Nâng cao hiệu suất công việc trong ngành bán lẻ nhờ ứng dụng RPA
Nội dung bài viết
Công nghệ RPA đã làm thay đổi hoạt động văn phòng của các doanh nghiệp và được đánh giá sẽ là công nghệ thay đổi cuộc đua chuyển đổi số bởi hiệu quả ứng dụng cao và mức đầu tư hợp lý. Cùng tìm hiểu những ứng dụng của tự động hóa RPA quy trình thường được ứng dụng trong các doanh nghiệp phân phối – bán lẻ.
Ứng dụng công nghệ RPA giúp đơn hàng được xử lý 24/7
1. Tự động hoá quản lý hoá đơn
Xử lý các hóa đơn hàng hàng ngày là hoạt động không khó nhưng hao phí kha khá thời gian của các kế toán; mà hơn hết trong quá trình làm việc, nhập liệu giấy tờ, con người sẽ không tránh khỏi những khi sơ sót nhầm lẫn thông tin, hay thất lạc hóa đơn. Chính vì vậy mà các phần mềm robot ảo ứng dụng công nghệ RPA được lập trình để làm việc liên tục theo nguyên tắc nhất định và dễ dàng loại bỏ các lỗi mà quy trình truyền thống mắc phải. Những thông tin trên tiếp tục được phân tích và kiểm tra để đảm bảo hóa đơn hợp lệ, hợp pháp, thông tin thanh toán là chính xác trước khi được tự động nhập vào hệ thống. Robot cũng có thể được áp dụng để xử lý các tình huống trả hàng dựa trên các quy tắc sẵn có, từ việc tiếp nhận dữ liệu đến việc đảo ngược thanh toán của khách hàng.
Xem thêm: Giải pháp RPA: Đồng bộ tự động hóa đơn nhà cung cấp lên phần mềm kế toán
2. Hỗ trợ khách hàng trong trải nghiệm mua sắm
Trong lĩnh vực bán lẻ, mang đến một trải nghiệm mua sắm cho khách hàng là điều quan trọng hơn bao giờ hết ứng dụng tự động hóa công nghệ RPA sẽ giúp cải thiện một phần trong quá trình này. Khi mà nhân viên chỉ có thể làm việc trong một khoảng thời gian nhất định, thì ở đó robot ảo tự động sẽ thay con người giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng với hệ thống trả lời tự động theo kịch bản sẵn có; xử lý phản hồi các đơn đặt dễ dàng tức thì trong thời gian thực; xử lý các khiếu nại của khách hàng nhanh chóng, có thể hỗ trợ 24/7 trên website không cần thời gian nghỉ.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý
Khi mô hình bán hàng đa kênh omni-channel đang trở thành xu thế hiện nay, khiến số lượng hàng hoá ngày càng tăng lên thì đồng nghĩa với việc việc quản lý hàng tồn kho cũng trở nên cấp thiết hơn với doanh nghiệp. Nhờ vào thế mạnh xử lý dữ liệu có khối lượng lớn với tốc độ nhanh chóng và chính xác, công nghệ RPA được ứng dụng để quản lý: dữ liệu, hóa đơn, hàng tồn kho,… Ngoài ra các robot RPA còn được sử dụng để: đồng bộ dữ liệu, tính định mức nguyên vật liệu BOM, tự động xử lý thông tin,… thậm chí hỗ trợ rà soát, phân loại dữ liệu. Như vậy việc bán hàng sẽ hiệu quả hơn, doanh nghiệp cũng đánh giá được số lượng hàng tồn như thế nào để có những quyết định xuất nhập kho nhanh chóng hơn. Thực tế chỉ ra rằng, việc ứng dụng RPA điển hình như trong hoạt động quản lý kho hàng đã giúp các doanh nghiệp bán lẻ tiết kiệm tới 70% thời gian quản lý hàng hóa.
4. Số hóa và tối ưu quy trình làm việc
Với việc sử dụng công nghệ RPA, quản lý các luồng công việc và các quy trình nhân sự có thể được thực hiện hiệu quả hơn từ các công việc hàng ngày như giao ca, theo dõi chấm công, hay đánh giá hiệu quả công việc, KPI đều được thực hiện bởi phần mềm tự động hoá thông minh. Các tài liệu được số hoá dễ tìm kiếm và quản lý, giúp tiết kiệm thời gian làm việc và giải quyết vấn đề, tăng năng suất xử lý công việc,… Cùng với đó, hàng trăm quy trình làm việc mỗi ngày, với khách hàng hay đối tác có thể được tự động hóa, giúp tiết kiệm thời gian và giải phóng nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn.
Xem thêm: Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số cho ngành bán lẻ
Trên đây chỉ là những lợi ích phổ biến mà công nghệ RPA mang lại cho các doanh nghiệp bán lẻ. Hãy tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng cách ứng dụng PRA trong thời đại chuyển đổi số. Để bắt đầu ứng dụng quá trình này, các doanh nghiệp bán lẻ cần thực hiện các công việc sau:
- Xác định nhu cầu: Ứng dụng RPA giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cải thiện khả năng mở rộng quy mô của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực và thời gian để chuyển đổi mô hình, tăng trưởng doanh thu sau khi đã tối ưu hóa quy trình làm việc.
- Tìm kiếm các đơn vị cung cấp: Tìm kiếm được nhà cung cấp phù hợp chính là bước khởi đầu quan trọng để các doanh nghiệp nhập cuộc số hóa tự tin hơn. Nhiệm vụ của những doanh nghiệp này là mang giải pháp RPA Việt Nam tham gia sâu rộng hơn nữa vào các quy trình nghiệp vụ, hỗ trợ xây dựng các doanh nghiệp số. Các doanh nghiệp có thể tham khảo nhiều nguồn, từ các trang Internet, thông qua giới thiệu bạn bè hoặc tham khảo từ các doanh nghiệp đã ứng dụng thành công.
- Nghe tư vấn từ chuyên gia: Doanh nghiệp có thể nhận tư vấn về chuyển đổi số từ các chuyên gia, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều góc nhìn, kinh nghiệm cần học hỏi và lường trước được những khó khăn khi triển khai. Việc liên hệ chuyên gia giúp doanh nghiệp nhìn được vấn đề đang gặp phải và có kế hoạch công nghệ ứng dụng phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.
- Đánh giá các phướng án và lựa chọn: Cùng với việc đánh giá thực trạng nguồn lực của doanh nghiệp, với những mục tiêu đã đề ra và các ý kiến tư vấn khác nhau, doanh nghiệp cần kết hợp nhiều khía cạnh để lựa chọn và tin tưởng đơn vị cung cấp công nghệ phù hợp
Qua bài chia sẻ trên, hy vọng rằng doanh nghiệp sẽ có thêm kiến thức về ứng dụng RPA trong bán lẻ để tối ưu hiệu suất công việc, từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh. Để có thêm những tư vấn chuyên sâu hơn về công nghệ RPA tự động hoá thông minh, liên hệ ngay để được IRTECH tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp của bạn trong quá trình chuyển đổi số.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 468 lượt xem