Bài học kinh điển: Vai trò nhà lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp trước sự thay đổi từ KODAK
Nội dung bài viết
Thay đổi là điều tất yếu trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh, việc quản trị doanh nghiệp trước sự thay đổi có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của công ty. Cũng bởi, có những công ty nhỏ ứng biến linh, ứng dụng công nghệ hoạt trở thành những ‘kỳ lân’ trong ngành. Và có đế chế huy hoàng dần suy yếu và tàn lụi, như thương hiệu Kodak.
Chỉ 40 năm trước Kodak được xem là ông hoàng trong ngành máy ảnh với doanh thu khổng lồ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Kodak lụi tàn?
Bài học quản trị doanh nghiệp từ sự lụi tàn của đế chế Kodak
Bài học 1: Sai lầm trong định hướng thị trường
Được biết đến là ông lớn trong ngành máy ảnh và film, Kodak chiến lược này “dao cạo” thu về nguồn lợi nhuận lớn. Chính vì vậy trước sự thay đổi của thị trường và xu hướng tiêu dùng, Kodak thờ ơ trong việc phát triển công nghệ số, khi mà các đối thủ cạnh tranh Fuji, Sony, Canon đầu tư mạnh nguồn lực dồi dào. Và khó khăn xuất hiện khi công ty Nhật Bản Fuji xâm lấn thị phần của Kodak, khi tung ra phim màu với giá rẻ hơn 20% của Kodak. Kết quả của của cuộc chiến là sự thất bại thảm hại của Kodak.
Xem thêm: Đâu là chìa khóa tăng trưởng của đế chế UNIQLO
Thương hiệu thiếu một tầm nhìn chiến lược và niềm tin sản phẩm sẽ không thể thay thế khiến Kodak thay vì thay đổi và tiến vào lĩnh vực mới đầy triển vọng, công ty giữ mình trong thị trường cũ nhằm duy trì nguyên lợi nhuận.
Bài học 2: Vai trò nhà lãnh đạo mờ nhạt và nỗ lực thay đổi nửa vời
Sau cú knock-out đầu đau đớn từ Fuji, ban quản trị Kodak nhanh chóng điều chỉnh chiến lược kinh doanh, định hướng trở thành một công ty công nghệ và cố gắng liên minh với các công ty công nghệ khác để phát triển sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, thất bại lại đến với thương hiệu trong việc ngại thay đổi nỗ lực thay đổi triết lý “lưỡi dao cạo” đã ăn sâu vào bộ máy công ty. Cùng với đó, nguyên nhân dẫn đến sự lụi tàn của Kodak là do vai trò người lãnh đạo trở nên mờ nhạt và hoàn toàn thất bại trong việc chia sẻ tầm nhìn, cũng như thúc đẩy các nhân sự đồng lòng thay đổi.
Cũng bởi trước chiến lược mới được đưa ra các nhân sự điều hành Kodak chưa có một cái nhìn rõ ràng về thị trường máy ảnh film truyền thống đang dần hết thời, Vì vậy, tuy đã xây dựng chiến lược công nghệ số nhưng ban lãnh đạo và cả nhưng quản lý Kodak đã không mạnh dạn, thậm chí trì hoãn trước những kế hoạch hành động để vực dậy thương hiệu.
Xem thêm: Giải mã “kỳ lân” công nghệ mới DUOLINGO
Bài học 3: Sử dụng nguồn lực không hợp lý
Nhằm vực dậy Kodak, CEO Perez (2003) cho đóng cửa các nhà máy phim và cắt giảm nhân sự, để tập trung nguồn lực đầu tư mạnh vào công nghệ số và các dịch vụ mới. Nhưng đến 2011, những dòng máy in mới với chi phí cao và mực in giá rẻ bắt đầu có dấu hiệu sản sinh lợi nhuận. Cùng với đó, Kodak phát triển máy in thương mại tốc độ cao, máy in ảnh gia đình, phần mềm chuẩn hóa quy trình làm việc và đóng gói sản phẩm với doanh số ước tính tăng gấp đôi lên gần 2 tỷ USD. Tuy nhiên, dù đã đạt được bước tiến mang tính bước ngoặt nhưng chi phí đầu tư lớn và những nỗ lực muộn màng, dẫn đến nguy cơ phá sản ngày càng hiện rõ.
Sự thất bại của Kodak, một trong số những tên tuổi thống trị trong ngành nhiếp ảnh 40 năm về trước, là bài học cho những nhà lãnh đạo về thay đổi trước sự phát triển của thị trường và công nghệ. Cũng bởi THAY ĐỔI hoặc CHẾT! Thị trường luôn luôn biến động không ngừng. Thay đổi sẽ mang đến nguy cơ; nhưng nếu phớt lờ doanh nghiệp sẽ tụt hậu, thậm chí chết mòn!
Mỗi doanh nghiệp, mỗi thách thức, hãy để IRTECH đồng hành cùng bạn tháo gỡ khó khăn, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số và phát triển bền vững. Đăng ký ngay để được đội ngũ IRTech hỗ trợ tư vấn miễn phí!
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 1364 lượt xem