THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Điểm tên 6 công nghệ tiên phong của ngành phân phối – bán lẻ trong tương lai

Trước tác động của đại dịch, hành vi mua sắm, thói quen tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi rất nhiều. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bán lẻ đang được các doanh nghiệp triển khai nhanh hơn bao giờ hết để đáp ứng sự kỳ vọng cao về trải nghiệm mua sắm trực tuyến và tại các điểm bán của khách hàng. Vậy đâu là các công nghệ đang và sẽ thống trị ngành phân phối – bán lẻ, cùng IRTECH tìm hiểu nhé!

Công nghệ sẽ làm chủ cuộc chơi trong ngành phân phối – bán lẻ

Những công nghệ ‘át chủ bài” của ngành phân phối – bán lẻ trong tương lai

Trước sự phát triển thần tốc của công nghệ, và chuyển đổi số; các nhà phân tích dự đoán 6 xu hướng công nghệ dưới sẽ thay đổi tương lai của ngành bán lẻ trong nhiều năm tới

1. Cải tiến hệ thống POS (Point of Sale) thân thiện với thương mại điện tử

POS (viết tắt của Point of Sale) là các điểm phân phối hàng hóa của doanh nghiệp. Tại mỗi POS, các doanh nghiệp luôn có các hệ thống POS với các công cụ cơ bản như máy tính tiền, thanh toán bằng thẻ, phần mềm theo dõi bán hàng nhằm ghi nhận lại các giao dịch, phản ánh lượng tiền và hàng hóa ra vào theo thời gian thực. Hệ thống POS còn giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng dễ dàng hơn.

Cải tiến hệ thống POS giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng

Trong thời điểm mà người tiêu dùng đang ưu tiên các hoạt động mua sắm trực tuyến hơn trực tiếp. Việc nâng cấp hệ thống POS để có thể làm việc với các hệ thống thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp phân phối – bán lẻ quản lý tốt doanh thu, hàng tồn kho. Hơn nữa, có thể nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng bằng việc cung cấp dịch vụ mua hàng, thanh toán dễ dàng ngay tại nhà với nhiều khuyến mãi trực tuyến hấp dẫn.

Xem thêm: Khai thác sức mạnh dữ liệu để chuyển đổi số thành công

2. Dự báo nhu cầu khách hàng bằng Machine Learning

Machine Learning (học máy) khá tương tự AI, công nghệ này cho phép máy tính có khả năng tự cải thiện chính nó thông qua dữ liệu thu thập được hay bằng các kinh nghiệm. Nhờ khả năng này, Machine Learning có thể dự đoán và đưa ra các quyết định phù hợp.

Covid-19 đã thay đổi đáng kể nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng. Ứng dụng công nghệ Machine Learning giúp doanh nghiệp trong ngành bán lẻ có những dự báo chính xác về nhu cầu của người tiêu dùng. Qua đó có thể đáp ứng một cách nhanh chóng, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp có được một kế hoạch tồn kho hợp lý giúp giảm chi phí kho bãi và hậu cần. Các công ty lớn trong ngành bán lẻ đã đạt nhiều thành công khi sử dụng Machine Learning có thể kể đến như Amazon, Asos và Macy’s.

3. Thử sản phẩm trực tuyến sử dụng thực tế ảo tăng cường

Thời gian giãn cách, khách hàng không thể đến trực tiếp cửa hàng để thử quần áo, trang sức. Hơn nữa, đối với các mặt hàng như nội thất thì việc khách hàng muốn thử xem có hợp với căn nhà của mình hay không dường như là việc bất khả thi. Vì vậy, dịch vụ thử sản phẩm trực tuyến ra đời trở thành một trong những đổi mới ấn tượng nhất của ngành bán lẻ. 

Phòng thử đồ ảo ứng dụng công nghệ Augmented Reality (thực tế tăng cường)

Các phòng thử này ứng dụng công nghệ nền tảng là AR (thực tế ảo tăng cường) giúp mô phỏng không gian và chèn các bộ quần áo, trang sức, nội thất vào hình ảnh khách hàng hay không gian xung quanh khách hàng. Cùng với đó, AI (trí thông minh nhân tạo) và công nghệ thị giác máy tính (computer vision) cũng được tích hợp để phân tích các chỉ số cơ thể, chiều dài, chiều rộng của không gian giúp đưa ra các gợi ý phù hợp nhất. 

Với nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao, các thiết bị di động thông minh ngày càng được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến. Dịch vụ thử sản phẩm trực tuyến được dự báo sẽ tiếp tục phát triển và đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt ở các ngành thời trang, thiết kế, nội thất.

Xem thêm: 5 lưu ý quan trọng giúp xây dựng thương hiệu ứng dụng thành công

4. Cửa hàng không người bán

Một nghiên cứu cho thấy, sau đại dịch Covid-19, 87% người tiêu dùng thích các cửa hàng có thể tự thanh toán hoặc thanh toán không tiếp xúc, điều này khiến các cửa hàng không nhân viên, không thu ngân là một xu hướng bán lẻ quan trọng.

Khách hàng chỉ việc đến, mua và đi tại Just Walk Out của Amazon

Amazon đã cho ra mắt hệ thống bán lẻ “Just walk out” ứng dụng nhiều công nghệ như thẻ RFID, thị giác máy tính (Computer Vision), máy học (Machine Learning), internet vạn vật (IoT) và nhận dạng khuôn mặt. Những công nghệ này sẽ theo dõi những gì khách hàng bỏ vào giỏ hàng của họ, khi khách hàng rời khỏi, hệ thống sẽ tự động tính phí vào tài khoản mà khách hàng cung cấp trước đó.

