Giải pháp cho ngành Logistics trong quá trình chuyển đổi số
Nội dung bài viết
Logistics được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu chuyển đổi số trong doanh nghiệp ngành Logistics là nhiệm vụ cấp thiết. Tuy nhiên, những kết quả và thành công ban đầu trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics còn rất khiêm tốn. Cùng IRTECH tìm hiểu lý do tại sao?
Hơn 3.000 doanh nghiệp ngành logistics tham gia chuyển đổi số
1. Vấn đề nhức nhối của chuyển đổi số doanh nghiệp ngành Logistics tại Việt Nam:
Theo Tạp chí công thương (Số 10 – Tháng 5/2022) tốc độ tăng trưởng của ngành Logistics Việt Nam trong thời gian qua đạt khoảng 14% -16%, với quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm. Hiện nay, thị trường Logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp.
Điểm mặt với tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ logistics, KMTC Logistics… Nhưng hiện nay, chỉ có một nhóm các công ty lớn có thể đáp ứng điều kiện Chuyển đổi số như DHL, Fedex và các thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Viettel Post và Vietnam Pos.
Tỷ lệ chuyển đổi số doanh nghiệp thành công đạt được bước chuyển mình mạnh mẽ như Tân Cảng Sài Gòn hay Bưu điện Việt Nam còn ít. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của IDC về mức độ sẵn sàng chuyển đổi số. Theo kết quả này chỉ 16% doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn sẵn sàng chuyển đổi số. Hơn 50% đang trong giai đoạn 2, có nỗ lực chuyển đổi số nhưng rời rạc, nhỏ lẻ. Có tới 31% doanh nghiệp vẫn phản ứng thụ động với những thay đổi của thị trường và hầu như không có bất kỳ nỗ lực nào cho chuyển đổi số.
Xem thêm: Hiểu đúng về chuyển đổi số và hình thái của doanh nghiệp trong chuyển đổi số
2. Khó khăn mà doanh nghiệp Logistics đối mặt trong quá trình chuyển đổi số:
Sự e ngại của các đơn vị logistics khi bước vào quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp đều xuất phát từ hai thách thức sau đây:
- Thách thức về chi phí
Như đã nêu ở trên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics ở Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn thấp. Mà quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp đòi hỏi chi phí đầu tư từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng để chi trả cho công nghệ, nhân lực,…. Mức chi phí này là thách thức rất lớn, do đó hiện các doanh nghiệp chỉ có thể ứng dụng chủ yếu phần mềm riêng lẻ như khai hải quan điện tử, công nghệ định vị địa lý, ô tô, email và internet cơ bản.
Nỗi lo về tài chính khiến các doanh nghiệp nghĩ rằng chuyển đổi số chính là cuộc chơi của các ông lớn.Cơ bản các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành quy trình chuyển đổi số sẽ vô cùng khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước hay các tổ chức tài chính, tín dụng.
Xem thêm: Giải pháp chuyển đổi số Cảng ePort
- Thách thức về công nghệ
Để nhanh chóng thích nghi, doanh nghiệp cần được đầu tư về mặt công nghệ một cách cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại các doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở mức số hoá các tài liệu, lưu trữ điện tử, đa phần là các giải pháp đơn lẻ chưa được đạt được sự đồng bộ giữa các bộ phận.
Để đạt được thành công chuyển đổi số trong doanh nghiệp ngành Logistics đòi hỏi tiềm lực công nghệ cao, phải đảm bảo các phần mềm về quản lý đơn hàng, kho bãi, vận chuyển, hoạch định nguồn lực, tra cứu dữ liệu, thông tin đơn hàng theo thời gian thực, và những phần mềm phải được đồng bộ, kết nối với nhau.
3. Giải pháp công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số ngành Logistics:
Dưới đây là một số giải pháp hiện được các doanh nghiệp áp dụng và đã có những kết quả thành công nhất định trong ngành Logistics
- Vận đơn điện tử (electronic bill of lading – eBL)
eBL cho phép các bên trong chuỗi cung ứng nhận và truyền chứng từ vận đơn theo phương thức điện tử mà không có bất kỳ thay đổi hoặc gián đoạn nào đối với hoạt động kinh doanh. Theo truyền thống, ngành vận tải phụ thuộc khá nhiều vào các chứng từ giấy tờ. Trong ngành Logistics, chứng từ vận tải là giấy tờ quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Ứng dụng eBL sẽ giúp loại bỏ giấy tờ ra khỏi giao dịch vận chuyển, làm cho mọi khía cạnh của vận chuyển container thương mại tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn và thân thiện với môi trường.
