THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh: Chọn phễu hay bánh đà Flywheel để chuyển đổi tăng trưởng?

Thời đại số lên ngôi giúp những khách hàng tiếp cận thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết chính vì vậy, các vị khách có nhiều sự lựa chọn và mức độ trung thành cho sản phẩm – dịch vụ ngày càng giảm. Lúc này các mô hình chuyển đổi được các doanh nghiệp áp dụng triệt để. Vậy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nên chọn phễu hay bánh đà Flywheel để chuyển đổi tăng trưởng tốt nhất? 

Doanh nghiệp nên chọn mô hình Phễu hay bánh đà Flywheel để chuyển đổi tăng trưởng trong chiến lược kinh doanh?

1. Mô hình chuyển đổi tối ưu: Chọn Phễu truyền thống và bánh đà kiểu mới 

Dù doanh nghiệp bạn đang sử dụng và theo mô hình phễu marketing truyền thống hay mô hình bánh đà flywheel, tất cả các khách hàng thu được đều khởi điểm là những người lạ. Thông qua 3 giai đoạn ( Attract – Engage – Delight), những kẻ lạ mặt này sẽ dần chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng/ khách hàng và cuối cùng là người quảng bá. Vậy điểm khác biệt ở 2 mô hình này là: 

Chọn phễu hay bánh đà Flywheel để chuyển đổi tăng trưởng?
  • Mô hình Phễu: Mô hình tập trung tìm kiếm khách hàng và tăng số lượng khách hàng 
  • Mô hình Flywheel: Lấy khách hàng làm trung tâm. Tập trung tăng trải nghiệm khách hàng để từ đó tận dụng các vị khách trở thành người quảng bá – chính những người quảng bá sẽ tiếp tục đem lại “ người lạ mới” và rất có thể cũng sẽ là khách hàng tiềm năng miễn phí cho doanh nghiệp.

Xem thêm: 4 yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

2. Sự kết hợp giúp tối ưu hóa sự hài lòng khách hàng

Phễu lọc khách hàng chính là để tìm kiếm những đối tượng khách hàng phù hợp nhất, chất lượng và có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Phần việc của bánh đà chính là biến quá trình lọc của Phễu trở thành quy trình vòng lặp. 

Chiến lược kinh doanh doanh nghiệp với bánh đà tăng trưởng flywheel

Lưu ý: các hoạt động của bánh đà phải hoạt động theo một quy trình tương đối “tròn trịa” thì mới có thể tăng tốc quay và mang lại hiệu quả tốt nhất. Quá trình tương tác với khách hàng chính là vòng quay trong hành trình mua hàng, làm hài lòng khách chính là lực đẩy lớn nhất của bánh đà và quyết định sự tăng trưởng không ngừng cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu khách hàng có trải nghiệm không tốt thì đến một lúc bánh xe đứt quãng hoặc mất nguồn lực duy trì vòng xoay của bánh đà này. 

Từ góc độ kinh doanh, vòng xoay của bánh đà đại diện cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp và những khách hàng hạnh phúc sẽ duy trì năng lượng cho sự tăng trưởng đó. Để thật sự tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, bạn cần chú trọng vào những gì khán giả muốn biết ở từng giai đoạn và loại bỏ những vật cản trong quá trình đó. 

Để có thể vận hành tối ưu doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình phù hợp cho từng chiến dịch để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. 

Xem thêm: Tips giữ lửa nhiệt tình cho doanh nghiệp mùa giãn cách

3. Chiến lược kinh doanh của Amazon – lấy bánh đà flywheel để tăng trưởng

Năm 2011, Jeff Bezos đã có một ý tưởng dựa trên khái niệm bánh đà Flywheel được phác thảo ngay trên một tờ giấy ăn. 

Bánh đà Flywheel của Amazon được phác thảo trên giấy ăn

Trong thời gian đầu, chiến lược Bezos rất tinh gọn: Khuyến khích nhiều người mua sắm bằng các mã giảm giá nhờ đó mà thu hút được thêm nhiều người bán để sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng của Amazon. 

Với mục đích dẫn khách hàng từ miệng phễu và tăng tốc bánh đà, chiến lược này đã thành công với sản phẩm bán chạy nhất toàn cầu – thiết bị Smart TV Box. Amazon đã xây dựng bánh đà trung tâm thành công thúc đẩy hoạt động kinh doanh của thương hiệu. 

