THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Bật mí 4 cách thuyết phục sếp ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp

Bạn đã từng vật lộn xử lý thủ công hàng loạt giấy tờ văn bản với thông tin hỗn độn, chồng chất lên nhau? Hay bạn đã từng dành cả giờ đồng hồ để rà đi soát lại hàng ngàn chi phí, hoá đơn? Thay vì việc phải gồng gánh công việc, chúng ta có thể tìm những giải pháp công nghệ để giúp giải quyết được những bài toán trên. Nhưng làm thế nào để thuyết phục sếp đầu tư những giải pháp công nghệ mới? Nhất là khi họ thấy trung tâm vẫn hoạt động tốt với những phương pháp cũ. Bài viết này IRTECH sẽ giúp bạn lên kế hoạch và thuyết phục sếp tán thành việc ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp. Cùng xem nhé!

Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào doanh nghiệp

1. Tìm ra các khó khăn, bài toán doanh nghiệp gặp phải và đánh giá

Để thuyết phục được sếp ứng dụng công nghệ bạn cần phải nêu ra những khó khăn cụ thể, những thách thức mà doanh nghiệp mình đang gặp phải. Những khó khăn đó cụ thể là những khó khăn gì, giải thích một cách ngắn gọn rõ ràng để sếp hiểu bạn đang muốn giải quyết quyết những khó khăn này vì lợi ích công ty.

Liệt kê ra những khó khăn gặp phải trong doanh nghiệp

Chính vì thế, hãy để các ứng dụng công nghệ giống như chiếc “chìa khóa” với tiềm năng giải quyết được những vấn đề và thách thức đang tồn đọng – những điều mà nhân sự đang vật vã, gồng gánh muốn có phương hướng giải quyết dễ dàng hơn.

2. Nêu rõ những lợi ích, những thay đổi khi ứng dụng

Ích lợi là thứ đầu tiên và hầu như là duy nhất mà các cấp quản lý, các sếp nghĩ đến khi đưa ra các quyết định đầu tư bất cứ thứ gì. Bởi vậy, khi có đề xuất về việc ứng dụng công nghệ, hãy bảo đảm bạn có thể đưa rõ ra những dữ liệu về sự biến chuyển có lợi trong các mặt như doanh thu hay vận hành để thu hút cấp trên.

Cụ thể, có hai loại ích lợi mà bạn phải cần đưa rõ ra khi mong muốn bàn bạc với cấp trên đầu tư vào công nghệ. Chúng bao gồm:

  • Lợi ích hữu hình: Là lợi ích liên quan đến các khía cạnh về nâng cao doanh thu lợi nhuận trong việc vận hành và bán hàng của công ty. Những ích lợi này sẽ được đo lường dễ dàng qua thước đo tài chính

Ví dụ: Phát triển doanh thu, phát triển thị phần, giảm chi phí giao dịch,….

  • Lợi ích vô hình: Là lợi ích công nghệ có tác động đến các hoạt động vận hành và kinh doanh của tổ chức. Nhóm này sẽ không liên quan trực tiếp đến thước đo kinh tế, nên khó và tiêu tốn thời gian đo lường hơn.

Ví dụ: Cải thiện sự hài lòng của người sử dụng, thúc đẩy tinh thần thực hiện công việc của nhân viên, xây dựng tính minh bạch trong công việc,…

Xem thêm: 3 xu hướng công nghệ nền tảng chuyển đổi số thành công

3. Nhờ sự đồng tình từ đồng nghiệp, đội ngũ nhân viên

Những yếu tố về công việc có xu hướng chuyển đổi số nâng cao hay phương thức vận hành là những vấn đề mang tính bộ máy. Một sự thật là bạn không phải là người duy nhất trải nghiệm chúng, bên cạnh đó còn có các đồng nghiệp. Nên hãy tìm kiếm sự ủng hộ của những đồng nghiệp đang mắc phải các vấn đề giống như bạn. Sự phối hợp ăn ý giữa các đồng nghiệp tựa như những viên gạch, sẽ tạo nên một ngôi nhà vừa đẹp vừa bền. Vì vậy cấp trên có thể dễ dàng từ chối đề nghị của một nhân viên, nhưng khi đó là vấn đề được đề nghị bởi một tập thể thì họ sẽ có thể phải xem xét lại tình hình về việc ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp.

Sự ủng hộ từ những đồng nghiệp xung quanh

4. Đưa ra các case study, doanh nghiệp thành công khi ứng dụng công nghệ

Sau khi trình bày những khó khăn và những thách thức thì bây giờ là lúc bạn cần phải đưa ra giải pháp. Việc trình bày cụ thể những lợi ích, ứng dụng, những tính năng, những giải pháp từ công nghệ từ bạn sẽ giúp sếp hiểu rõ hơn về vai trò và tại sao doanh nghiệp mình cần ứng dụng công nghệ vào vận hành.

