THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Công nghệ tự động hóa quy trình RPA và những lợi ích RPA đem lại cho doanh nghiệp

RPA (Robotic Process Automation) là công nghệ hỗ trợ lao động thực hiện tự động các công việc lặp đi lặp lại hay có quy trình cụ thể. Công nghệ RPA hứa hẹn giúp doanh nghiệp đem lại hiệu quả nhanh, cắt giảm chi phí, loại bỏ sai sót và cải cách phương thức làm việc. Hãy cùng IRTECH Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về công nghệ hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trên thế giới nhé!

RPA (robotic process automation) là gì?

1. RPA là gì?

RPA (Robotic Process Automation) là công nghệ giúp con người có thể xây dựng, triển khai, quản lý các robot phần mềm. Những robot ảo này sẽ thực hiện những công việc có quy trình cố định hay những công việc lặp đi lặp lại như các nghiệp vụ nhập, đối chiếu, chuyển dữ liệu lên hệ thống hay sang các bộ phận, phòng ban… những công việc mà trước đây là của người lao động. Vì vậy, những robot RPA này còn được ví như “lao động kỹ thuật số”.

Cụ thể, robot RPA sẽ tiến hành tự động hóa các công việc có quy trình lặp đi lặp lại bằng việc mô phỏng các thao tác trên máy tính của các nhân viên văn phòng. Nếu bạn muốn nhờ robot RPA thực hiện một thao tác trên máy tính, robot RPA sẽ ghi nhớ các thao tác được gọi là kịch bản trình tự thao tác, và những lần sau đó robot RPA sẽ thực hiện công việc dựa trên kịch bản này. Các thao tác cũng như dòng công việc bạn có thể xây dựng, hiệu chỉnh ngay trên máy tính. Vì vậy, các nhân viên phòng nghiệp vụ không cần phải có kiến thức về lập trình mà vẫn có thể sử dụng được robot tự động hóa công việc RPA.

2. Xu hướng sử dụng RPA trên thế giới

Hiện nay trên thế giới, công nghệ RPA được ứng dụng trong nhiều doanh nghiệp và tổ chức. . Các lĩnh vực phổ biến đã được thay thế bởi robot tự động hóa quy trình có thể kể đến như:

Tài chính và ngân hàng: đây là ngành có rất nhiều tác vụ thủ công như thu thập thông tin đầu vào, trao đổi thông tin và xử lý thông tin rút tiền, chuyển tiền, cho vay,… Áp dụng tự động hóa quy trình vào các công việc như thanh toán đã giúp rút ngắn thời gian thu thập thông tin, robot RPA còn tự động phân tích đối chiếu và xuất ra các báo các, hạn chế tối đa sai sót.

Sản xuất và bán lẻ: robot ảo sẽ quét và kiểm tra hóa đơn theo đơn đặt hàng, tự động gửi hóa đơn cho bộ phận liên quan, nhập hóa đơn vào hệ thống và đánh dấu hóa đơn sau khi hoàn tất đơn hàng. Robot RPA sẽ giúp tăng năng suất bán hàng, rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng gấp nhiều lần.

Logistics: vốn là một lĩnh vực phức tạp, nhiều tác vụ phải được phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, chính xác. Việc ứng dụng RPA vào các hoạt động như xử lý đơn đặt hàng, kiểm kê, lên lịch và theo dõi đơn hàng giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình làm việc và giảm thiểu chi phí.

Ngoài ra, việc tự động hóa được các nghiệp vụ như bán hàng, thanh toán, quản lý dữ liệu, kế toán, tạo báo cáo, gửi email, xử lý văn bản, tài liệu cho đến quản trị nhân lực, trả lương giúp RPA có thể áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực trên thị trường.

Xem thêm: Tối ưu hoạt động Tài chính – Kế toán với tự động hóa RPA

3. Sự khác biệt của robot tự động hóa quy trình và thủ công

Sự khác biệt lớn nhất giữa các “lao động kỹ thuật số” – robot RPA và nhân sự thực hiện thao tác thủ công là sự tự động hóa, tốc độ cũng như thời gian làm việc. Trong khi thao tác thủ công thực hiện các công việc lặp đi lặp lại nhiều lần với một tốc độ giới hạn và chỉ có thể thực hiện 8 đến 10 tiếng một ngày, thì các robot RPA có thể làm việc nhanh gấp 3-5 lần và xuyên suốt 24/7. Có thể thấy, năng suất làm việc của robot RPA lớn hơn gấp nhiều lần so với thực hiện thủ công.

