5 lưu ý quan trọng cho SME Việt để chuyển đổi số thành công
Nội dung bài viết
- 5 điều nhà quản trị SME cần chú trọng trong tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
- 1. Không phải mọi vấn đề của doanh nghiệp đều cần phải được số hóa
- 2. Không phải hoàn thành việc áp dụng công nghệ là chuyển đổi số sẽ thành công
- 3. Chuyển đổi số không phải là “sân chơi” dành cho những ông lớn
- 4. Quản lý và phân tích dữ liệu cần được chú trọng
- 5. Bước tiến đầu với việc triển khai những công nghệ tiên phong – RPA và AI
Đại dịch COVID-19 đã tạo nên những thách thức chưa từng có đến các phương thức kinh doanh và quản trị truyền thống, đòi hỏi doanh nghiệp cần đổi mới để duy trì hoạt động. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đứng trước nguy cơ “chết mòn” nếu không thay đổi. Vì vậy, trong chiến lược ứng dụng công nghệ chuyển đổi số toàn diện, các chủ SME cần lưu ý 5 điều sau:
5 điều nhà quản trị SME cần chú trọng trong tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
1. Không phải mọi vấn đề của doanh nghiệp đều cần phải được số hóa
Không ít nhà lãnh đạo có tâm lý là phải áp dụng cùng lúc nhiều giải pháp công nghệ trong khi chưa xác định nhu cầu, cũng như nguồn lực sẵn có và thời gian cần để triển khai từng giai đoạn. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của tiến trình chuyển đổi số, vì vậy chủ SME cần tìm và đánh giá vấn đề cốt lõi mà doanh nghiệp gặp phải sau đó triển khai một giải pháp công nghệ phù hợp trong một thời điểm để giải quyết được bài toán.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh: Chọn phễu hay bánh đà Flywheel để chuyển đổi tăng trưởng cho doanh nghiệp?
2. Không phải hoàn thành việc áp dụng công nghệ là chuyển đổi số sẽ thành công
Sự thành công của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp quyết định bởi cốt lõi văn hóa, tư duy nhân sự và sự phù hợp với vấn đề gặp phải. Một SME có nền tảng văn hóa chú trọng vào sự đổi mới, phát triển tư duy về công nghệ số, thì những giải pháp mới có thể phát huy được tiềm năng và mang lại kết quả kinh doanh thực tiễn. Quan trọng là doanh nghiệp cần lên chiến lược và theo đuổi lâu dài từ đó xây dựng được văn hóa và nguồn nhân lực thiết yếu giúp quá trình này được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn
3. Chuyển đổi số không phải là “sân chơi” dành cho những ông lớn
Doanh nghiệp SME cần loại bỏ suy nghĩ rằng chuyển đổi số chỉ dành cho những sếp lớn, bởi đây là “sân chơi” dành cho mọi tổ chức, nếu đủ nhanh nhạy thì ai cũng có thể tìm được cơ hội cho riêng mình. Nhất là ở thời điểm đối mặt với những thách thức của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu buộc các doanh nghiệp phải triển khai nếu muốn tồn tại. Bên cạnh đó, để tăng tốc trên hành trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần thích ứng nhanh, linh hoạt, và tinh thần sáng tạo để sẵn sàng ứng phó với mọi biến động thời đại.
Xem thêm: Chuyển đổi số – giải pháp tăng tốc và phát triển doanh nghiệp bền vững
4. Quản lý và phân tích dữ liệu cần được chú trọng
Hàng ngàn dữ liệu được sinh ra trên thế giới mỗi ngày, vì vậy lưu trữ, phân tích và sử dụng dữ liệu đang nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết. Từ 2010 đến nay, ngành công nghiệp Big Data đã đạt giá trị hơn 100 tỷ USD với tốc độ 10% mỗi năm. Cùng với đó, Data Analytics ngày càng tăng trưởng và thể hiện vị thế của mình. Việc quản lý và phân tích dữ liệu dần trở nên quan trọng trong kỷ nguyên số, khi mọi quyết định kinh doanh giờ đây không còn phụ thuộc vào trực giác của những nhà lãnh đạo cấp cao, mà sẽ được xây dựng dựa vào cơ sở thông tin thị trường, khách hàng và đối thủ. Từ đó giúp những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp SME đưa ra quyết định chính xác và vững chắc hơn với sự hỗ trợ của những giải pháp công nghệ chuyển đổi số.
5. Bước tiến đầu với việc triển khai những công nghệ tiên phong – RPA và AI
RPA – Tự động hóa quy trình với vai trò là lao động ảo tích hợp vào máy tính, có khả năng thực hiện các công việc lặp đi lặp lại, mang tính hệ thống. Từ đó, giảm thiểu thời gian trong quá trình làm việc giúp nhân viên nâng cao hiệu suất.
AI – Trí tuệ nhân tạo, là trí tuệ do con người lập trình và tạo nên với mục đích giúp máy tính có thể học và tự động hóa các hành vi thông minh như con người.
Xem thêm: Bỏ túi 3 điều người quản trị nhất định phải chú ý khi ứng dụng công nghệ mới để chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
Sự ra đời của RPA và AI, đã tạo nên bước nhảy vọt trong quy trình tự động hóa các nghiệp vụ thủ công của doanh nghiệp. Điều này giúp giảm bớt sự can thiệp của con người trong các tác vụ mang tính lặp vốn tốn nhiều thời gian và tận dụng trí thông minh nhân tạo để giải quyết các vấn đề khó khăn gặp phải cũng như tối ưu thời gian, chi phí. Từ đó nhân sự có thể tập trung vào các hoạt động sáng tạo hoặc yêu cầu năng lực giải quyết vấn đề phức tạp, mang lại giá trị cao hơn cho doanh nghiệp.
Với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trên chặng đường hội nhập xu thế 4.0, công ty tư vấn IRTECH Việt Nam, đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp công nghệ trên nền tảng mobile app, chuyển đổi số và IRBOT tối ưu hóa công việc, nâng cao hiệu suất. Từ đó, hỗ trợ quản trị hiệu quả hơn, tăng doanh thu, giảm nhân lực – chi phí giúp doanh nghiệp SME phát triển bền vững trước những biến động của thời đại.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 819 lượt xem