Nắm bắt kịp thời 4 xu hướng tác động đến thị trường logistics năm 2024
Nội dung bài viết
Ngành logistics đang trải qua giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ với sự bùng nổ của công nghệ. Các doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng mới nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh. Bài viết này sẽ điểm qua 4 xu hướng chính sẽ định hình thị trường logistics năm 2024, cùng với những giải pháp cho doanh nghiệp logistics.
Điểm danh 4 xu hướng chủ đạo tác động mạnh đến logistics năm 2024
Thực trạng chuyển đổi số ngành Logistics tại Việt Nam
Ngành logistics vốn là ngành dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho phát triển thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tính đến năm 2024, ngành logistics tại Việt Nam đang trải qua một quá trình chuyển đổi số đáng kể và đang trên đà phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình 14-16%/năm, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm.
Tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng mức độ ứng dụng công nghệ trong ngành Logistics Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng phương thức thủ công trong các khâu quản lý, vận hành. Bên cạnh đó, chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,…
Ngành logistics Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp với chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 89%. Trong khi chỉ một số ít công ty liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như DGL, APL,…mới đáp ứng các điều kiện cần và đủ để tiến hành chuyển đổi số logistics.
Các xu hướng tác động đến thị trường logistics năm 2024
1. Nắm bắt Tự động hóa và AI góp phần định hình ngành logistics
Tự động hóa (RPA) và Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục là chủ đề thịnh hành trong tất cả các ngành và logistics cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng tự động hóa RPA và AI vào ngành logistics sẽ mang đến những cải tiến giúp lưu trữ và xử lý nhanh chóng một lượng lớn nghiệp vụ, giảm bớt gánh nặng công việc giấy tờ cho nhân viên logistics. Tự động hóa các tác vụ thông thường, thủ công và lặp đi lặp lại. Nhờ vậy, doanh nghiệp logistics có thể ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Một số tính năng mà Tự động hóa RPA sẽ hỗ trợ cho ngành Cảng biển, logistics:
- Đồng bộ thông tin ebooking, debit note, bill,…
- Tự động cập nhật trạng thái, lịch trình, làm thủ tục khai báo hải quan
- Tự động đồng bộ dữ liệu trên các phần mềm sẵn: ERP, Nội bộ,…
- Tự động gửi các loại email: Bill, Debit, Release,…cho khách hàng
Xem thêm: Tự động hóa thay đổi cách thức hoạt động của ngành logistics vượt trội
2. Internet vạn vật (IoT)
Internet vạn vật (IoT) kết nối thiết bị và vật dụng thông qua internet, sử dụng cảm biến và công nghệ tiên tiến để chia sẻ dữ liệu giữa các đối tượng này. Theo dự đoán từ Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC), thị trường IoT sẽ đạt tới 55,7 tỷ thiết bị kết nối vào năm 2025. Trong lĩnh vực logistics, IoT mang lại khả năng giám sát và theo dõi liên tục. Thiết lập cảm biến IoT trên hàng hóa và phương tiện cho phép cập nhật thông tin trạng thái và vị trí ngay lập tức.
Nhờ IoT, người dùng có thể theo dõi và đánh giá hiệu suất của thiết bị, phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào trước khi chúng biến thành hỏng hóc nghiêm trọng. Các doanh nghiệp có thể giám sát môi trường trong kho hàng của mình, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và cả ánh sáng. Công nghệ này còn mang lại cái nhìn toàn diện về chuỗi cung ứng, từ đó giúp tối ưu hóa lộ trình và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng bằng việc cung cấp thông tin cập nhật tức thì về tình trạng giao hàng, cho phép theo dõi đơn hàng một cách chính xác.
3. Giảm lượng khí thải carbon
Trong năm 2024, ngành logistics đang thúc đẩy mạnh mẽ các nỗ lực để giảm lượng khí thải carbon và cam kết hơn nữa với các mục tiêu bền vững. Các doanh nghiệp trong ngành đang nhận ra tầm quan trọng của việc giảm carbon và ứng dụng các biện pháp xanh để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Một trong những biện pháp để giảm lượng khí thải carbon trong ngành logistics là: tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông xanh, như xe điện hoặc xe chạy bằng năng lượng tái tạo, sử dụng điện mặt trời, điện gió,…
4. Thực hiện tích hợp hệ sinh thái bền vững
Phát triển logistics xanh, bền vững luôn nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp, vì đây là xu hướng chung của toàn cầu. Việc tích hợp hệ sinh thái bền vững vào ngành logistics là điều cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tích hợp hệ sinh thái là giải pháp giúp các doanh nghiệp logistics bổ sung thêm nhiều ứng dụng và nền tảng vào hệ sinh thái kỹ thuật số của mình, một công cụ tích hợp tất cả các hệ thống khác nhau bên trong và bên ngoài. Thay vì phải sử dụng nhiều giải pháp để tích hợp nhiều nền tảng và đối tác thương mại khác nhau, các công ty có thể sử dụng một nền tảng tích hợp toàn diện. Điều này không chỉ làm giảm sự phức tạp trong tích hợp mà còn giúp giảm thiểu lỗi bằng cách đơn giản hóa các quy trình và kết nối.
