Tất tần tật về livestream bán hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị điều gì?
Nội dung bài viết
Livestream bán hàng đã trở nên quen thuộc khi mang lại lợi nhuận cao, tiếp cận được nhiều người mua. Sức “nóng” của livestream đã và đang tạo nên cuộc đua gay cấn trong ngành thương mại điện tử. Từ các doanh nghiệp đến giới nghệ sĩ, người nổi tiếng, từ người kinh doanh ở đô thị đến người nông dân… đều có thể tổ chức livestream bán hàng. Cùng IRTech tìm hiểu ngay!
Công thức livestream bán hàng thành công, chia khóa bứt phá trong thời đại mới
Trung bình có khoảng 70 đến 80 nghìn phiên livestream bán hàng mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội. Nhìn nhận từ những thành công này, các doanh nghiệp đang chứng kiến sự dịch chuyển trong thị trường marketing và quảng cáo. Các hình thức quảng bá truyền thống đang dần bị thay thế và mở đường cho các hình thức tiếp thị mới và hiện đại hơn.
1. Livestream bán hàng, mỏ vàng của các doanh nghiệp, nhà bán lẻ
Theo báo cáo Coresight Research, doanh số livestream toàn cầu đã đạt 171 tỷ USD năm 2023; tăng từ mức 60 tỷ USD vào năm 2019. Các chuyên gia dự đoán rằng livestream bán hàng sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cấp số nhân. Khi nhiều doanh nghiệp nhận ra tiềm năng của nó, họ sẽ đầu tư vào nền tảng và công nghệ để hỗ trợ nỗ lực phát trực tiếp của mình; tạo ra một hệ sinh thái thương mại trực tiếp lớn hơn và đa dạng hơn.
Livestream – hình thức phát trực tuyến phiên bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, ứng dụng MXH, giải trí… đang mang đến cho doanh nghiệp và nhà bán lẻ một kênh giải trí kết hợp mua sắm với hiệu quả doanh thu lên đến cả tỷ đồng. Trong livestream, “mắt xem” – biểu tượng cho số người theo dõi là yếu tố đầu tiên đánh giá kịch bản livestream bán hàng hiệu quả, từ đó kéo theo tỷ lệ chốt đơn, đặt hàng.
Bên cạnh đó, kịch bản livestream bán hàng kết hợp cùng KOL/KOC là nhân tố quan trọng thu hút người xem, tăng tương tác và thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua bằng những đánh giá, trải nghiệm chân thực về sản phẩm. Những ví dụ điển hình về các phiên livestream của các KOC như Võ Hà Linh, Phạm Thoại, Lê Dương Bảo Lâm, Pew Pew… với doanh thu lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng đã chứng tỏ được hiệu quả nổi bật của hình thức bán hàng phổ biến này.
2. Doanh nghiệp nên lựa chọn livestream ở đâu tối ưu hơn?
Ở Việt Nam, 3 nền tảng livestream được ưa chuộng nhất là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Hai vị trí dẫn đầu của Facebook và Shopee là không quá bất ngờ vì cả 2 đang là mạng xã hội/ nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam. Đáng chú ý là TikTok, cụ thể là TikTok Shop. Dù mới ra mắt 1 năm nhưng lượng livestream bán hàng trên TikTok Shop đã đưa nó trở thành một trong các nền tảng được ưa chuộng nhất ở Đông Nam Á.
Với tính năng hỗ trợ bán hàng trên TikTok, khách hàng chỉ cần chọn vào là đã có thể đặt hàng hoặc mua thay vì phải comment như trên Facebook. Đặc biệt, TikTok nhận biết hành vi cá nhân người dùng, cho phép lựa chọn nhiều phòng app livestream bán hàng các sản phẩm mà người dùng theo dõi. Tuy nhiên, TikTok Shop quá thuận tiện cho người mua nên khách hàng chỉ cần lướt nhẹ là dễ dàng thấy một nhà bán khác bán cùng dòng sản phẩm dẫn đến khả năng cạnh tranh rất cao. Bởi lẽ vì quá nhiều lựa chọn nên khách hàng chỉ bỏ sản phẩm vào giỏ hàng để cân nhắc sau đó hoặc bấm hủy đơn hàng dù đã chọn mua.
