THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Tiềm năng trong kinh doanh online – mô hình B2C

Với sự phát triển của nền công nghệ thế giới cũng như sự linh hoạt trong cách vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp, mô hình B2C là một trong những hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang trở thành xu hướng và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong bài viết hôm nay, công ty phần mềm IRTECH sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C này.

Tiềm năng trong kinh doanh online – Mô hình B2C

1. Bản chất B2C trong kinh doanh kênh online là gì ?

B2C là thuật ngữ được viết tắt từ “ Business to customer” – mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp tới khách hàng. Bản chất của mô hình B2C là hình thức giao dịch giữa đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ và những người tiêu dùng cuối cùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.

Mô hình B2C này tập trung hướng đến đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân, nên doanh nghiệp cần chú ý trọng tâm vào việc thỏa mãn nhu cầu, cảm xúc tiêu dùng của khách hàng. Họ là những người có nhu cầu rõ ràng về việc tìm kiếm và mua sản phẩm để phục vụ nhu cầu “sử dụng” của mình, mà không phát sinh thêm giao dịch mua bán tiếp theo.

Xem thêm: Doanh nghiệp làm gì để tồn tại trong bối cảnh hiện nay?

Xu thế tiêu dùng trực tuyến của khách hàng

Theo đó, mô hình B2C trong kinh doanh online chính là toàn bộ các hoạt động buôn, kinh doanh đều sẽ diễn ra thông qua mạng Internet và khách hàng chính là người mua hàng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thông thường. Người tiêu dùng không cần mất nhiều thời gian đi lại mà chỉ cần thông qua một chiến điện thoại thông mình hay máy tính có kết nối Internet là có thể xem được hình ảnh, công cụ, giá cả của mặt hàng bản thân có nhu cầu.

Và để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh theo mô hình này thì doanh nghiệp cần phải tạo ra những kênh bán hàng trực tuyến như là website, thiết kế mobile app doanh nghiệp, mạng xã hội,… những kênh có khả năng tương tác và tiếp cận khách hàng cao nhất.

Xem thêm: 3 điều người quản trị nhất định phải chú ý khi ứng dụng công nghệ mới

2. 5 loại mô hình kinh doanh B2C phổ biến

Mô hình B2C bán hàng trực tiếp, đây là mô hình phổ biến nhất, các doanh nghiệp sẽ xây dựng 1 gian hàng ảo và bán các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng đang có nhu cầu.

Mô hình B2C trung gian trực tuyến, doanh nghiệp không trực tiếp sở hữu các sản phẩm dịch vụ mà đóng vai trò trung gian kết nối giữa các người mua và người bán. Ví dụ như Shopee, Lazada, Sendo,…

Mô hình kinh doanh B2C dựa trên quảng cáo, doanh nghiệp sẽ tạo ra những nội dung thông tin có ích để thu hút lượt truy cập.

Mô hình B2C dựa vào cộng đồng, xây dựng 1 cộng đồng trực tuyến dựa trên các sở thích chung, từ đó các nhà tiếp thị và các quảng cáo xem được thông tin để mời chào các dịch vụ phù hợp.

Mô hình B2C hoạt động dựa trên việc thu phí, người tiêu dùng muốn xem các thông tin trên trang web thì sẽ trả phí và các trang web cung cấp các nội dung miễn phí nhưng kèm theo giới hạn nhất định. Vì thế, khách hàng có nhu cầu xem các nội dung khác thì sẽ trả phí.

Xem thêm: Doanh nghiệp nên “lên sàn giao dịch” hay đầu tư ứng dụng online riêng?

Hành vi tiêu dùng dần chuyển dịch từ trực tiếp sang trực tuyến

3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình B2C

Mô hình B2C hiện đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đối với bất kỳ một hình thức kinh doanh nào thì cũng sẽ có những ưu điểm nổi trội kèm theo một số hạn chế nhất định.

 Ưu điểmNhược điểm
Đối với khách hàng– Tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình tìm kiếm và thực hiện các giao dịch mua sắm.
– Tăng khả năng tiếp cận với thông tin về sản phẩm như là hàng mới, hàng giảm giá,…
– Với một số mặt hàng khó lựa chọn và đòi hỏi cần kiểm chứng trực tiếp như trang sức quần áo,… thì việc áp dụng B2C sẽ khá khó khăn.
Đối với doanh nghiệp– Giúp tiết kiệm chi phí khởi nghiệp so với việc mở ra một cửa hàng, các cửa hàng chỉ cần mở 1 gian hàng ảo trên trang thương mại điện tử, trên các kênh mạng xã hội
– Giảm chi phí quảng cáo tiếp thị, hoạt động 24/7, tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, thu hút được đa dạng nguồn khách hàng tiềm năng. 
– Đòi hỏi thanh toán trực tuyến
– Thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh chóng
– Đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn về nhân lực
– Đối mặt với sự cạnh tranh khá lớn từ cả hình thức online cùng các mô hình offline như là cửa hàng, siêu thị
– Đảm bảo việc phải đưa ra những giải pháp mới mẻ, sáng tạo thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt. 

Với sự mở rộng mạnh mẽ của Internet và nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa online đã thúc đẩy các doanh nghiệp B2C tiến sâu hơn vào thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Không thể phủ nhận rằng mô hình kinh doanh B2C không chỉ đem đến lợi thế về tăng trưởng kinh doanh mà còn giúp mở rộng phạm vi marketing, chăm sóc khách hàng chu đáo nhất và tiết kiệm chi phí quản lý hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống.

Hy vọng bài viết do công ty phần mềm IRTECH chia sẻ có thể giúp các chủ doanh nghiệp nắm bắt được mô hình kinh B2C trong kinh doanh online, cũng như hiểu rõ được sự phát triển bức phá của thương mại điện tử  trong mùa đại dịch COVID – 19. 

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

TOPAZ MARINE hợp tác cùng IRTECH chuyển đổi số toàn diện

Cùng với nhu cầu tăng cao của thị trường giao thương quốc tế và dòng chảy xu thế 4.0, hành trình ứng dụng công nghệ  - chuyển đổi số trong doanh nghiệp là chiến lược quan trọng của nhiều đơn vị. Nắm bắt xu thế thị trường, Công ty TOPAZ MARINE đã triển khai ký kết hợp tác dự án Chuyển đổi số doanh nghiệp hướng đến tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Xem thêm
Blog Figure

Triển khai chuyển đổi số ngành khai thác và bí quyết thành công

Với nhiệm vụ kép là tăng trưởng và triển khai chuyển đổi số ngành khai thác được xem là mục tiêu lớn của các đơn vị Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Cũng bởi, nhu cầu năng lượng thiếu hụt toàn cầu và tiềm năng to lớn mà chuyển đổi số mang đến trong vận hành – quản lý và phát triển mô hình kinh doanh. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!