Sự khác biệt giữa sàn thương mại điện tử và mobile app kinh doanh
Nội dung bài viết
Lựa chọn kênh bán online phù hợp không chỉ dừng lại ở cách áp dụng chiến lược hay thực hiện đầy đủ các bước phân tích, mà còn đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu rõ mỗi kênh thương mại điện tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lựa chọn kênh bán hàng cho doanh nghiệp của mình! Cùng IRTech tìm hiểu các kênh thương mại điện tử trong bài viết dưới đây!
Kênh bán online là gì? Chọn kênh bán, phân phối phù hợp cho doanh nghiệp
Mỗi kênh bán hàng mang những nét đặc trưng riêng và vai trò khác nhau, cũng bởi hành vi mua sắm của khách hàng trở nên đa dạng và phức tạp. Hơn cả giá cả, khách hàng có xu hướng lựa chọn dịch vụ tốt, kênh bán online hoặc offline phù hợp với nhu cầu mua sắm của bản thân. Tận dụng từ mọi điểm chạm trên hành trình mua sắm các kênh, từ thói quen, sở thích, lịch sử hay lượt tìm kiếm,… tất tần tật sẽ giúp doanh nghiệp chiến lược kinh doanh thích hợp và giành vị trí nổi bật trong lòng khách hàng.
Doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử có lợi thế gì?
Tăng trưởng đến 25% trong thời gian ngắn, kinh doanh thương mại điện tử đã chứng minh sự tiềm năng phát triển cũng như xu hướng khách hàng. Hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử nói riêng và kinh doanh online nói chung có những nét nổi bật. Khảo sát cho thấy có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kết hợp kinh doanh online lẫn offline và đã có 12,4 tỷ USD được thực hiện thông qua mua bán trực tuyến giao dịch từ các app thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki hay gần đây là TikTok Shop.
Nếu như trước đây các doanh nghiệp duy trì kênh bán truyền thống và sử dụng mạng xã hội để tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng, thì ngày nay kinh doanh thương mại điện tử được ưa chuộng bởi tốc độ tăng trưởng bán hàng, và các tính năng tiện lợi thu hút người dùng. Sàn thương mại điện tử trở thành thỏi nam châm thu hút khách hàng lẫn nhiều nhà bán hàng, cũng bởi doanh nghiệp không thể bỏ lỡ cơ hội tiếp cận lượng khách tiềm năng.
➖ Có sẵn nguồn khách hàng tiềm năng, việc doanh nghiệp cần làm là chạy đua các chương trình, ưu đãi hằng tháng để nổi bật giữa các đối thủ cùng phân khúc
➖ Chi phí đầu tư ban đầu thấp, dễ sử dụng và có sẵn tài liệu hướng dẫn dành cho nhà bán hàng
➖ Thị trường lớn, dễ dàng tăng trưởng nhanh tùy nhờ vào tài nguyên có sẵn của sàn TMĐT
Khi doanh nghiệp mở rộng kênh bán hàng online trên sàn TMĐT, đồng nghĩa doanh nghiệp của bạn bị giới hạn về khả năng, mất nhiều khoản phí và phải hoạt động theo luật của những nền tảng đó. Doanh nghiệp cần tuân thủ nhiều quy tắc và điều kiện của sàn TMĐT đối với các chiến dịch hằng tháng và không sở hữu được dữ liệu của khách hàng vì chính sách bảo mật thông tin. Bạn sẽ làm gì nếu chẳng may tài khoản của bạn bị chặn quảng cáo, bị hạn chế hiển thị, chính sách chiết khấu sàn TMĐT ngày càng cao,…
Xây dựng App thương mại điện tử riêng biệt, có lợi thế gì?
Có đến 85% dân số đang trong trạng thái online hằng giờ, thúc đẩy xu thế mua sắm trực tuyến tạo nên cơ hội vàng để doanh nghiệp Việt mở rộng mặt bằng phát triển cửa hàng online mang thương hiệu riêng. Sở hữu kênh bán với website quản lý, mobile app doanh nghiệp riêng biệt với bộ tính năng app thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
➖ Chủ động sân chơi riêng, tạo dựng chương trình và chăm sóc tệp khách hàng trung thành trên chính mobile app doanh nghiệp
➖ Sở hữu kênh bán độc lập không phụ thuộc, không chi trả các khoản phí dịch vụ hay chi phí quảng cáo
➖ Tối ưu chi phí duy trì đội sale và phát triển thị trường khi mobile app giúp nhận – xử lý đơn hàng tức thời và sale tập trung thời gian tìm khách mới
Khách hàng sẽ tìm được hàng ngàn sản phẩm tương tự với chất lượng, thương hiệu khác nhau bởi tính năng đề xuất sản phẩm trên sàn TMĐT. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bạn sẽ cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng phân khúc. Việc xây mobile app doanh nghiệp riêng tốn khoản đầu tư cao hơn so với việc gia nhập các sàn chung. Tuy nhiên, app riêng sẽ giúp doanh nghiệp tập trung 100% vào xây dựng thương hiệu và chăm sóc khách hàng của mình. Ứng dụng trở thành kênh marketing riêng, khách hàng sẽ ghi nhớ thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp hơn sau mỗi lần sử dụng và truy cập ứng dụng. Đây cũng là chiến lược kinh doanh dài hạn mà các doanh nghiệp cần chú ý nếu phát triển với quy mô lớn hơn.
