THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

RPA là gì? Sự khác nhau giữa RPA với AI?

Công nghệ mới RPA đang được không ít doanh nghiệp chuyển đổi số ứng dụng trong nhiều hoạt động nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động và chi phí triển khai. Vậy RPA là gì? Sự khác nhau giữa RPA với AI? Cùng IRTech Việt Nam giải đáp thắc mắc của bạn nhé.

RPA là gì? Sự khác nhau giữa RPA và AI?

I. Tổng quan về RPA

1. RPA là gì?

RPA (Robotic Process Automation) là công nghệ tự động hóa thông minh trên nền tảng máy tính xử lý các công việc mang tính quy trình, lặp đi lặp lại.

Cách thức hoạt động: Robot RPA được thiết lập dựa theo kịch bản triển khai công việc đã được xây dựng, các công việc trong kịch bản sẽ được robot thực hiện tự động một cách nhanh chóng, chính xác.

Ví dụ như gửi các tin nhắn xác nhận, nhập dữ liệu trên form, nhận và sắp xếp các dữ liệu trên form, … 

Mỗi hệ thống RPA đều cần phải có 3 tiêu chí cốt yếu sau đây:

  • Giao tiếp với các hệ thống khác bằng cách tích hợp API.
  • Xây dựng kịch bản rõ ràng về quy trình nghiệp vụ
  • Được thiết lập môi trường lập trình robot và hệ thống giám sát
RPA – Công nghệ tự động hóa quy trình

RPA có thể được đưa vào sử dụng để tự động hóa các quy trình mang tính logic, mang một hoặc một vài các đặc tính sau:

  • Các công việc mang tính lặp đi lặp lại
  • Các công việc dễ xảy ra sai sót, thao tác trong quá trình triển khai
  • Công việc dựa trên quy tắc, trình tự rõ ràng
  • Công việc có liên quan đến các dữ liệu số
  • Đòi hỏi sự khắt khe về vấn đề thời gian và  công việc theo mùa vụ

Xem thêm: Top 5 công cụ tự động hóa quy trình (RPA) phổ biến không nên bỏ qua

RPA bắt đầu có những bằng chứng mang tính thuyết phục cao và hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi ích vượt ra ngoài việc giảm chi phí, hiệu quả hoạt động và các tiêu chuẩn hóa.

2. Các ngành nghề áp dụng RPA

Tại các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay, robot tự động hóa quy trình – RPA chủ yếu được đưa vào sử dụng phổ biến trong các ngành Ngân hàng, Bảo hiểm, Kinh doanh bán lẻ, Sản xuất, Y tế và Viễn thông.

  • Chăm sóc sức khỏe: Đối với ngành chăm sóc sức khỏe, RPA hỗ trợ cho các cuộc hẹn, nhập dữ liệu liên quan đến bệnh nhân, các yêu cầu xử lý và thanh toán, …
  • Kinh doanh bán lẻ: Trong ngành bán lẻ, nó có thể cập nhật các đơn hàng, gửi các thông báo, vận chuyển các sản phẩm, theo dõi đơn hàng, …
  • Viễn thông: Trong ngành viễn thông, RPA giúp giám sát, quản lý những dữ liệu gian lận và thực hiện cập nhập dữ liệu của khách hàng.
  • Ngân hàng: sử dụng RPA nhằm nâng cao hiệu quả cao trong công việc, tăng tính chính xác và bảo mật dữ liệu quan trọng.
  • Bảo hiểm: Những công ty bảo hiểm khi sử dụng RPA có thể quản lý được các quy trình làm việc, nhập xuất dữ liệu của khách hàng.
  • Sản xuất: Ngành sản xuất sử dụng RPA hỗ trợ việc làm các thủ tục chuỗi cung ứng, nó có thể giúp thanh toán các hóa đơn, tài liệu, quản trị dịch vụ khách hàng và hỗ trợ báo cáo, di chuyển dữ liệu, …
Ứng dụng robot công nghệ RPA trong mọi lĩnh vực

3. Ứng dụng của RPA trong doanh nghiệp

Tầm ảnh hưởng của RPA là vô cùng lớn, nó áp dụng cho rất nhiều công đoạn trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp, điển hình là một số ứng dụng sau:

Xem thêm: Bỏ túi ngay 5 bước cần lưu ý trong quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp

3.1. Ứng dụng tạo ra danh sách vật liệu trong ngành sản xuất 

Đối với ngành sản xuất, Bill of Material (BOM) là danh sách nguyên vật liệu khi tiến hành sản xuất. Đây là lượng thông tin nhiều và rất quan trọng, bao gồm: các nguyên liệu thô, thành phần chính, thành phần phụ và các sản phẩm gia tăng… để sản xuất các sản phẩm mới. Việc xử lý thủ công thông tin này khiến nhân viên mất nhiều thời gian và nếu gặp bất kỳ lỗi nào cũng sẽ ảnh hưởng lớn trong công đoạn sản xuất. 

