THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

3 bước doanh nghiệp cần làm khi bắt đầu chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt khao khát được chuyển đổi hoạt động của mình lên môi trường số, thế nhưng phần lớn trong số họ khi vượt qua rào cản tâm lý lại không biết nên bắt đầu từ đâu. Bởi vì việc thay đổi mô hình kinh doanh hay cách thức vận hành không hề đơn giản. Các doanh nghiệp có thể đi sai đường nếu như những bước đầu không vạch định ra các bước kĩ càng. Cùng theo dõi bài viết sau đây để giải mã các bước để bắt đầu chuyển đổi số doanh nghiệp nhé.!

Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bước 1: Xác định mục tiêu, chiến lược chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một quá trình dai dẳng và gian nan chứ không phải chỉ một hoặc hai năm.Tuy nhiên, trước khi thảo luận về việc chuyển đổi số doanh nghiệp, trước khi tin rằng chúng ta sẽ có một quá trình chuyển đổi số hiệu quả thì cần xác định được một số điểm quan trọng như mục tiêu của việc chuyển đổi đó là gì. Có mục tiêu rõ ràng, với các chiến lược định lượng cho quá trình chuyển đổi số thì mọi việc sẽ dễ đo lường hơn.

Quá trình chuyển đổi số còn tiếp diễn mạnh mẽ trong thời gian tới

Ở bước đầu tiên, để làm tiền đề cho quá trình thực thi, chuyển đổi số nên bắt đầu từ việc hoạch định được rõ chiến lược và mục tiêu kinh doanh với những mốc thời gian, giai đoạn cụ thể. Chiến lược chuyển đổi số cần được xây dựng bởi các nhà lãnh đạo. Một số các chiến lược chuyển đổi số phổ biến như:

  • Tối ưu vận hành
  • Đổi mới mô hình kinh doanh
  • Xây dựng trải nghiệm khách hàng

Trong đó, ưu tiên các chiến lược vận hành cấp bách để đưa ra những ưu tiên về chuyển đổi số doanh nghiệp cho việc xây dựng lộ trình ở bước tiếp theo. Song với đó chiến lược chuyển đổi số do người đứng đầu chỉ đạo xây dựng phải có tầm nhìn xa và phải lan tỏa, thấm nhuần tới từng thành viên của tổ chức. Khi tiến hành chuyển đổi cần không ngừng đo lường, kiểm nghiệm thực tế xem điều gì đang đi đúng hướng và điều gì không, sau đó nhanh chóng điều chỉnh theo thực tế.

Xem thêm: Phân biệt nhanh số hoá và chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Bước 2: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Sau khi đã có một hình dung nhất định về mục tiêu, chiến lược chuyển đổi số cũng như thứ tự ưu tiên, bước tiếp theo cần làm là đánh giá thực trạng hiện tại của doanh nghiệp mình đã sẵn sàng cho việc tái cấu trúc quy trình vận hành chưa. Bước này sẽ giúp doanh nghiệp phân tích và định vị rõ được mình đang ở đâu, xác định đúng trạng thái hiện tại.

Đây là một bài toán không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi doanh nghiệp phải thỏa mãn yếu tố thứ nhất là con người. Vì xét cho cùng, công nghệ cũng chỉ là một loại công cụ. Và hiển nhiên, không có một công cụ thần thánh nào có thể cứu sống doanh nghiệp khi mà bản thân những người sử dụng nó không có tư duy thay đổi. Khả năng của nhân sự trong doanh nghiệp, họ có sẵn sàng chuyển đổi hay thích nghi với công nghệ mới để chuyển đổi số doanh nghiệp hay không.

Đánh giá thực trạng hiện tại của doanh nghiệp

Yếu tố thứ hai là mức độ ứng dụng công nghệ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nhìn chung, hạ tầng phần cứng trong các doanh nghiệp lớn hiện nay cần cải tiến để có thể đáp ứng khá tốt nhu cầu của quá trình số hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả kỹ thuật hơn nữa như nâng cấp đường truyền chuyên dùng, triển khai hệ thống đảm bảo an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin, mua sắm các trang thiết bị công nghệ, các phần mềm chuyên ngành, quản lý. Có như vậy mới đảm bảo được việc số hoá cho doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.

Bước 3: Thành lập ban triển khai và chuyên gia tư vấn

Sau khi có nguồn lực rồi thì cần có đội ngũ triển khai và tiên phong. Quá trình triển khai cũng đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo chuyển đổi số theo đúng lộ trình đã xây dựng. Trong đó, cần lưu ý vấn đề chuyển đố không phải chuyện cần hay không mà bắt buộc trong bối cảnh hiện nay. Chuyển đổi số không phải ở công cụ mà là ở tư duy, tư duy đầu tiên phải đến từ người lãnh đạo. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần đánh giá hiệu quả thực hiện trên thực tế theo từng giai đoạn. Các đánh giá dựa trên những báo cáo từ quá trình triển khai, để đưa ra những hiệu chỉnh phù hợp dựa.