So sánh các tiêu chí giữa sàn thương mại điện tử và mobile app kinh doanh:
Mỗi kênh bán hàng online mang những nét đặc trưng riêng và vai trò khác nhau, cùng tìm hiểu sự khác biệt theo các tiêu chí giữa hai kênh bán hàng.
Tiêu chí | Sàn TMĐT | App kinh doanh |
Chiến dịch, chương trình | – Có sẵn nguồn hàng tiềm năng, việc doanh nghiệp cần làm là chạy đua các chương trình, ưu đãi hằng tháng để nổi bật giữa các đối thủ cùng phân khúc; – Sàn TMĐT có rất nhiều chiến dịch mỗi tháng, việc lên chiến dịch và chương trình khuyến mãi sẽ cần dựa trên yêu cầu, quy luật, chính sách nền tảng đề ra; – Tỷ lệ cạnh tranh cao ở nhiều ngành hàng, doanh nghiệp bạn cần có một mức giá cạnh tranh hay quảng cáo rầm rộ để giành lấy sự lựa chọn của khách hàng; | – Chủ động sân chơi riêng, tạo dựng chương trình và chăm sóc tệp khách hàng trung thành trên chính mobile app doanh nghiệp; – Không còn cạnh tranh gay gắt, chạy theo các chương trình theo từng tháng và tuân theo quy định của bên thứ ba; |
Dữ liệu khách hàng | – Doanh nghiệp không thể sở hữu dữ liệu khách hàng, không nắm được hành vi tiêu dùng của khách hàng vì chính sách bảo mật thông tin; | – Sở hữu toàn bộ dữ liệu, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Tất tần tật mọi điểm chạm trên hành trình mua sắm các kênh, từ thói quen, sở thích, lịch sử hay lượt tìm kiếm,… khi khách hàng sử dụng app của doanh nghiệp; |
Chi phí | – Chi phí đầu tư ban đầu thấp, chủ yếu là việc tạo và thiết lập gian hàng chuẩn chỉnh; – Có chi phí hoa hồng, phí thanh toán theo từng đơn hàng. Chịu các khoản phí từ các ưu đãi freeship, voucher, hoàn xu, hoàn tiền,…; – Mức phần trăm chi phí trên đơn hàng sẽ dao động trên 10%. Việc lập kế hoạch khuyến mãi và định giá cần xem xét khía cạnh chi phí mất đi từng đơn; | – Chi phí đầu tư ban đầu lớn, tuy nhiên doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một lần và sở hữu app kinh doanh trọn đời; – Không tốn các khoản chi phí cho bên thứ ba, bởi vì app kinh doanh thuộc doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn; – Doanh nghiệp có thể giải quyết được bài toán chi phí duy trì đội sale và phát triển thị trường, tiếp cận 63 tỉnh thành toàn quốc. |
Sự linh động | – Khó linh động hơn vì phải bán hàng trên nền tảng của bên khác; – Trong chiến dịch, các quy định của sàn không cho phép doanh nghiệp thay đổi chương trình. | – Doanh nghiệp quyết định mọi thứ, linh động trong việc thay đổi sản phẩm, chiến dịch, cách thức quảng bá sản phẩm cho từng nhóm khách hàng; – Trong chiến dịch, giá bán, quy định đều dựa trên hoàn toàn quyết định từ phía doanh nghiệp. |
Trên đây là phân tích điểm khác biệt giữa sàn thương mại điện tử và app thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp hiểu rõ đặc tính của mỗi kênh, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với định hướng lâu dài. Nghiên cứu, lắng nghe, thấu hiểu và “bắt đúng mạch” người dùng là những bước đi cần thiết để các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển những chiến lược kinh doanh thích hợp phục vụ khách hàng và giành vị trí nổi bật trên thị trường.
Nếu bạn còn lăn tăn hay mong muốn tư vấn và báo giá làm app mobile phù hợp. Liên hệ ngay để nhận hỗ trợ từ vấn từ chuyên gia.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 1197 lượt xem