Giải pháp chuyển đổi số ngành Logistics năm 2024
1. Hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện Cảng điện tử ePort
Cảng điện tử ePort là hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện chuyển đổi mô hình Cảng từ trực tiếp sang trực tuyến dành riêng cho ngành khai thác Cảng. Hệ sinh thái ePort giúp kết nối các thực thể, giải pháp phần mềm, nhân sự Cảng, nhằm loại bỏ những thói quen giao dịch thủ công rườm rà giữa các bên. Điện tử hóa các quy trình, tăng tốc trao đổi thông tin giữa các bên, tăng hiệu quả tương tác với các cơ quan chính phủ như hải quan, hàng hải và cảng vụ…
Xem thêm: ePort là gì? Vì sao nên ứng dụng Cảng điện tử ePort trong quản lý Cảng biển?
Giải pháp ePort bao gồm các phân hệ:
- Cảng điện tử ePort dành cho hàng Container
- Cảng điện tử GTOS dành cho hàng rời, hàng tổng hợp
- Cổng tự động thông minh Autogate – Cổng thông minh đầu tiên tại Việt Nam
- Giải pháp Quản lý, điều hành nội bộ cho đơn vị vận hành – quản lý Cảng
- Giải pháp tự động hóa IRBOT ứng dụng công nghệ RPA thực hiện nghiệp vụ có quy trình, logic cố định
2. Cổng tự động thông minh AutoGate
AutoGate là giải pháp cổng Container thông minh, nhằm tạo thuận lợi cho lái xe và chủ hàng với 2 tiêu chí: không tiếp xúc, không dùng giấy. Cổng AutoGate được ứng dụng để giúp nhận diện các container và mở barrier cho xe về kho, mà không cần ký phiếu giao nhận container. Các thông số được chuyển sang dạng text và tự động đồng bộ lên hệ thống, hỗ trợ nhân viên giảm bớt các tác vụ thủ công, đặc biệt là lúc cao điểm, tránh được tình trạng ùn tắc kéo dài.
Xe container chỉ cần dừng khoảng 1 phút để cổng container tự động (Autogate) nhận dạng mã container bằng thuật toán ACCR kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện biển số xe và điều khiển đóng mở, đọc chỉ số đầu cân điện tử, dùng robot (RPA) thực hiện lệnh, gửi thông tin qua app điện thoại của tài xế là có thể tiến vào các khu vực hàng đang chờ sẵn, không có tình trạng ùn tắc hay chờ đợi.
Xem thêm: AutoGate giải pháp cổng container thông minh
3. GTOS – Giải pháp quản lý Cảng cho hàng rời, hàng tổng hợp
Giải pháp GTOS hàng rời, hàng tổng hợp giúp quản lý toàn bộ nghiệp vụ xếp dỡ, giao nhận, kiểm đếm đối với cảng chuyên khai thác hàng tổng hợp, bao gồm: hàng rời/ xá, hàng bao/ kiện, hàng lỏng, Ro-Ro, thiết bị, động vật sống… Giải pháp GTOS đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thực thể, giải pháp phần mềm, nhân sự Cảng, khách hàng, đơn vị logistic và cả các đơn vị hành chính công… tương tự giải pháp Cảng điện tử ePort cho hàng Container giúp hoạt động vận hành – quản lý của được tối ưu, xuyên suốt và hiệu quả.
Kết luận
Công nghệ chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, mà còn là yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển và sự tiến bộ trong ngành logistics. Các doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng này để có thể linh hoạt đưa ra những phương án thích ứng và thúc đẩy kinh doanh, tối ưu chi phí trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Hiện nay trên thị trường, công ty công nghệ IRTECH Việt Nam chuyên cung cấp giải pháp Hệ sinh thái Cảng điện tử ePort, Cổng tự động AutoGate và giải pháp kho hàng tổng hợp GTOS. Đã được triển khai thành công tại đơn vị Cảng Đà Nẵng, là giải pháp công nghệ tháo gỡ khó khăn của ngành dịch vụ Logistics nói chung và ngành khai thác Cảng nói riêng. Hãy để IRTECH là người đồng hành đáng tin cậy của bạn trong hành trình chuyển đổi số logistics, cảng biển.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị đồng hành để triển khai chuyển đổi số logistics, liên hệ ngay để được đội ngũ chuyên viên IRTECH tư vấn hỗ trợ miễn phí với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chuyển đổi số cho nhiều doanh nghiệp mọi quy mô.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 822 lượt xem