5. Trợ lý ảo

Với việc trí tuệ nhân tạo tiếp tục được nghiên cứu và phát triển, những công nghệ tiên phong như Google Assistant, Siri cũng đã tạo được nền móng vững chắc cho công nghệ trợ lý ảo này. Vì vậy, các thiết bị gia đình, thiết bị di động hiện nay đều trang bị công nghệ trợ lý ảo có thể điều khiển bằng giọng nói. Các trợ lý này chỉ cần nghe giọng nói hoặc khẩu lệnh của người tiêu dùng để có thể giúp họ tìm thấy sản phẩm phù hợp hoặc thậm chí tiến hành đặt hàng và thanh toán.

Xem thêm: Tối ưu tài chính – kế toán với tự động hóa RPA

6. Robot và tự động hóa giao hàng

Tự động hóa điển hình là các robot vật lý sẽ giúp các nhà bán lẻ phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn và đáp ứng nhu cầu mua sắm tại nhà của người tiêu dùng. Nhờ ứng dụng công nghệ Hệ thống định tuyến (Route Planning), chuỗi siêu thị Safeway đã tiên phong trong dịch vụ xe đẩy không người lái để giao hàng cho người dân địa phương. Tương tự, Walmart cũng đang sẵn sàng triển khai xe tải tự động hoàn toàn cho việc giao hàng trong năm nay. Verizon thậm chí đã thông báo vào rằng họ sẽ cung cấp dịch vụ giao hàng lẻ bằng máy bay không người lái (drone), không tiếp xúc bắt đầu tại một khu phố ở Florida.

Robot ngày nay có thể làm mọi việc từ quản lý đến giao nhận hàng hóa

Bên cạnh đó, công nghệ robot RPA sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ cải thiện trải nghiệm khách hàng. Bởi robot ngày nay có thể làm nhiều công việc từ phục vụ khách hàng, giúp họ tìm sản phẩm, thanh toán và thậm chí quản lý hàng tồn kho bằng thị giác máy tính và machine learning để có thể báo cáo cho nhân viên những mặt hàng nào đang dư thừa hay sắp hết.

Trên đây là 6 xu hướng công nghệ được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành phân phối – bán lẻ trong tương lai. Khi mà chuyển đổi số đang diễn ra trên toàn cầu và ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, việc ứng dụng những công nghệ hiện đại, phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ đáp ứng nhanh chóng nhu cầu mua sắm thay đổi liên tục của người tiêu dùng, đạt được lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường.

Nếu doanh nghiệp còn đang gặp vấn đề trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào kinh doanh, hãy liên hệ ngay IRTECH Việt Nam, đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp công nghệ chuyển đổi số, mobile app và IRBOT tối ưu hóa công việc, để được đội chuyên gia tư vấn miễn phí nhé!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Báo cáo nền kinh tế số tại Đông Nam Á 2021

Báo cáo e - Conomy SEA hằng năm làm rõ hơn bức tranh tổng quan nền kinh tế Internet trong khu vực Đông Nam Á. Những nghiên cứu và phân tích sâu rộng được nêu trong báo cáo cho thấy rõ sự... Xem thêm
Blog Figure

3 điểm chí mạng của doanh nghiệp nhà quản lý nên cẩn trọng

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những nhân tố tạo nên thành công và sự phát triển. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp, nhà quản lý nên cẩn trọng đến những điểm chết của doanh nghiệp trong các thời kỳ. Xem thêm
Blog Figure

Điểm mặt các phần mềm công nghệ dễ ứng dụng cho dân văn phòng

Cách đi tắt đón đầu trong thời buổi 4.0 là tận dụng những công nghệ chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Đối mặt với cách thức làm việc thủ công không còn mang lại hiệu quả, việc sử dụng phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp hỗ trợ cho các nhân sự là điều cần thiết. Cùng IRTech tham khảo tổng hợp phần mềm văn phòng đắc lực không thể thiếu dành cho nhân viên! Xem thêm
Blog Figure

Giải pháp nào cho doanh nghiệp phân phối muốn mở rộng kênh trực tuyến?

Năm 2024 được dự báo sẽ là năm tiếp tục bùng nổ của thương mại điện tử. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc cơ hội tăng trưởng dành cho tất cả doanh nghiệp. Việc dự báo và nắm bắt những xu hướng mới sẽ là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối online thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng mục tiêu. Cùng IRTech tham khảo nhé!  Xem thêm
Blog Figure

Tiktok thị trường màu mỡ, đe dọa kênh truyền thống

Người tiêu dùng hiện nay tìm đến Tiktok như một kênh bán hàng hiện đại và họ vô thức trở thành khách hàng mua hàng trên nền tảng. Cũng bởi, sự hấp dẫn từ những video lồng ghép nội dung bán hàng, những phiên livestream đầy ưu đãi thực sự là vũ khí hạng nặng của Tiktok, khó có nền tảng nào đánh bại được tại thị trường Việt. Vậy Tiktok có chiếm thế thượng phong, chiếm lĩnh thị trường phá vỡ hệ thống kinh doanh truyền thống? Xem thêm
Blog Figure

Bí quyết giúp doanh nghiệp chiêu mộ và giữ chân nhân tài Gen Z

Trong tương lai không xa, thế hệ gen Z sẽ trở thành nguồn lao động chiếm ưu thế trong mọi tổ chức doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng của các đội ngũ, các nhà quản lý doanh nghiệp lúc này đó tìm ra giải pháp để làm thế nào cùng làm việc hiệu quả và cách để giữ chân nhân tài thế hệ gen Z dài lâu để cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!