Việc ứng dụng công nghệ RPA trong doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra danh sách nguyên vật liệu sản xuất một cách nhanh hơn, độ chính xác dữ liệu được tốt hơn và việc tạo sản phẩm cũng được hoàn thành đúng hạn.

3.2. Quản trị và báo cáo sản xuất

Trong quá trình quản lý một doanh nghiệp sản xuất, bộ phận hành chính không thể nào có thể quản lý hết tất cả các vấn đề liên quan đến quy trình làm việc. Việc tiến hành triển khai RPA giúp nhân sự có được các báo cáo về sản xuất, qua đó việc quản lý và điều hành kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

3.3. Bộ phận hỗ trợ dịch vụ khách hàng

Dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng là một phần quan trọng giúp doanh nghiệp thành công, RPA rất hữu ích trong việc tăng cường kết nối giao tiếp với khách hàng. RPA được sử dụng dể thông báo nhắc nhở nhân viên theo dõi, duy trì liên lạc và giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Ngoài ra khi triển khai dự án RPA vào doanh nghiệp, chúng ta có thể xem được dữ liệu tổng hợp từ nhiều hệ thống tại một nơi duy nhất, nhờ vậy mà khả năng phục vụ khách hàng cũng tốt hơn.

3.4. Di chuyển dữ liệu

Khi một công ty bắt đầu mua lại một doanh nghiệp mới, họ cần phải di chuyển dữ liệu của công ty con vào hệ thống của mình, việc này tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Với việc tạo dựng một RPA một cách đúng đắn chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề nan giải trên. 

3.5. Tự động hóa dữ liệu logistics

Trong ngành sản xuất, bộ phận logistics phải quản lý việc vận chuyển các sản phẩm đã hoàn thành của doanh nghiệp đến với khách hàng. Hệ thống quản lý vận tải cần phải tích hợp công nghệ RPA để có thể giám sát hiệu quả trong việc vận chuyển sản phẩm. Điều này còn giúp tác tốc độ triển khai và làm giảm các lỗi thường gặp của con người. Đối với một công ty có nhiều nhà mạng và công ty bảo hiểm, RPA sẽ đưa ra các báo cáo về lựa chọn nào sẽ mang lại chi phí, bảo hiểm cũng như thời gian vận chuyển tốt nhất cho doanh nghiệp.

3.6. Tự động hóa ghi nhận vào hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP)

Việc tích hợp RPA trong hệ thống phần mềm quản lý  ERP giúp tự động ghi nhận các báo cáo, như hàng tồn kho, tài khoản cần phải trả và phải thu, giá cả cũng như các báo cáo khác và tự động hóa để chúng có thể gửi đi một cách tự động mà không cần phải thực hiện nhiều thao tác thủ công.

3.7. Xử lý hóa đơn và đơn đặt hàng trong ngành sản xuất

Việc quản lý xem qua các hóa đơn, chứng từ, … là một vấn đề gây tiêu tốn khá nhiều thời gian và dễ phát sinh các lỗi không đáng có. Khi đó, phần mềm RPA giúp đọc, quét và tiến hành kiểm tra hóa đơn theo các đơn đặt hàng và đánh dấu đơn đã hoàn tất nếu đạt yêu cầu, nếu có lỗi phát sinh nó sẽ tự động gửi đến bộ phận liên quan để khắc phục.

Công nghệ RPA còn giúp xác minh các đơn đặt hàng, lấy các dữ liệu từ hệ thống, kiểm tra các hóa đơn và xác minh để đảm bảo rằng không có đơn hàng nào bị trùng lặp. Cách tiếp cận công việc có hệ thống này giúp các công ty sản xuất giảm thiểu được thời gian thực hiện đơn hàng và nâng cao số lượng đơn hàng thực hiện mỗi tháng.

