THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bạn đang số hóa hay chuyển đổi số?

Trong những năm gần đây, cụm từ “chuyển đổi số” xuất hiện với mật độ ngày càng dày trên các kênh truyền thông xã hội. Với tần suất nghe quá nhiều như vậy, các doanh nghiệp sẽ bị nhiễu thông tin và gây nên tình trạng nhầm lẫn việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Cùng xem bài viết dưới đây để biết được doanh nghiệp của bạn đang số hóa hay chuyển đổi số nhé!

Sự giống nhau và khác nhau giữa số hoá và chuyển đổi số

Không ít doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm chuyển đổi số và số hóa. Thực chất, nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng mình ứng dụng một công nghệ vào hoạt động kinh doanh tức là doanh nghiệp mình đang tham gia vào cuộc đua chuyển đổi số. Hai khái niệm này có những điểm giống nhau và khác nhau để chúng ta phân biệt như sau:

Điểm giống nhau:

Số hóa và chuyển đổi số có điểm chung là đều thực hiện dựa trên ứng dụng công nghệ với mong muốn mang lại các lợi ích lớn hơn, tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Từ đó, làm thay đổi nhiều thao tác truyền thống, cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những công nghệ được ứng dụng thường từ đơn giản đến phức tạp như chuyển dữ liệu trên giấy sang file mềm hay ứng dụng các công nghệ hiện đại.

Điểm khác nhau:

Số hóa là quá trình chuyển dữ liệu, thông tin từ giấy tờ, sổ sách sang định dạng kỹ thuật số và ứng dụng kỹ thuật số vào để đơn giản hoá các công việc của công ty, doanh nghiệp. Ví dụ: Thay vì chúng ta lưu trữ các thông tin trên giấy tờ truyền thống sẽ gặp những rủi ro như giấy tờ bị hỏng, thì các thông tin sẽ được đưa lên hệ thống máy tính giúp việc lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng.

Nhưng với chuyển đổi số, yêu cầu doanh nghiệp phải quay trở lại để đánh giá lại toàn bộ hệ thống doanh nghiệp của mình. Bởi vì sẽ ứng dụng công nghệ vào để thay đổi tổng thể và toàn diện, từ mô hình kinh doanh, nội bộ đến tương tác với khách hàng, cả trực tuyến lẫn trực tiếp có tính đồng bộ và xuyên suốt. Hướng tới 3 mục tiêu chính: tối ưu hóa quy trình hoạt động, nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo ra mô hình kinh doanh mới. Đòi hỏi doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt.

Chuyển đổi số và Số hóa là hai khái niệm khác biệt hoàn toàn

Xem thêm: 5 bước lưu ý trong quá trình chuyển đổi số

Phân biệt rõ hơn về số hóa và chuyển đổi số

Cùng xem qua một vài ví dụ dưới đây để phân biệt rõ hơn:

Chẳng hạn, đi vào cổng bệnh viện, nhân viên chỉ cần quẹt thẻ là có thể vào gửi xe mà không cần phải đợi lấy số ghi phiếu, nhưng đó chỉ mới là số hoá. Có thể ở những bộ phận khác như quầy thu ngân vẫn phải xếp hàng để thanh toán, nộp viện phí bằng tiền mặt, ghi hoá đơn. Vậy tổng quan mà nói bệnh viện vẫn chưa được số hóa toàn diện hay chuyển đổi số.

Một ví dụ khác về trường học. Khi đi đăng ký nhập học, chúng ta có thể điền đơn ở trên website và sau khi thành công, thông tin của chúng ta sẽ được chuyển trên dữ liệu qua phòng tài chính để nộp tiền học. Khi hoàn tất nộp học phí, hệ thống sẽ tự động cập nhật lịch học của sinh viên. Cùng với đó, các bộ phận khác nhưng kế toán, công tác sinh viên hay cả bộ phận quản lý giảng dạy đều được ứng dụng công nghệ đồng bộ, liên kết liền mạch. Chúng ta có thể đánh giá đây là một ví dụ về chuyển đổi số, vì nó thay đổi tổng thể các cách thức hoạt động của một đơn vị từ thủ công giấy tờ, bằng ứng dụng công nghệ giúp tối ưu hóa công việc và nâng cao chất lượng dạy học cũng như trải nghiệm của sinh viên, giảng viên….

Trong hành trình chuyển đổi số, đồng ý rằng công nghệ rất quan trọng, nhưng nó cũng chỉ là công cụ. Cốt lõi các doanh nghiệp cần hiểu rằng chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện sử dụng công nghệ vào các hoạt động sản xuất hay quản lý. Việc sử dụng công nghệ chỉ là một bước trong cả quá trình và chuyển đổi số, muốn thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp cần phải có bước đi liền với mục đích kinh doanh.

