RPA hay AI? Công nghệ nào mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp?
Nội dung bài viết
RPA và AI hiện là một trong những công nghệ được nhắc đến nhiều nhất trong những năm gần đây. Chúng thúc đẩy tăng trưởng trong doanh nghiệp bằng cách giảm chi phí, giảm thiểu sự phụ thuộc vào con người và tăng hiệu quả công việc. Đôi khi RPA và AI bị nhầm lẫn, nhưng thực chất chúng là 2 phạm trù rất khác biệt. Bài viết này sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa chúng và giúp doanh nghiệp có những lựa chọn tối ưu nhất trong quá trình chuyển đổi số.
Phân biệt RPA và AI, doanh nghiệp nên lựa chọn công nghệ nào để đầu tư?
1. RPA và AI khác nhau như thế nào?
RPA | AI | |
Định nghĩa | Công nghệ RPA (viết tắt của Robotic Process Automation – Tự động hóa quy trình bằng robot) là một phần mềm được tích hợp vào máy tính, robot, có khả năng bắt chước thực hiện các hoạt động của con người | Công nghệ AI (viết tắt của Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo) là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. |
Ví dụ | Gửi các tin nhắn xác nhận, nhập dữ liệu trên form | Mở khoá bằng nhận diện khuôn mặt, chuyển giọng nói thành văn bản,.. |
Mục tiêu | Thay thế con người thực hiện các tác vụ thủ công, lặp đi lặp lại để tiết kiệm thời gian, chi phí và con người có thời gian cho các tác vụ quan trọng hơn. | Tạo ra công nghệ để không cần lập trình robot thực hiện tác vụ mà cho phép robot hoạt động thông minh như con người. |
Mục đích sử dụng | Sử dụng chính trong mô hình kinh doanh, giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân sự, thời gian… Ví dụ như: xử lý đơn hàng, xử lý hóa đơn, quản lý bảng lương… | Sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, ví dụ như: quản lý an ninh mạng, tự động điều khiển ô tô, chuyển giọng nói thành chữ viết… |
Loại dữ liệu | Dữ liệu cần phải được cấu trúc. Vì công nghệ RPA được thiết kế dựa trên quy trình nên input và output cần phải được dự đoán trước. Đôi khi data chỉ cần khác đi là robot sẽ gặp lỗi. | Ngược lại, công nghệ AI sử dụng dữ liệu phi cấu trúc không dựa trên một quy trình nào hết. AI có thể dự đoán bước tiếp theo của quy trình và tự đưa quyết định dựa trên input của người dùng. |
Khả năng tự quyết định | Không có khả năng tự quyết định nên đôi khi cần sự giám sát của con người | Nhờ vào tính “tự học” AI có thể quyết định và đưa ra dự đoán dựa vào data và các thuật toán được thiết lập |
Xem thêm: Cơn sốt công nghệ tự động hóa RPA trong kỷ nguyên chuyển đổi số
2. Doanh nghiệp nên chọn công nghệ nào – RPA hay AI?
RPA hay AI đều có những ưu điểm riêng, vì vậy quyết định sẽ phụ thuộc vào giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số mà doanh nghiệp của bạn đang tập trung vào. Nếu muốn hiệu quả trong quá trình hoạt động với mức chi phí hợp lý và thời gian triển khai nhanh chóng, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bắt đầu, công nghệ RPA có thể là một lựa chọn tốt. Mặt khác, trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ hoàn hảo nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp thông minh và khả năng xử lý những nghiệp vụ rắc rối một cách toàn diện.
Chiến lược tốt nhất là triển khai cả hai công nghệ ở mức độ vừa phải sao cho công nghệ này bổ sung cho công nghệ kia. RPA và AI sẽ nhân đôi hiệu quả khi cả hai công nghệ được sử dụng cùng nhau. Khi được tích hợp với khả năng tự học của AI, robot RPA sẽ vừa có khả năng hoàn thành tác vụ, vừa có khả năng tự chỉnh sửa, cải tiến mà không cần lập trình lại, xử lý hiệu quả cả dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc.
Xem thêm: Nâng cao hiệu suất công việc trong ngành bán lẻ nhờ ứng dụng RPA
Qua bài chia sẻ, hi vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm những kiến thức về RPA và AI, có thể đưa ra định hướng rõ ràng trong quá trình chuyển đổi số. Để có thêm tư vấn sâu hơn về chuyển đổi số trong doanh nghiệp, liên hệ ngay để được đội ngũ chuyên gia của IRTECH hỗ trợ.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 540 lượt xem