THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Netflix, Adobe, Fujifilm “vực dậy” nhờ công nghệ chuyển đổi số

Chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá cũng như thêm cơ hội bước ra khỏi khủng hoảng và “cứng cáp” hơn. Tuy nhiên theo một báo cáo, 73% doanh nghiệp đã thất bại trong những nỗ lực chuyển đổi số do doanh nghiệp gặp nhiều rào cản và chưa nhận thức đúng vai trò trong quá trình này.

Top 3 doanh nghiệp thành công nhờ công nghệ chuyển đổi số

Trong đó, không thể không nhắc tới 3 câu chuyện của 3 ông lớn: Netflix, Adobe, Fujifilm đã áp dụng chuyển đổi số doanh nghiệp thành công vào mô hình kinh doanh của mình.

1. Netflix – mô hình chuyển đổi số trong ngành công nghệ và giải trí

Năm 1997, Netflix sử dụng mô hình trả tiền cho mỗi lần thuê DVD thông qua thanh toán trực tiếp hoặc qua thư tư, đi kèm với bán DVD nhưng không đem lại kết quả.

Đến năm 2017, tận dụng sự phát triển của internet, công ty đã vận dụng công nghệ lưu trữ đám mây trong việc tạo ra một thế giới phim ảnh trực tuyến với hàng triệu bộ phim nổi tiếng trên khắp thế giới.

Ông lớn Netflix tận dụng công nghệ để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng

Để tăng trải nghiệm khách hàng trong thế giới giải trí, ông lớn tạo ra một ứng dụng mobile riêng biệt giúp người dùng có thể truy cập thông qua các thiết bị công nghệ có kết nối internet ở mọi nơi, tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn.

Xem thêm: Bài học từ Rạng Đông: Chuyển đổi số doanh nghiệp truyền thống Việt – cuộc đua sống còn

Lợi nhuận của công ty cũng tăng mạnh trong nhiều năm liền, với quý I năm 2020, tỷ suất lợi nhuận của công ty tăng 16,6% và tiếp tục lên 22% trong quý II. Đến nay, Netflix giữ vững vị trí là nhà cung cấp nội dung video phổ biến nhất so với các đối thủ nặng ký khác về công nghệ như Amazon, Hulu và Youtube.

2. Adobe – Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp phần mềm

Khi mới thành lập, Adobe vẫn cạnh tranh bằng mô hình truyền thông trên giấy phép kinh doanh, họ bán phần mềm của mình để chỉnh sửa ảnh (Photoshop), chỉnh sửa vector (Illustrator) hoặc chỉnh sửa video (Premiere Pro) trên đĩa CD.

Vào năm 2008, cuộc đại suy thoái toàn cầu diễn ra đã thay đổi không nhỏ cục diện tài chính toàn cầu. Để tồn tại, Adobe có bước nhảy vọt về kỹ thuật số, công ty từng bước chuyển đổi số từ mô hình truyền thống sang dịch vụ đăng ký dựa trên đám mây. Ông lớn khẳng định được vị thế thông qua ba mô hình dựa trên đăng ký – Creative Cloud, Document Cloud và Marketing Cloud.

Adobe đã có bước nhảy vọt về kỹ thuật số

Khoảng 5 năm sau quá trình chuyển đổi số, giá cổ phiếu của công ty đã tăng gấp 3 lần, với mức tăng trưởng doanh thu tổng thể lên đến hai con số. Trong năm 2020, Adobe đã đạt được mức doanh thu đột phá là 12,87 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước.

3. Fujifilm – Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp hình ảnh

Thành lập vào năm 1934 với tư cách là một nhà sản xuất phim chụp ảnh, công ty đã được những thành công trên toàn cầu thông qua việc bán phim chụp ảnh và là một đối thủ xứng tầm với Kodak. Đối mặt với sự phổ biến của máy ảnh số tăng cao đã dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh doanh phim ảnh của Fuji. Khi Kodak phá sản, Fuji biết họ cần phải “tiến hóa” để tồn tại.

