Giải mã “cơn sốt” GPT chỉ sau 2 tháng ra mắt
Nội dung bài viết
ChatGPT là từ khóa công nghệ được quan tâm nhất hiện nay, đặc biệt là trên mạng xã hội. Công cụ này đã cán mốc 100 triệu người dùng chỉ sau 2 tháng ra mắt và trở thành ứng dụng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Vậy ChatGPT thì khác gì so với công cụ tìm kiếm Google và sự phát triển nhanh chóng như vậy có đặt ra thách thức đáng lo ngại gì?
Vì sao Chat GPT là “bước ngoặt” của giới công nghệ?
1. ChatGPT là gì?
ChatGPT viết tắt của cụm từ Chat Generative Pre-trained Transformer, là một chatbot do công ty công nghệ OpenAI phát triển và chính thức ra mắt vào tháng 11 năm 2022. Đây là mô hình công nghệ sử dụng dụng Trí tuệ nhân tạo AI để xử lý ngôn ngữ. Hiểu đơn giản ứng dụng này thông qua xử lý ngôn ngữ cho phép chúng ta trò chuyện với nó như con người. Điểm nổi bật của ChatGPT là cách diễn giải ngôn ngữ tự nhiên cùng với kho “kiến thức” vô cùng lớn mà ChatGPT có được từ bộ dữ liệu khoảng 300 tỷ từ do OpenAI dựng sẵn.
Khi tương tác với ChatGPT, bạn sẽ kinh ngạc với khả năng đàm thoại và đưa ra những phản hồi hết sức thông minh. Không chỉ giúp bạn trả lời những thắc mắc thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống, ChatGPT còn có thể hỗ trợ phản hồi email, làm thơ, làm luận văn hay thậm chí là viết code. Theo số liệu của Similar Web, trong một ngày có khoảng 13 triệu người đã dùng ChatGPT trong tháng 01/2023 , con số này gấp đôi so với tháng 12. Trong suốt 20 năm qua, chưa từng có một ứng dụng internet nào có lượng người dùng tăng nhanh đến như vậy. Các chuyên gia cũng đánh giá rằng ChatGPT sẽ giúp cho OpenAI có được lợi thế đi đầu trước những công ty phát triển AI khác.
Xem thêm: RPA hay AI? Công nghệ nào mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp?
2. Sự khác biệt giữa ChatGPT và công cụ tìm kiếm Google
Sự khác biệt lớn nhất giữa ChatGPT và Google Search nằm ở kết quả đầu ra. Với Google Search khi nhập thông tin tìm kiếm chỉ cho ra những kết quả tìm được là những tài liệu phù hợp. Và việc lựa chọn lấy thông tin từ tài liệu nào phụ thuộc vào người sử dụng. Việc này tốn thời gian đánh giá, xem xét mà đôi khi cũng không đi đúng trọng tâm vấn đề mà bạn quan tâm. Trong khi đó, ChatGPT lại giống như một người trợ lý, bất cứ câu hỏi nào được đặt ra đều được giải đáp bằng văn bản, với độ chính xác cao. ChatGPT không đẩy việc lựa chọn thông tin cho người dùng mà chủ động phân loại, lựa chọn thông tin từ các tài liệu phù hợp trong kho dữ liệu có sẵn.
Hơn nữa, kết quả tìm kiếm của Google Search chịu ảnh hưởng bởi các bên đối tác của Google, thứ tự ưu tiên của các thông tin hiển thị cũng phụ thuộc vào đối tác quảng cáo, tài trợ của Google. Còn các nội dung của ChatGPT thì không liên quan đến đối tác của OpenAI. Ngoài ra, ChatGPT cũng thông minh hơn Google Search bởi vì nó sẽ truy vấn lịch sử trò chuyện trước đó để đưa ra câu trả lời cho hiện tại, còn Google thì dù có nhập lên thanh công cụ tìm kiếm bao nhiêu lần thì danh sách các kết quả vẫn như nhau. Chính nhờ sự khác biệt này, cũng giải thích lý do tại sao ChatGPT lại thu hút được lượt người sử dụng lớn đến như vậy chỉ sau 2 tháng ra mắt.
3. Những thách thức đặt ra với tốc độ phát triển của ChatGPT
Lượng người dùng ngày càng tăng cũng đem lại những phản hồi giá trị để OpenAI nâng cấp chatbot tốt hơn, tuy nhiên điều đó cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến sai lệch thông tin và gian lận trong giáo dục. Tại nhiều quốc gia, ChatGPT đã bị Sở giáo dục cấm tại các trường học, vì họ e rằng việc lạm dụng sẽ gây ra tình trạng gian dối, hạn chế tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng có thể viết ra những bài báo khoa học giả mạo nhưng đầy tính thuyết phục, có thể thông qua được cả sự kiểm tra của con người. Chính vì vậy, ChatGPT bị cấm đưa vào làm đồng tác giả trong các bài báo khoa học, do lo ngại những kết quả nghiên cứu thiếu sót, bịa đặt đến từ ChatGPT
Xem thêm: IT Outsourcing là gì? Doanh nghiệp cần chú ý gì khi thuê ngoài dịch vụ IT?
Với thời gian ngắn, ChatGPT có thể thay thế con người làm được nhiều việc như hỗ trợ phản hồi email, viết báo, làm luận văn hay viết code,…. Điều này gây ra mối lo lắng cho một số bộ phận người lao động sẽ bị mất việc do trí tuệ nhân tạo AI thay thế vai trò của họ. Các công việc như lập trình viên, người làm làm truyền thông, nhân viên chăm sóc khách hàng, tư vấn pháp lý,… đều có thể thay thế được bằng ChatGPT. Tuy nhiên, một khảo sát mới đây trên nhiều ngành nghề cho thấy, ChatGPT vẫn còn một chặng đường khá xa mới có thể thay thế lao động con người trong nhiều lĩnh vực.
Các chuyên gia cũng tin rằng, trong tương lai ChatGPT có thể được tiếp cận theo cách để phát huy hết khả năng vốn có của nó. Tuy nhiên, để thực sự sử dụng công cụ này như một “trợ lý ảo toàn năng” thì cần nhiều thời gian nghiên cứu và tìm ra lộ trình thích hợp. Hy vọng bài viết trên của IRTech sẽ đem lại những kiến thức hữu ích.
IRTech hiện đang cung cấp chuyển đổi số cho các công ty, tập đoàn lớn nhỏ, hoạt động ở mọi lĩnh vực. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp quy trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra mượt mà hơn và giúp tối đa hoá lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một đối tác cung cấp dịch vụ chuyển đổi số phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, liên hệ ngay để được hỗ trợ tư vấn từ đội ngũ nhân viên IRTech.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 456 lượt xem