- Ứng dụng AI và Machine Learning
Lợi ích của AI (Trí tuệ nhân tạo) và Machine Learning (Máy học) sẽ là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực logistics. Trong khi tận dụng khả năng của AI như xử lý, thu thập dữ liệu và Machine Learning được ứng dụng trong các đơn vị có quy mô lớn và ngân sách đầu tư cho công nghệ cao nhằm hỗ trợ dự báo, kiểm soát chất lượng hay nghiên cứu đối mới . Như vậy bằng cách sử dụng các thuật toán những tác nhân tiêu cực gây ảnh hưởng tới thành công của các doanh nghiệp sẽ được loại bỏ. Việc triển khai AI & Machine Learning có thể cung cấp cho các doanh nghiệp những hiểu biết cần thiết để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu suất và cũng như giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa.
Xem thêm: Điểm tên 6 công nghệ tiên phong của ngành phân phối – bán lẻ trong tương lai
- Ứng dụng Robot RPA tự động hóa thông minh
Tự động hóa RPA là việc ứng dụng phần mềm máy tính hoặc các máy móc, thiết bị tự động nhằm cải thiện tính hiệu quả của hoạt động logistics. Ngành logistics đang đứng trước những cơ hội lớn và sự tham gia của Robot RPA tự động hóa thông minh sẽ là cánh tay đắc lực cho các doanh nghiệp logistics ở mọi quy mô. Con người sẽ chuyển sang việc giám sát và điều khiển các robot làm việc, giúp hàng hoá được phân phối đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả, cả về thời gian, chi phí và độ chính xác.
- Tích hợp điện toán đám mây (Cloud)
Tích hợp công nghệ đám mây là một cách thức chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công. Công nghệ giúp nâng cao hiệu suất hoạt động, tối ưu hoá quá trình vận hành nhờ vào việc theo dõi xe thời gian thực trong quá trình vận chuyển, quản lý các đơn hàng đã được vận chuyển.
- Cổng Container tự động (AutoGate)
Với lượng xe ra vào thực hiện giao dịch, giao nhận, xử lý hoạt động mỗi ngày cao, hầu hết các đơn vị ngành logistic đang đối mặt với vấn đề xử lý ùn tắc và kiểm soát an ninh, đặc biệt trong các dịp cao điểm. Ứng dụng công nghệ thông minh trong giám sát, nhận dạng mã container bằng thuật toán ACCR kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI; nhận diện biển số xe đầu kéo/romooc; điều khiển đóng mở barrie, đọc chỉ số đầu cân điện tử; dùng robot RPA thực hiện lệnh; gửi thông tin qua app điện thoại của lái xe.
Ứng dụng cổng Container tự động AutoGate rút ngắn thời gian giao nhận hàng, tiết kiệm chi phí trong in ấn, lưu trữ hồ sơ, chứng từ tất cả các thông tin điều được số hóa. Đặc biệt, hỗ trợ tối đa trong việc giao nhận điện tử, khách hàng có thể làm thủ tục tại bất cứ đâu có kết nối internet, và không cần đến trực tiếp Cảng.
Tiên phong trong ứng dụng cổng Container tự động AutoGate đã hỗ trợ cho Cảng Đà Nẵng giải quyết được vấn đề ùn tắc tại cổng ra vào, tối ưu và tự động hóa hoạt động tại Cổng hiệu quả; từ đó thúc đẩy chuyển đổi số Cảng Đà Nẵng thành công song hành với hiệu quả thực tế giải pháp chuyển đổi số cảng điện tử ePort.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ngành Logistics có vai trò quan trọng đối với với các doanh nghiệp ngành vận tải, xuất nhập khẩu; cũng như sự phát triển về giao thương trong – ngoài nước và hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, cần có quyết tâm cao độ các doanh nghiệp logistics, sự hợp tác cung cấp dịch vụ cũng như tư vấn hỗ trợ của các đơn vị công nghệ để có thể lựa chọn ứng dụng hay nền tảng phù hợp.
Đồng hành với các doanh nghiệp trên chặng đường chuyển đổi số, IRTECH hi vọng sẽ là đối tác tin cậy cung cấp những giải pháp tốt nhất. Liên hệ ngay để nhận được tư vấn và hỗ trợ từ chúng tôi.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 1144 lượt xem