Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho giai đoạn bình thường mới
Nội dung bài viết
Sau khoảng thời gian đối mặt với khủng hoảng đại dịch Covid-19, cuối cùng doanh nghiệp cũng có thể trở lại với trạng thái bình thường mới. Nhưng với khó khăn từ mọi mặt và sự gián đoạn kinh doanh thời gian dài, liệu doanh nghiệp đã sẵn sàng đương đầu với những vấn đề sắp đến? Cùng IRTECH Việt Nam tìm hiểu nhé!
1. Quy trình làm việc tuân thủ 5K
1.1 Quy trình
Mặc dù đã quay lại giai đoạn bình thường mới, nhưng vấn đề phòng chống dịch luôn phải ưu tiên. Các doanh nghiệp cần chủ động trong việc tuân thủ quy định 5K của bộ y tế: “KHẨU TRANG – KHỬ KHUẨN – KHOẢNG CÁCH – KHÔNG TỤ TẬP – KHAI BÁO Y TẾ” để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội, tránh nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng. Đặc biệt, nhân viên cũng phải thận trọng khi phát hiện thân nhiệt cao bất thường, không nên tự ý hành động mà phải báo với cơ quan y tế để được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Tiềm năng trong kinh doanh online – mô hình B2C
2. Kịch bản ứng biến khi nhân viên là F0
Khi có nhân viên là F0, với tư cách là một nhà lãnh đạo chắc chắn ai cũng cảm thấy lo lắng cho sức khỏe cộng đồng, sau là lo cho an nguy “sống còn” của doanh nghiệp. Đây là thời điểm đòi hỏi bạn thật bình tĩnh, phải hành động nhanh chóng và nhân văn để bình ổn tình hình.
- Trấn an tinh thần nhân viên: Đầu tiên, hãy bày tỏ sự quan tâm chân thành đến nhân viên có kết quả dương tính; ngay cả khi trường hợp là người thân của nhân viên là F0. Lắng nghe chia sẻ của nhân viên và hãy thông báo rõ ràng công ty sẽ hỗ trợ và giúp đỡ họ khi cần bằng hành động thực tế. Tiếp theo, đó chính là kết nối và trấn an với toàn bộ nhân sự còn lại của công ty thông qua thông báo kênh nội bộ thường sử dụng. Đồng thời, khuyến khích các trưởng bộ phận, leader và cả nhân viên thăm hỏi, lan tỏa năng lượng tích cực và chia sẻ khó khăn của mình với công ty.
- Giảm thiểu nguy cơ bệnh lây lan trong doanh nghiệp nếu có: Mặc dù đã trải qua giai đoạn Work-from-home, những nhà lãnh đạo vẫn nên có thông báo trực tiếp đến các nhân viên và chắc rằng xem người nhiễm bệnh liệu có tiếp xúc với đồng nghiệp hay không? Sau đó, hướng dẫn các nhân viên đi kiểm tra tại cơ sở y tế gần nhất và có phương án giãn cách phù hợp nếu doanh nghiệp đang đi làm bình thường. Đồng thời, doanh nghiệp nên lựa chọn đăng ký tiêm chủng và đốc thúc nhân viên tiêm vaccine để giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh.
- Hỗ trợ giảm tải hoặc phương án bàn giao công việc: Nhà lãnh đạo cần thông báo việc triển khai và bàn giao công việc giữa các nhân viên với nhau. Tránh để ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình công việc giữa các cá nhân, phòng ban nói riêng và hoạt động doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp áp dụng các ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong quản trị công việc, dự án thì có thể phân bổ, bàn giao cho nhân sự khác một cách dễ dàng hơn; cùng với đó sẽ dễ dàng quản lý tiến độ, theo dõi KIPs phụ trách. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp bạn đang vận hành theo phương thức truyền thống thì nhân sự cần có check list đầu việc bàn giao, hoặc nếu có thể sẽ buổi họp trực tiếp trao đổi và cập nhập yêu cầu của các công việc cần hỗ trợ.
Xem thêm: Doanh nghiệp làm gì để tồn tại trong bối cảnh hiện nay?
3. Thúc đẩy số hóa, chuyển đổi số trong doanh nghiệp
2021, xu hướng chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là điều hiển nhiên nếu doanh nghiệp muốn “sống sót” và không thụt lùi so với thời đại. Nhất là ở giai đoạn bình thường mới, doanh nghiệp cần nhận định và đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài để hiểu rõ năng lực, xác định cơ hội và nguy cơ, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp với cơ hội hoặc thách thức trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, cần có sự chuẩn bị mô hình kinh doanh mới bởi các quy trình, hệ thống, nguyên tắc trước đây có thể không còn phù hợp với doanh nghiệp nữa.
Mặc dù chuyển đổi số là xu thế, nhưng quá trình này cũng gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam như thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin trình độ cao, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp,… Nhưng nếu nhìn xa hơn trong tương lai từ những tác động của đại dịch, thì những thói quen và nhu cầu chuyển đổi số sẽ được thể hiện rõ ràng hơn. Vì vậy, cần chuẩn bị và phát triển với những kỹ năng cần thiết và kiến thức vững chắc để sẵn sàng cho một tương lai của chuyển đổi số trong doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: 5 yếu tố giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả ngay từ ban đầu
4. Thích nghi và khai thác các xu hướng mới
Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống bao gồm cả hành vi người tiêu dùng, buộc doanh nghiệp cũng phải sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân. Từ đó, làm mới mô hình kinh doanh phù hợp, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ, sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hành nhanh chóng trong tình hình mới.
Có thể thấy, đại dịch đã thúc đẩy người tiêu dùng từ việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý. Vì vậy, khái niệm “tiện” đã trở thành một trong những tiêu chí được người tiêu dùng quan tâm trong bối cảnh bình thường mới hiện nay. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tiện lợi, thuận tiện nhất, doanh nghiệp cần khám phá những xu hướng công nghệ mới hiện nay như AI hay tự động hóa quy trình IRBOT, …, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt kịp cuộc hành trình sau thời gian trì trệ vừa qua.
Xem thêm: Đâu là xu hướng chi phối hành vi tiêu dùng của gen Y?
Đại dịch COVID – 19 mang đến không ít thách thức đối với doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, nhưng mở ra rất nhiều cơ hội nếu doanh nghiệp thích ứng và lên chiến lược cho các chính sách, giải pháp ứng phó kịp thời. Với bài viết này IRTECH Việt Nam cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp có thêm trang bị đầy đủ để bắt kịp xu hướng thị trường và phát triển với trạng thái “bình thường mới”.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 568 lượt xem