cơ hội vàng cho doanh nghiệp
Thế nên, hiểu được Insight quan trọng của người dùng, Zara đã luôn làm tốt việc kết nối gần nhất với những khách hàng mới và cũ thông qua việc phát triển, thiết kế app doanh nghiệp riêng, tiện lợi và thân thiện nhất.
Khoảng cách đang rõ ràng hơn giữa các công ty vẫn duy trì hoạt động bằng ứng dụng công nghệ so với những công ty quyết định “ngủ đông” trong thời đại cạnh tranh gay gắt này!
Đã đến lúc ngành thời trang thay đổi tư duy, chủ động phát triển sân chơi riêng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp trong việc triển khai thiết kế app mobile chuyên nghiệp. Liên hệ ngay với dịch vụ làm app doanh nghiệp IRTECH tại Đà Nẵng!
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 1764 lượt xem