Hiệu ứng bánh đà flywheel đã giúp Jeff xây dựng đế chế ngàn tỷ Amazon

Bezos cho biết: “Nếu bạn nhìn vào các thành viên Prime, họ mua nhiều trên Amazon hơn nhưng người không phải thành viên Prime. Một khi đã trả phí hằng năm, họ sẽ tìm cách để nhận được nhiều giá trị hơn từ gói thành viên này. Do đó, họ xem nhiều danh mục hơn, mua sắm nhiều hơn, quảng bá rộng hơn. Mô hình Bánh đà thực sự đã tạo ra sự thúc đẩy của các hoạt động của Amazon.”

Xem thêm: Chuyển đổi số doanh nghiệp thời ‘Cá nhanh nuốt cá chậm’

Môi trường kinh doanh vận động mỗi ngày và khách hàng thì ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn với doanh nghiệp. Mọi thứ sẽ còn chuyển dịch, doanh nghiệp sẽ còn mở rộng, sản phẩm của mỗi thương hiệu sẽ còn cải tiến thêm và khách hàng luôn là mục tiêu giá trị của doanh nghiệp. Chính vì thế, hãy thử đặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lựa chọn mô hình chuyển đổi chiến lược kinh doanh hiệu quả cho từng giai đoạn. 

Hãy để IRTech đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ứng dụng mobile app doanh nghiệp và phát triển bền vững. Đăng ký ngay để được đội ngũ IRTech hỗ trợ miễn phí!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Hướng phát triển mới giúp ngành thời trang không ‘chết mòn’ vì đại dịch

Ngành thời trang với tốc độ phát triển sản phẩm nhanh, vòng đời ngắn, là một trong những ngành “chịu trận” trước đại dịch. Sự chuyển dịch trong phương thức kinh doanh truyền thống sang thị trường thời trang online của các doanh nghiệp trở nên tất yếu. Xem thêm
Blog Figure

3 điều người quản trị nhất định phải chú ý khi ứng dụng công nghệ mới

Trước sự cạnh tranh toàn cầu và xu hướng chuyển đổi số Việt Nam như hiện nay, nếu doanh nghiệp không nhanh chóng áp dụng và xây dựng lợi thế từ nền tảng công nghệ, tối ưu vận hành – quản lý sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tụt hậu và khó có thể tồn tại. Tuy nhiên, trong tiến trình ứng dụng công nghệ người lãnh đạo nhất định phải chú ý 3 điều sau: Xem thêm
Blog Figure

Doanh nghiệp bạn đang số hóa hay chuyển đổi số?

Trong những năm gần đây, cụm từ “chuyển đổi số” xuất hiện với mật độ ngày càng dày trên các kênh truyền thông xã hội. Với tần suất nghe quá nhiều như vậy, các doanh nghiệp sẽ bị nhiễu thông tin và gây nên tình trạng nhầm lẫn việc chuyển đổi những hoạt động trong doanh nghiệp. Cùng xem bài viết dưới đây để biết được doanh nghiệp của bạn đang số hóa hay chuyển đổi số nhé! Xem thêm
Blog Figure

Xu hướng chuyển đổi số thay đổi cuộc đua ngành bán lẻ

Quý I/2023, sức mua trên toàn thế giới giảm mạnh. Ngay cả Việt Nam mặc dù sức mua tăng 9% nhưng mức lợi giảm 20,4%. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu. Cùng tham khảo tổng quan và xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ từ các doanh nghiệp đi trước. Xem thêm
Blog Figure

Tăng trưởng doanh thu, số hóa kinh doanh chỉ 1 chạm

Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh đều tập trung hướng đến tăng doanh thu và mở rộng kinh doanh, điều này yêu cầu khâu vận hành, điều phối ở các kênh đặc biệt là kênh bán online cần được tối ưu hiệu quả. Để giải quyết những hạn chế trong lối kinh doanh truyền thống, bật mí cho doanh nghiệp chỉ 1 lần chạm đăng ký nhận X2 tăng trưởng khi số hóa kênh bán với mobile doanh nghiệp riêng biệt.  Xem thêm
Blog Figure

RPA – “Chìa khóa” giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả

Với doanh thu dự báo đạt hơn 5 tỷ USD vào 2025, ứng dụng giải pháp RPA được xem là “công nghệ vàng” trong tiến trình số hóa của mọi doanh nghiệp. Vậy thực sự RPA là gì? Vì sao công nghệ này là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời kỳ Covid-19? Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!