4 chú ý giúp doanh nghiệp tránh “bẫy” trong chuyển đổi số
Nội dung bài viết
Bài toán chuyển đổi số doanh nghiệp không chỉ dành riêng các nhà lãnh đạo mà còn là bài toán cho tất cả các cá nhân và phòng ban trong doanh nghiệp. Để đạt được thành công trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của chuyển đổi số là gì. Hãy đọc bài viết dưới đây của IRTech để tìm hiểu về 4 chú ý giúp doanh nghiệp tránh “bẫy” trong chuyển đổi số để tránh thất bại nhé!
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số từ đó tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.
Chuyển đổi số được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi nhằm: Tăng tốc độ mở rộng thị trường, tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất nhân viên, xóa bỏ ranh giới vật lý trong kinh doanh…Chuyển đổi số doanh nghiệp đang được trải rộng trên khắp các lĩnh vực khác nhau như: bán lẻ, tài chính, chăm sóc sức khỏe,…Tất cả đều đang khởi động rất mạnh mẽ.
Xem thêm: Giải bài toán triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khám phá bản chất chuyển đổi số
1. Chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là công nghệ
Một trong yếu tố chính để thực hiện thành công chuyển đổi số trong doanh nghiệp là phải hiểu rõ tiềm năng của công nghệ. Nhưng điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ làm được mọi việc nhanh hơn nếu đã có công nghệ chuyển đổi số. Thay vào đó là những công nghệ này thực sự có khả năng gì và doanh nghiệp có thể điều chỉnh được quy trình hay không.
Vì chuyển đổi số còn là cả quá trình sử dụng, sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa cũng như trải nghiệm khách hàng hiện có. Từ đó, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và sự thay đổi của thị trường.
2. Chuyển đổi số phải bắt đầu và kết thúc bằng khách hàng
Các doanh nghiệp rất hay gặp tình huống cố gắng nhồi nhét công nghệ vào chủ đề bàn luận, nghĩ rằng nó sẽ giải quyết mọi thứ. Sự thật phũ phàng và lạnh lùng là công nghệ chuyển đổi số chỉ dành cho các lợi ích về mặt công nghệ chứ không phải đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Trước khi xem xét đến vấn đề dẫn đến thay đổi doanh nghiệp, chúng ta cần trả lời một câu hỏi cơ bản là: “Do đâu mà chúng ta có động lực muốn thay đổi, từ việc lưu giữ hồ sơ bằng giấy chuyển sang nền tảng của công nghệ số?”. Đó chính là khách hàng. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu thiếu khách hàng. Bởi vậy, khách hàng luôn là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới và nỗ lực đáp ứng.
Ví dụ khách hàng muốn cầm ít tiền mặt trong người và giao dịch ngoài giờ hành chính, đó là lý do ngân hàng số phát triển. Một ví dụ điển hình khác là Netflix – nền tảng cung cấp dịch vụ phát trực tuyến. Trước đây khách hàng muốn xem phim phải đến tận nơi các cửa hàng, tìm kiếm và thuê băng đĩa để về xem. Nhưng hiện tại, nhờ hiểu được bản chất của chuyển đổi số mà các thư viện nội dung số được phát triển để phục vụ khách hàng trên các thiết bị di động, cá nhân trực tuyến.
3. Công nghệ là công cụ trong quá trình chuyển đổi
Bản chất của chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ phù hợp để chuyển đổi mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp thích nghi và phát triển. Công nghệ không phải là mấu chốt của chuyển đối số. Việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số chẳng thể đảm bảo được kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới có thành công hay không. Mà còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tối ưu các quy trình hiện tại, tháo gỡ các bài toán tồn đọng, hay tinh thần quyết tâm chuyển đổi số của các cấp. Một công ty mà nhân viên không có tư duy số hóa, văn hóa không nuôi dưỡng sự đổi mới thì không có một công nghệ nào có thể cứu sống được doanh nghiệp.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp không chỉ là hoạt động nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng năng suất, tạo lợi nhuận mà hơn hết, nó phải là nền tảng văn hóa của một doanh nghiệp. Và văn hóa đó phải được xây dựng và thực hành trong một chiến lược lâu dài và kiên định.
4. Ứng dụng đi chung với áp dụng
Việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số chỉ là bước đầu tiên và chưa đủ để đạt được thành công trong quá trình chuyển đổi số. Điều quan trọng hơn là phải hiểu rõ tiềm năng của công nghệ đó và xác định liệu nó có thực sự phù hợp với bước phát triển của doanh nghiệp hay không. Thành công của chuyển đổi số phải nằm trong tư duy và cách tiếp cận, giải quyết vấn đề.
Một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn cần phải ứng dụng chính xác các tiềm năng và cơ hội nhằm thực hiện mọi thứ một cách nhanh hơn, tốt hơn và sáng tạo hơn. Bên cạnh đó, tư duy và phương pháp tiếp cận trong giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng để đạt được thành công trong quá trình chuyển đổi số. Vì vậy, cần trả lời câu hỏi: “Công nghệ chuyển đổi số này có tiềm năng gì và chúng ta cần điều chỉnh quy trình và công việc như thế nào để tận dụng tối đa các khoản đầu tư công nghệ của mình?” để đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Xem thêm: 6 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp 2023
Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Việt Nam
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào công cuộc chuyển đổi số. Nhìn nhận về giai đoạn trước, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến chuyển đổi số, khái niệm về chuyển đổi số trong doanh nghiệp còn mới mẻ, xa lạ, hoạt động chủ yếu vào lực lượng lao động và thực hiện thủ công qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã đẩy hoạt động kinh doanh vào trạng thái bị động. Điều này đã thay đổi nhận thức về chuyển đổi số của các nhà quản trị. Sự thay đổi này làm cho quá trình chuyển đổi số được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp.
Chẳng hạn, trong ngành tài chính – ngân hàng, các ngân hàng đã triển khai chiến lược chuyển đổi số, cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet như (Livebank của TPBank, E-Zone của BIDV…), hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động (Mobile Banking…).
Bên cạnh đó, sự có mặt của Grab hay Uber sử dụng nền tảng công nghệ của nước ngoài trước đây đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ gọi xe trong nước như Be hay FastGo. VinGroup cũng đã xây dựng hệ thống quản lý khách hàng thống nhất với VinID, giúp khách hàng tích hợp và quản lý thông tin khi giao dịch với VinGroup ở nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán các hóa đơn gia đình, tiền điện, mua sắm hay các dịch vụ nghỉ dưỡng…
Kết luận
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt các doanh nghiệp đang chuyển đổi số tại Việt Nam vào một cuộc đua vô cùng gây cấn và căng thẳng. Nếu doanh nghiệp chậm chân và không nắm rõ bản chất của chuyển đổi số, rất khó để đưa sự phát triển của doanh nghiệp một cách nhanh chóng trong tương lai.
Là đơn vị hàng đầu trong tư vấn chuyển đổi số toàn diện và cung cấp dịch vụ công nghệ cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. IRTech thấu hiểu các vấn đề đặc thù mà doanh nghiệp đang loay hoay gặp phải. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về giải pháp chuyển đổi số ngay nhé!
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 559 lượt xem