Những lợi ích công nghệ RPA mang lại cho doanh nghiệp

II. RPA và AI

1. Phân biệt sự khác nhau giữa RPA và AI

Đầu tiên bạn cần phải biết trí tuệ nhân tạo (hay AI) là việc làm cho máy móc có thể tự học hỏi, thích ứng và phát triển trong môi trường cụ thể. Qua khái niệm cũng thấy sự khác nhau về cách thức phát triển công nghệ của RPA và AI.

Xem thêm: 5 công nghệ then chốt trong “thời điểm vàng” chuyển đổi số

  • Sự khác nhau về mục tiêu 

RPA mục tiêu là tập trung vào những công việc lặp đi lặp lại, thực sự gây lãng phí công sức và thời gian của con người. Trái lại, mục đích của AI là giúp tạo ra công nghệ cho phép máy móc có thể hoạt động thông minh như con người.

  • Sự khác nhau về mục đích sử dụng 

RPA cho phép doanh nghiệp có thể tạo ra lực lượng “lao động ảo” giúp thúc đẩy sự hiệu quả và cải thiện tốc độ xử lý của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp RPA có thể hỗ trợ giúp cho con người phân tích bán hàng, thực hiện lập kế hoạch phát triển cửa hàng, đưa ra các phân loại về sản phẩm, xử lý hóa đơn, đơn đặt hàng, quản lý về bảng lương và xử lý hoàn tiền… 

Ngược lại, trí tuệ nhân tạo có thể ứng dụng ở khắp mọi nơi và hỗ trợ con người trong rất nhiều lĩnh vực. Một trong những ứng dụng nổi bật của AI có thể kể đến như trợ lý ảo, ô tô tự vận hành, nhận diện khuôn mặt, quản lý về an ninh mạng… 

2. Sự kết hợp giữa RPA và AI

Tại cấp độ cơ bản nhất, RPA có liên quan đến công việc thực hiện các hoạt động trong khi AI lại có liên quan đến việc suy nghĩ về cách thức hoạt động.

Ví dụ: mọi quy trình đều đã được số hóa và đồng bộ tự động bởi RPA, và sử dụng AI để xác định các điểm cần tối ưu nhằm mang đến hiệu quả về thời gian và chi phí.

Qua bài viết này, chắc bạn đã hiểu qua được tổng quan về RPA cũng như những lợi ích khi áp dụng RPA vào doanh nghiệp của bạn. Phần mềm tự động hóa RPA sẽ mang lại cho các doanh nghiệp hàng ngàn lợi ích như nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, giải quyết các vấn đề về thiếu hụt nguồn nhân lực. RPA sẽ không chỉ là một cộng sự rất đáng tin cậy trong công việc mà còn giúp cải cách phương thức làm việc. Vì vậy doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng sản phẩm này vào quy trình hoạt động của mình.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Top 5 phần mềm email marketing tốt nhất, bạn không thể bỏ lỡ

Dù có sự xuất hiện của nhiều nền tảng mạng xã hội sở hữu tệp khách trẻ khổng lồ, nhưng phần mềm email marketing vẫn là công cụ được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi chi phí rẻ và sự hiệu quả. Cùng IRTech tham khảo các phần mềm email marketing mà bạn không thể bỏ lỡ! Xem thêm
Blog Figure

Hệ thống Website DAISUKI NIPPON – Tối ưu trải nghiệm du lịch Nhật Bản

MIGITEQ là công ty đến từ Nhật Bản, với mong muốn cung cấp các sản phẩm mang lại giá trị cho cộng đồng. Vì vậy MIGITEQ luôn không ngừng nỗ lực trong việc phát triển các dịch vụ giúp tăng sự kết nối giữa mọi người trên khắp thế giới Xem thêm
Blog Figure

4 lý do khiến 70% khách hàng cũ “say bye” với doanh nghiệp của bạn

Theo quy luật 20-80, lợi nhuận thu được từ những khách hàng mới là 20% và 80% lợi nhuận còn lại thì đến từ khách hàng cũ. Vậy tại sao có đến 70% khách hàng cũ không quay lại với doanh nghiệp? Cùng IRTech Đà Nẵng tìm hiểu ngay nhé! Xem thêm
Blog Figure