Nếu chỉ đầu tư vào công nghệ nhầm số hóa các chức năng và quá trình hiện tại thì không đủ sức để chuyển đổi toàn bộ một doanh nghiệp hay cả một ngành. Nó chỉ dừng ở mức điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Chuyển đổi số đòi hỏi một sự thay đổi mang tính cách mạng đối với các quá trình cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện sử dụng công nghệ

Xem thêm: 3 bước doanh nghiệp cần làm khi bắt đầu chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã không còn chỉ là một xu hướng nhất thời, mà đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, muốn triển khai thành công quy trình này thì trước hết, các doanh nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể hiểu đúng và đủ, từ đó tìm ra lộ trình thích hợp để xây dựng quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp của mình.

Để đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của chính doanh nghiệp chúng ta đang ở mức độ nào. Hãy cùng IRTECH tham gia bộ câu hỏi dưới đây, kết quả thu được sẽ cho ra các điểm số giúp doanh nghiệp đánh giá lại mô hình kinh doanh của mình, từ đó đưa ra những chiến lược, những giải pháp nhằm khắc phục và phát huy những yếu tố để hoàn thiện mô hình kinh doanh phù hợp và sẵn sàng với xu thế phát triển 4.0 hiện nay.

Nếu biết tận dụng chuyển đổi số trong thời kỳ nền công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra được sự đột phá trên thị trường. Liên hệ ngay để được công ty tư vấn chuyển đổi số IRTECH hỗ trợ tư vấn miễn phí chiến lược, giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp của bạn!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Chuyển đổi số – giải pháp tăng tốc và phát triển doanh nghiệp

Với con số ước tính gần 2 nghìn tỷ đô la cho việc chi tiêu vào các công nghệ và dịch vụ số vào năm 2022, xu hướng chuyển đổi số được đánh giá là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp, nhất là vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Vậy chuyển đổi số là gì và có tầm quan trọng ra sao? Cùng IRTech Việt Nam tìm hiểu nhé! Xem thêm
Blog Figure

6 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2023

Có tới 90% nhà quản lý sẵn sàng thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp nhưng lại lo lắng mất thời gian, mất tiền bạc và e ngại không hiệu quả. Chuyển đổi số không còn là câu chuyện vĩ mô được truyền thông thổi phồng, chuyển đổi số đã và đang chứng minh lợi ích cụ thể mang lại cho doanh nghiệp. Cùng cập nhập 6 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp trong bài viết dưới đây! Xem thêm
Blog Figure

SHEIN – Kẻ đến sau thăng bằng trên vai người khổng lồ

Shein đã nhanh chóng trở thành một trong những tên tuổi lớn trong lĩnh vực thời trang nhanh và tiên phong với cửa hàng thời trang số. Sự đi lên của Shein của Shein phải khiến công chúng đặt nhiều dấu chấm hỏi, vậy điều gì tạo nên cơ hội cho kẻ đến sau? Hãy cùng theo dõi Xem thêm
Blog Figure

Bật mí 4 cách thuyết phục sếp ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp

Bạn đã từng vật lộn xử lý thủ công hàng loạt giấy tờ văn bản với thông tin hỗn độn, chồng chất lên nhau? Hay bạn đã từng dành cả giờ đồng hồ để rà đi soát lại hàng ngàn chi phí, hoá đơn? Thay vì việc phải gồng gánh công việc, chúng ta có thể tìm những giải pháp công nghệ để giúp giải quyết được những bài toán trên. Nhưng làm thế nào để thuyết phục sếp đầu tư những giải pháp công nghệ mới? Nhất là khi họ thấy trung tâm vẫn hoạt động tốt với những phương pháp cũ. Bài viết này IRTECH sẽ giúp bạn lên kế hoạch và thuyết phục sếp tán thành việc ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp. Cùng xem nhé! Xem thêm
Blog Figure

Cảng Đà Nẵng thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao năng lực khai thác dịch vụ

Cảng Đà Nẵng (DNP) là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam, thành lập từ năm 1901 và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Hiện tại, Cảng Đà Nẵng bao gồm khu cảng chính là xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty thành viên, sở hữu gần 1.700m cầu bến với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 70.000 DWT, tàu container lên đến 4.000 Teus và tàu khách lên đến 170.000 GT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và hệ thống kho bãi hiện đại. Xem thêm
Blog Figure

Xu hướng tự động hóa thông minh RPA giảm gánh nặng cho ngành y tế

Khoảng 30% thao tác có thể được tự động hóa chứng minh rằng RPA chính là giải pháp tối ưu các hoạt động trong ngành y tế, nhằm cắt giảm chi phí và thời gian, nhân viên có thể tập trung vào hoạt động chăm sóc bệnh nhân hiệu quả. Đồng thời bệnh nhân và người nhà giảm bớt thời gian chờ đợi, cũng như được trải nghiệm dịch vụ tốt hơn. Cùng IRTECH Việt Nam tìm hiểu về những kết quả mà giải pháp tự động hóa RPA được ứng dụng giúp giảm gánh nặng cho ngành y tế nhé!  Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!