Và không quên nêu những ưu điểm nổi bật từ việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát triển, quá trình số hóa được diễn ra 100%, quản lý nhân sự hiệu quả, đồng bộ với toàn bộ hệ thống trong doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp lên tầng cao mới…. Điều này sẽ giúp tăng tính minh bạch trong tổ chức và tối ưu hiệu suất làm việc của tất cả các thành viên trong tổ chức.

Chẳng hạn, nếu bạn đang muốn ban lãnh đạo đầu tư công nghệ chuyển đổi số, bạn có thể lấy dẫn chứng case study điển hình như: Cảng Đà Nẵng (DNP) – đã cắt giảm được 2/3 thời gian thực hiện các lệnh giao dịch và hơn 70% khối lượng công việc quy trình, các nghiệp vụ lặp đi lặp lại được xử lý tự động với độ chính xác lên đến 100% kể từ khi ứng dụng giải pháp ePort của công ty IRTECH vào vận hành chuyển đổi số.

Xem thêm: 3 điều người quản trị nhất định phải chú ý khi ứng dụng công nghệ mới

Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào doanh nghiệp

Chính vì thế để thuyết phục được sếp ứng dụng công nghệ, bạn phải nắm bắt và hiểu rõ những tính năng ưu việt của chúng, phân tích thật kỹ lưỡng và chính xác từng chi tiết để sếp thấy những ý kiến của mình dựa trên cơ sở có nghiên cứu rõ ràng.

Mặc dù chuyển đổi số đang có những tác động mạnh mẽ cho đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng vẫn còn đâu đó những nhà lãnh đạo chưa bắt kịp được làn sóng mới này. IRTECH hi vọng qua bài viết này, đội ngũ nhân viên có thể tự xây dựng được một bản đề xuất với những tài liệu thuyết phục, từ đó mang công nghệ ứng dụng vào doanh nghiệp để tối ưu quy trình, nâng cao năng suất lao động cho nhân viên, và tăng lợi thế cạnh tranh. Liên hệ ngay để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm trong việc số hóa – chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Chiến lược kinh doanh là gì? So sánh chiến lược Đại dương xanh và Đại dương đỏ

Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đạt lợi nhuận trên thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Vậy chiến lược nào sẽ là “kim chỉ nam” cho doanh  nghiệp của bạn? Hãy cùng công ty IRTECH tìm hiểu chiến lược kinh doanh là gì và so sánh chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ. Xem thêm
Blog Figure

3 trụ cột chuyển đổi số quốc gia: CHÍNH PHỦ SỐ – XÃ HỘI SỐ – KINH TẾ SỐ

Có hơn 70% doanh nghiệp SME Việt vẫn đang phản ứng thụ động với những thay đổi của làn sóng công nghệ." và trung bình, chỉ có 1 trong 10 doanh nghiệp tạo ra mức lợi nhuận vượt kỳ vọng. Xem thêm
Blog Figure

SME cần làm gì để sinh tồn trong đại dịch?

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 40,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Trước những thách thức của thị trường và xu hướng chuyển đổi số 4.0, làm sao để các doanh nghiệp SMEs sinh tồn và trụ vững sau đại dịch? Xem thêm
Blog Figure

Giải pháp nào cho doanh nghiệp phân phối muốn mở rộng kênh trực tuyến?

Năm 2024 được dự báo sẽ là năm tiếp tục bùng nổ của thương mại điện tử. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc cơ hội tăng trưởng dành cho tất cả doanh nghiệp. Việc dự báo và nắm bắt những xu hướng mới sẽ là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối online thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng mục tiêu. Cùng IRTech tham khảo nhé!  Xem thêm
Blog Figure

Bước chuyển mình số hóa thành công của Kim Hùng

Ứng dụng App doanh nghiệp vào vận hành - quản lý đã mang lại cho Kim Hùng những bước tiến đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp một cách hiệu quả, may đo theo đặc thù của công ty từ đó gia tăng hiệu quả chuyển đổi và thế mạnh doanh nghiệp.  Xem thêm
Blog Figure

3 bước doanh nghiệp cần làm khi bắt đầu chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt khao khát được chuyển đổi hoạt động của mình lên môi trường số, thế nhưng phần lớn trong số họ khi vượt qua rào cản tâm lý lại không biết nên bắt đầu từ đâu. Bởi vì việc thay đổi mô hình kinh doanh hay cách thức vận hành không hề đơn giản. Các doanh nghiệp có thể đi sai đường nếu như những bước đầu không vạch định ra các bước kĩ càng. Cùng theo dõi bài viết sau đây để giải mã các bước để bắt đầu chuyển đổi số doanh nghiệp nhé.! Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!