85,500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt?
Nội dung bài viết
Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của Tổng cục Thống kê cho biết số doanh nghiệp rút lui khỏi nền kinh tế trong 8/2021 lên tới 85.500 doanh nghiệp và tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, 24.000 doanh nghiệp đăng ký rút lui khỏi thị trường tăng 6,6%.
Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt trong giai đoạn phục hồi?
1. Doanh nghiệp “loay hoay” phục hồi doanh thu sau đại dịch
Liên tiếp chịu ảnh hưởng của làn sóng Covid – 19, doanh nghiệp Việt đã trải qua những ngày tháng khó khăn. Sản xuất đình đốn, chuỗi cung ứng đứt gãy, tiếp cận khách hàng gian nan… Hàng loạt nghiệp rơi vào trạng thái “ngủ đông” – tạm ngừng cung cấp dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh hay chỉ duy trì ở mức hoạt động tối thiểu, giảm thiểu tối đa chi phí mặt bằng và nhân lực.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp phải những bất cập trong quy trình quản lý mô hình kinh doanh do “quy trình chắp vá”, thông tin chồng chéo, thiếu sự đồng bộ, và thiếu tính linh hoạt giữa các phòng ban. Để khắc phục điều này, ứng dụng công nghệ gần như là bắt buộc, không có biện pháp nào thay thế cho các doanh nghiệp.
2. Cơ hội với thương mại điện tử cần phải khai thác đúng cách
Cùng với sự phát triển như vũ bão của internet, thương mại điện tử ngày nay đã trở thành cụm từ không còn xa lạ. Thực hiện giãn cách xã hội khiến người dân khó tiếp cận với các kênh bán hàng truyền thống và dần chuyển hành vi mua trên các kênh trực tuyến. Cũng bởi, mua hàng online tiết kiệm thời gian và trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn, thu hút được tệp khách hàng mới trẻ trung và ưa chuộng ứng dụng di động.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hình thức mua sắm trực tuyến trên website, facebook,…hay kênh truyền thống không còn là lựa chọn tốt nhất để doanh nghiệp có thể giành chiến thắng về thị phần. Khi mà các tay chơi lớn của thị trường bán lẻ đã và đang chuyển dịch vụ của mình sang bán hàng trực tuyến và tận dụng lợi thế thương hiệu với chiến lược đa kênh.
Xem thêm: Cửa hàng truyền thống có bị “thất sủng” sau đại dịch?
Đây chính là thời điểm quan trọng để các nhà đầu tư tham gia vào thị trường đầy hứa hẹn này.
3. Tối ưu hóa cơ hội phát triển cho doanh nghiệp
Kỳ vọng của người tiêu dùng về trải nghiệm cá nhân hóa đang tăng dần lên, đặc biệt đối với thế hệ Millennials & Gen Z. Do đó, nếu doanh nghiệp không số hóa hành trình cung cấp các dịch vụ, sản phẩm, thì sẽ có nguy cơ mất khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi thấp.
Công nghệ và số hóa đã cho phép thực hiện cá nhân hóa một cách hiệu quả hơn khi tối ưu phương thức kinh doanh của doanh nghiệp về cả mặt chi phí và vận hành. Thay vì đầu tư mở rộng nguồn nhân lực và các cửa hàng vật lý, doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ như phân tích dữ liệu, AI hoặc ứng dụng mobile app để đem đến các điểm chạm toàn diện trên hành trình mua sắm.
Xem thêm: Điểm tên 6 công nghệ tiên phong của ngành phân phối – bán lẻ trong tương lai
Tuy nhiên, có một thực tế cho rằng, đứng trước những lợi ích tưởng chừng rất hiển nhiên của chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp đã có ý định triển khai công nghệ nhưng chưa thực sự vào cuộc hoặc đã thử nhưng chưa thành công. Rào cản lớn nhất vẫn là yếu tố con người, bởi tâm lý e ngại sự thay đổi, lo lắng cắt giảm chi phí,…
Việc chuyển đối số trong việc tối ưu mô hình kinh doanh doanh nghiệp nằm ở việc chuyển đổi về con người, chiến lược, mô hình hoạt động và tiến trình thực hiện qua từng giai đoạn. Vì vậy doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng, thay đổi nền văn hóa để luôn đổi mới từ tư duy đến hành động nhằm thích ứng với thời đại thay đổi đột ngột chỉ trong chớp nhoáng và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Mỗi doanh nghiệp, mỗi thách thức, hãy để IRTech đồng hành cùng bạn tháo gỡ khó khăn, ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 521 lượt xem