Trên Facebook, dù khách hàng đánh giá là bất tiện nhưng lại có lợi cho doanh nghiệp vì các buổi livestream không trùng nhau quá nhiều, ví dụ như sau livestream bán hàng có thể là livestream game hoặc một sản phẩm khác, giúp giảm khả năng cạnh tranh. Quan trọng hơn khi khách hàng tương tác, doanh nghiệp sẽ có được dữ liệu từ người mua, từ đó tiến hành các chương trình tiếp cận sau bán hàng với chi phí tốt hơn.
Dù là hình thức thương mại điện tử (Shopee/ Lazada/ Tiki…) hay mạng xã hội (Facebook/ TikTok/ Instagram…) thì chi phí quảng cáo, chi phí qua livestream bán hàng sẽ luôn tăng theo thời gian. Đặc biệt, tốc độ tăng của chi phí luôn cao hơn doanh thu của doanh nghiệp. Để tối ưu được hiệu quả, doanh nghiệp cần “dẫn” khách hàng về các kênh của riêng mình như website doanh nghiệp, hệ thống cửa hàng hay các kênh chăm sóc khách hàng trên Facebook Messenger/ Zalo. Cách làm này có thể chủ động tiếp cận khách hàng trong tương lai để tối đa giá trị vòng đời của một khách hàng.
3. Kịch bản livestream bán hàng giúp tăng gấp đôi lượt xem
Gã khổng lồ Alibaba Tao Bao chính là người tiên phong trong cuộc cách mạng kết hợp việc phát livestream với 1 gian hàng thương mại điện tử để người tiêu dùng vừa xem giải trí, vừa có thể mua hàng ngay lập tức. Hình thức livestream bán hàng sẽ rút ngắn hành trình mua hàng, từ “biết” đến “mua” lập tức. Các chương trình như coupon giới hạn chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian giới hạn, live commerce thúc đẩy người mua vào dòng chảy buổi phát bán trực tiếp xuyên suốt.
Live Commerce đóng vai trò như một phễu thu hút lượng traffic mới vào xem live, sau đó truy cập website, kênh bán và kể cả không mua hàng, những tương tác với kênh sẽ trở thành data vô cùng hữu ích với thương hiệu trong kinh doanh và quảng cáo số.
Một số kịch bản livestream bán hàng phổ biến:
- Dùng thử sản phẩm: Nhãn hàng book KOC sử dụng thử sản phẩm. Kịch bản livestream nên giới thiệu nhiều sản phẩm khác nhau, có sự phối hợp và bán combo kèm ưu đãi ‘hot’ để up sale. Việc trải nghiệm thực sự với sản phẩm trực tiếp như sử dụng luôn lên người, mặc trực tiếp…nên được ưu tiên hàng đầu (push sale).
- Phỏng vấn: Điểm key về KOC là cần nổi tiếng, có sức ảnh hưởng mạnh, phù hợp với nhãn hàng để tăng độ phủ và nhận diện thương hiệu, tăng traffic cho nhãn (áp dụng hiệu quả cho nhãn mới ra mắt).
- “Behind-the-scenes”: Khi muốn tăng độ trung thành hoặc khẳng định giá trị thương hiệu sâu sắc hơn thông qua các câu chuyện, nhãn hàng có thể book KOC tới trải nghiệm quá trình sản xuất, nghe những câu chuyện “trong nhà” của nhãn hàng.
Sự phát triển bùng nổ của livestream bán hàng là điều được đoán định, nhưng để trở thành nền tảng kinh tế livestream trị giá hàng tỷ USD tại Việt Nam, còn cần nhiều yếu tố khác. Nếu có cách thể hiện phong phú, nền tảng mạnh, kết hợp với hot streamer, thì có thể tạo sức hút khổng lồ giúp doanh nghiệp hay nhà bán lẻ tăng tốc đến thị trường “triệu đô”.
IRTECH – công ty giải pháp phần mềm chuyên tư vấn chuyển đổi số toàn diện, mobile app kinh doanh, IRBOT tự động hóa quy trình, may đo phù hợp cho mọi doanh nghiệp. Đơn vị đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ chuyển đổi số và tạo dựng được những thành tựu nổi bật trong việc tăng trưởng doanh thu, vận hành hiệu quả. Nếu doanh nghiệp của anh/chị cần tư vấn hãy gọi trực tiếp qua 0868 004 626 (Ms. Hằng) để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 688 lượt xem