Tuy là với 3 bước như vậy nhưng để có thể chuyển đổi số doanh nghiệp thành công, điều mà các doanh nghiệp cần làm là phải lựa chọn được một đối tác công nghệ tin cậy, có chuyên môn để tư vấn cũng như cùng đồng hành trên chặng đường chuyển đổi số. Đó phải là đơn vị sở hữu sẵn nền tảng công nghệ, có thể đáp ứng một cách linh hoạt đa dạng, may đo theo các yêu cầu chuyên biệt của từng khách hàng.

Xem thêm: Cần chú trọng điều gì để nằm trong nhóm 11% doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Thành lập ban triển khai và chuyên gia tư vấn

Hy vọng từ các bước cơ bản trên, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp phù hợp cho mình. Chuyển đổi số là một thử thách lớn cho doanh nghiệp, nó không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ ban quản trị đến toàn bộ đội ngũ nhân viên, mà còn đòi hỏi một chiến lược rõ ràng, kiên định dựa trên những phân tích kỹ càng, tổng quát về dữ liệu. Nếu không chuyển đổi số, các doanh nghiệp không những gặp khó khăn trong việc duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện tại mà còn tụt hậu nhanh chóng do không thể bắt kịp xu thế phát triển.

Trong số các nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hiện nay, công ty tư vấn chuyển đổi số IRTECH là một trong những đơn vị đem lại các giải pháp có tính ứng dụng cao và tương thích với mọi nền tảng, mọi ngôn ngữ, đồng thời phù hợp với đặc thù chuyển đổi số, tự động hóa của doanh nghiệp. Liên hệ ngay để được hỗ trợ tư vấn công nghệ và triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp thành công!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Top 8 ngôn ngữ lập trình ứng dụng di động hot trend

“Nên học ngôn ngữ nào đầu tiên?” Đây có lẽ là câu hỏi mà bất kể ai cũng có khi bắt đầu tiếp xúc với lập trình. Đặc biệt thế giới ngôn ngữ lập trình rất phong phú, không phải ngôn ngữ nào cũng hợp với bạn. Vậy cùng IRTECH Việt Nam khám phá top 8 ngôn ngữ lập trình ứng dụng di động xu hướng hiện nay nhé! Xem thêm
Blog Figure

Đâu là xu hướng chi phối hành vi tiêu dùng của Gen Y?

Xã hội 4.0 bước sang giai đoạn mới – xã hội số hóa với sự kết nối gần như tức thì thông qua internet, điều này cũng đã tác động mạnh mẽ đến hầu hết người tiêu dùng, trong đó có thế hệ gen Y. Hãy cùng công ty công nghệ IRTech Việt Nam tìm hiểu ngay nhé! Xem thêm
Blog Figure

Các phần mềm tự động hóa hiệu quả và dễ ứng dụng trong doanh nghiệp

Nội dung bài viếtCác phần mềm RPA tự động hóa dễ sử dụng trong bộ phận kế toán và doanh nghiệp:Phần mềm tự động nhập liệu hóa đơn điện tử lên Phần mềm kế toán:Phần mềm đồng bộ tự động sao kê từ hệ thống ngân hàng lên Phần mềm kế toán:Phần mềm đồng bộ... Xem thêm Xem thêm
Blog Figure

Bước chuyển mình số hóa thành công của Kim Hùng

Ứng dụng App doanh nghiệp vào vận hành - quản lý đã mang lại cho Kim Hùng những bước tiến đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp một cách hiệu quả, may đo theo đặc thù của công ty từ đó gia tăng hiệu quả chuyển đổi và thế mạnh doanh nghiệp.  Xem thêm
Blog Figure

Doanh nghiệp làm gì để tồn tại trong bối cảnh hiện nay?

Đại dịch COVID – 19 đang làm thay đổi thế giới, tác động tiêu cực trực tiếp tới kinh tế và thương mại quốc tế. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần khẩn trương chuẩn bị các chính sách và giải pháp phù hợp để hòa nhập xu hướng chuyển đổi số Việt Nam hiện nay. Xem thêm
Blog Figure

Loay hoay giữa cuộc đua giảm giá, đâu là giải pháp cho doanh nghiệp?

Thời điểm suy thoái, hàng loạt nhà sản xuất, phân phối phải chấp nhận giảm giá để đẩy sản phẩm cho nhiều điểm bán và kích cầu tiêu dùng. Việc giảm giá chỉ giúp doanh nghiệp duy trì tạm thời qua cơn bĩ cực, nhưng lâu dài các hệ lụy từ chính sách giảm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, chi phí duy trì và cả thương hiệu. Vậy đâu là giải pháp cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này? Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!