Netflix, Adobe, Fujifilm “vực dậy” nhờ công nghệ chuyển đổi số

Chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá cũng như thêm cơ hội bước ra khỏi khủng hoảng và “cứng cáp” hơn. Tuy nhiên theo một báo cáo, 73% doanh nghiệp đã thất bại trong những nỗ lực chuyển đổi số do doanh nghiệp gặp nhiều rào cản và chưa nhận thức đúng vai trò trong quá trình này. Xem thêm
Blog Figure

Phân tích 5 nguyên nhân khiến Tupperware phá sản: Bài học quý giá cho doanh nghiệp

Tupperware, thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm nhựa gia dụng, từng là biểu tượng toàn cầu. Tuy nhiên, sự thành công vang dội này đã không thể ngăn cản Tupperware đệ đơn phá sản vào năm 2024. Vậy đâu là nguyên nhân khiến thương hiệu "không thể vỡ" này phải gục ngã? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Tupperware. Xem thêm
Blog Figure

Kickoff dự án số hóa tại Tổng công ty Khoáng sản TKV – Đón đầu Chuyển đổi số

Tổng công ty Khoáng sản TKV - CTCP (Vimico) chính thức khởi động dự án “Đầu tư tin học hóa phục vụ quản lý, điều hành” giai đoạn 2024 - 2026. Đây là bước đi chiến lược nhằm xây dựng nền tảng số hóa toàn diện, hiện đại hóa quy trình quản lý, sản xuất và vận hành. Với mục tiêu ứng dụng công nghệ 4.0, dự án không chỉ đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu mà còn mở ra cơ hội nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế tiên phong của Vimico trong ngành khoáng sản. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

    Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

    Kickoff dự án số hóa tại Tổng công ty Khoáng sản TKV – Đón đầu Chuyển đổi số

    Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP (Vimico) chính thức khởi động dự án “Đầu tư tin học hóa phục vụ quản lý, điều hành” giai đoạn 2024 – 2026. Đây là bước đi chiến lược nhằm xây dựng nền tảng số hóa toàn diện, hiện đại hóa quy trình quản lý, sản xuất và vận hành. Với mục tiêu ứng dụng công nghệ 4.0, dự án không chỉ đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu mà còn mở ra cơ hội nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế tiên phong của Vimico trong ngành khoáng sản.

    Số hóa toàn diện, hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp

    1. Tầm quan trọng của dự án đối với Vimico

    Dự án số hóa tại Vimico có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo ra nền tảng quản lý hiện đại và đồng bộ. Thông qua số hóa toàn bộ dữ liệu, Vimico đảm bảo tính chính xác, an toàn và minh bạch trong quản lý, đồng thời đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số đến năm 2030. Việc xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giảm thiểu rủi ro, tăng cường tính bảo mật và khả năng kết nối thông tin. Đây là bước đi chiến lược, đưa Vimico tiến gần hơn tới các tiêu chuẩn quản trị quốc tế, giúp cải thiện năng lực sản xuất và vận hành trong toàn hệ thống.

    2. Các kết quả kỳ vọng từ dự án

    Dự án được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích chiến lược, giúp Vimico:

    • Tối ưu hóa quy trình quản lý: Hệ thống phần mềm kết nối toàn diện, từ quản lý nhân sự, sản xuất, vận hành đến kiểm soát an toàn lao động
    • Tăng cường tính đồng bộ và bảo mật dữ liệu: Đảm bảo 100% dữ liệu được số hóa, an toàn và dễ dàng truy cập.
    • Nâng cao khả năng phân tích và dự báo: Sử dụng công nghệ tiên tiến để phân tích dữ liệu nhanh chóng, hỗ trợ ra quyết định kịp thời và hiệu quả

    Dự án không chỉ là một cột mốc quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Vimico mà còn khẳng định vị thế tiên phong của Tổng công ty trong ngành khoáng sản. Đây là bước đệm quan trọng giúp chuẩn hóa các quy trình quản trị, nâng cao năng suất lao động và tối ưu hóa chi phí vận hành. Đồng thời, dự án còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, giúp Vimico hội nhập sâu hơn vào xu thế công nghệ toàn cầu, tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn.

    3. IRTECH đồng hành cùng Vimico – Tạo dựng thành công bền vững

    Với kinh nghiệm trong các giải pháp chuyển đổi số, IRTECH tự hào trở thành đối tác chiến lược của Vimico trong dự án mang tính đột phá này. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp toàn diện, đồng bộ và tối ưu nhất, góp phần giúp Vimico hiện thực hóa tầm nhìn chuyển đổi số một cách hiệu quả và bền vững. Liên hệ IRTECH ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết về giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp của bạn.

    Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

    Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

    ☎ Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

    💳 Website: https://irtech.com.vn

    📧 Email: [email protected]


    Bài viết liên quan

    Blog Figure

    AI Agent là gì? Ứng dụng và lợi ích AI Agent trong doanh nghiệp hiện đại

    Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, doanh nghiệp không chỉ tìm cách số hóa quy trình mà còn hướng đến tự động hóa thông minh nhằm tối ưu hiệu suất và giảm thiểu chi phí. Hãy cùng IRTECH khám phá AI Agent - tác nhân thông minh đang âm thầm định hình tương lai doanh nghiệp. Không còn là công nghệ viễn tưởng, AI Agent giờ đây là “nhân sự kỹ thuật số” có thể tự động hóa, ra quyết định và không ngừng học hỏi để nâng cao hiệu suất vận hành. Xem thêm
    Blog Figure

    5 lợi ích của BOM trong việc chuẩn hóa quy trình sản xuất doanh nghiệp

    Định mức nguyên vật liệu (BOM) là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất, nhưng thường bị xem nhẹ trong quá trình vận hành. Thực tế, chỉ cần sai lệch một vài gam nguyên liệu cũng đủ khiến cả dây chuyền đình trệ, chi phí tăng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Vì vậy, việc hiểu rõ và quản lý chính xác BOM là điều không thể bỏ qua. Hãy cùng IRTECH tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Xem thêm
    Blog Figure

    IRTECH đồng hành cùng PTSC Thanh Hóa tổ chức lớp đào tạo nhận thức chuyển đổi số

    Hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện, PTSC Thanh Hóa đã phối hợp cùng IRTECH tổ chức chuỗi lớp đào tạo chuyên sâu về “Nhận thức chuyển đổi số và ứng dụng AI trong doanh nghiệp”. Hoạt động này thể hiện rõ chiến lược đổi mới, nâng cao năng lực số hóa và quản trị công nghệ cho toàn thể cán bộ, nhân viên. Xem thêm
    Blog Figure

    Top 5 case study chuyển đổi số kinh điển mà doanh nghiệp không nên bỏ qua

    Chuyển đổi số không còn là một xu hướng nhất thời mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để tồn tại và bứt phá. Những doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số không chỉ thích nghi nhanh chóng mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội. Hãy cùng IRTECH giới thiệu 5 case study chuyển đổi số kinh điển về những câu chuyện thành công, mang đến góc nhìn thực tiễn và truyền cảm hứng cho hành trình đổi mới của các doanh nghiệp hiện nay. Xem thêm
    Blog Figure

    5 xu hướng ứng dụng AI trong kinh doanh doanh nghiệp không nên bỏ lỡ

    Ứng dụng AI trong kinh doanh không còn là một lựa chọn mang tính thử nghiệm, mà đã trở thành “trợ thủ đắc lực” trong chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp. Từ hoạch định định hướng, tối ưu vận hành cho đến nâng cao trải nghiệm khách hàng và đảm bảo bảo mật hệ thống, AI đang từng bước tái định nghĩa chuẩn mực vận hành hiện đại. Vậy đâu là những xu hướng nổi bật nhất hiện nay? Cùng IRTECH khám phá ngay 5 ứng dụng AI trong kinh doanh mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Xem thêm
    Blog Figure

    Giải pháp hiệu quả tối ưu chi phí vận hành logistics cho doanh nghiệp Việt

    Chi phí vận hành luôn là một trong những “gánh nặng” lớn nhất với doanh nghiệp logistics, từ nhân sự, nhiên liệu, kho bãi đến những sai sót trong vận chuyển. Vậy làm thế nào để tối ưu chi phí vận hành logistics mà vẫn giữ được chất lượng dịch vụ? Đừng vội nghĩ đến việc cắt giảm, giải pháp hiệu quả hơn là tái cấu trúc vận hành kết hợp chuyển đổi số ngành logistics bằng các giải pháp công nghệ tiên tiến. Cùng IRTECH khám phá hướng đi tối ưu trong bài viết sau. Xem thêm

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


      Số điện thoại chưa chính xác



      Đăng ký tư vấn miễn phí!