Fujifilm chuyển đổi và đầu tư vào chuyển đổi số

Bên cạnh đó, ông lớn đã quyết định mở rộng thị trường kinh doanh của mình, hướng tới kinh doanh công nghệ chuyển đổi số và cả lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Fuji đã tạo ra thiết bị hình ảnh y tế, chẩn đoán tia X kỹ thuật số và các công nghệ dược phẩm, y tế khác. Bằng cách mở rộng sang thị trường mới và áp dụng công nghệ mới, Fuji đã đa dạng hóa chiến lược lợi nhuận của công ty và trở thành một trong những doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể trong ngành chăm sóc sức khỏe.

Sự linh hoạt của Fujifilm đã mở rộng phạm vi sản phẩm – dịch vụ của mình và tăng khả năng phủ sóng trên thị trường.

Xem thêm: Bài học kinh điển: Vai trò nhà lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp trước sự thay đổi của kodak

Qua những câu chuyện của Netflix, Adobe và Fujifilm sẽ là động lực giúp doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống đang dậm chân tại chỗ để phát triển trong tương lai. Việc chuyển đổi số có thể là một hành trình khó khăn, nhưng nếu được đáp ứng với chiến lược dựa trên dữ liệu phù hợp và tinh thần tiếp thu những thay đổi, đây sẽ trở thành “bàn đạp” cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.

Nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm một đối tác cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, thì IRTech là đơn vị đem lại các giải pháp có tính ứng dụng cao và tương thích trên mọi nền tảng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ tư vấn về công nghệ chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Tăng trưởng doanh thu, số hóa kinh doanh chỉ 1 chạm

Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh đều tập trung hướng đến tăng doanh thu và mở rộng kinh doanh, điều này yêu cầu khâu vận hành, điều phối ở các kênh đặc biệt là kênh bán online cần được tối ưu hiệu quả. Để giải quyết những hạn chế trong lối kinh doanh truyền thống, bật mí cho doanh nghiệp chỉ 1 lần chạm đăng ký nhận X2 tăng trưởng khi số hóa kênh bán với mobile doanh nghiệp riêng biệt.  Xem thêm
Blog Figure

5 lưu ý quan trọng cho SME Việt để chuyển đổi số thành công

Đại dịch COVID-19 đã tạo nên những thách thức chưa từng có đến các phương thức kinh doanh và quản trị truyền thống, đòi hỏi doanh nghiệp cần đổi mới để duy trì hoạt động. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đứng trước nguy cơ “chết mòn” nếu không thay đổi. Vì vậy, trong chiến lược ứng dụng công nghệ chuyển đổi số toàn diện, các chủ SME cần lưu ý 5 điều sau: Xem thêm
Blog Figure

Top 5 Phần mềm ERP phù hợp với mọi doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số

Phần mềm ERP được so sánh như "trợ thủ đắc lực", hỗ trợ các nhà lãnh đạo đơn giản hóa quá trình quản lý doanh nghiệp, giảm bớt công việc thủ công phức tạp. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc đua chuyển đổi số trong doanh nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vai trò của phần mềm ERP ngày càng quan trọng trong việc tối ưu hoá hoạt động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn được phần mềm ERP phù hợp với chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp của bạn. Xem thêm
Blog Figure

Phòng ban kế toán nên thực hiện chuyển đổi số như thế nào?

Trong thời đại công nghệ 4.0, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang chần chừ chưa chuyển đổi số cho bộ phận kế toán, vẫn duy trì cách làm việc truyền thống vì cho rằng chuyển đổi số là tốn kém hoặc không biết nên bắt đầu chuyển đổi số từ đâu. Trong bài viết này, IRTECH sẽ chia sẻ với anh chị kế toán và chủ doanh nghiệp những phương thức cực kì đơn giản để chuyển đổi số cho bộ phận kế toán. Xem thêm
Blog Figure

Tối ưu hoạt động Tài chính – Kế toán với tự động hóa RPA

Ước tính tiềm năng của tự động hóa RPA toàn cầu đối với lĩnh vực tài chính - kế toán là 43%, cho thấy tương lai đầy tiềm năng của công nghệ tự động hóa thông minh trong đa lĩnh vực. Cùng tìm hiểu nhé! Xem thêm
Blog Figure

Tự động hóa quy trình – sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp

Tự động hóa quy trình ở thời đại công nghệ số không còn là sự lựa chọn, mà được đánh giá là chìa khóa giúp doanh nghiệp tăng năng suất và chất lượng công việc, cũng bởi nhân sự có thể tập trung vào các công việc có giá trị cao. Vì sao lại khẳng định như vậy? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây! Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!