Để dễ dàng so sánh hiệu quả của robot RPA so với con người, hãy cùng tìm hiểu một ví dụ về áp dụng RPA để tự động đặt mua nguyên vật liệu trong một công ty thương mại. Trước khi áp dụng RPA, việc sao chép thông tin đặt hàng mất nhiều thời gian và hay sai sót, xử lý của hệ thống chậm trễ nên hay phải chờ đợi. Công ty này thường phải chấp nhận vì hoạt động này liên quan đến hệ thống của đối tác giao dịch.

Công ty trên đã áp dụng RPA xử lý tự động theo 4 bước:

(1)Tập hợp thông tin đặt mua nguyên vật liệu

(2) Mở hệ thống web tiếp nhận đơn hàng của nhà cung cấp. 

(3) Đăng ký thông tin đặt hàng trên hệ thống

(4) Báo cáo tình trạng đặt hàng tới người phụ trách

Từ đó, doanh nghiệp đã hoàn thành công việc mà trước đây cần 130h/năm chỉ trong 30h, sai sót khi nhập liệu giảm đi đáng kể.

Robot RPA giúp doanh nghiệp tăng năng suất làm việc

4. Lợi ích RPA mang đến cho doanh nghiệp

Cho phép kiểm soát toàn bộ quá trình: Doanh nghiệp có thể xây dựng, kiểm soát, điều chỉnh quy trình làm việc của robot RPA trên máy chủ của mình.

Nâng cao năng suất: Nhờ áp dụng tự động hóa RPA những công việc mà trước đây con người phải thực hiện, nhân viên nghiệp vụ sẽ có nhiều thời gian hơn để xử lý công việc khác. Do đó, góp phần nâng cao năng suất và tạo ra cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh mới.

Loại bỏ lỗi thao tác: Bởi khả năng tập trung của con người có giới hạn nên khó có thể tránh khỏi lỗi. Với robot RPA, chỉ cần cài đặt một lần, phần mềm robot có thể tái hiện lại công việc một cách chính xác, loại bỏ các sai sót.

Cắt giảm chi phí: robot công nghệ: robot RPA có thể làm việc liên tục bất kể ngày giờ và thực hiện công việc ngay vào thời điểm cài đặt. Vì vậy, nhân sự ảo góp phần giảm bớt thời gian làm việc, giảm làm thêm ngoài giờ, không cần đi làm vào ngày nghỉ, do đó giúp cắt giảm phí nhân công cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp không cần chi trả để phát triển một nghiệp vụ mới vì có thể xây dựng, hiệu chỉnh quy trình của robot RPA bất kỳ thời điểm nào.

Giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực:  Việc thiếu hụt nguồn nhân lực trong tương lai là vấn đề đáng lo ngại. RPA có thể tự động hóa công việc có logic cố định mà không cần sự can thiệp của con người với hiệu quả cao hơn so với con người. RPA còn không bị giới hạn thời gian làm việc nên được kỳ vọng sẽ trở thành một công cụ giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực trong nghiệp vụ văn phòng.

Xem thêm: RPA – Giải pháp tự động hóa SMEs Việt không nên bỏ lỡ

5. Khi nào doanh nghiệp nên ứng dụng RPA

Với những lợi ích mà robot tự động hóa quy trình mang lại, mọi doanh nghiệp đều nên cân nhắc áp dụng RPA vào quy trình hoạt động của mình. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn nhân lực có hạn áp dụng RPA để có thể tối ưu hóa quy trình làm việc sẽ giảm được áp lực cho nhân viên, giúp họ tập trung vào các hoạt động tạo giá trị lớn hơn, góp phần phát triển công ty. Đồng thời tạo được trải nghiệm tốt cho khách hàng, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp lớn hơn, có những robot tự động hóa quy trình sẽ giúp quản lý, điều chỉnh dễ dàng toàn bộ quy trình hoạt động, gia tăng năng lực phục vụ khách hàng, giữ vững uy tín doanh nghiệp.

Mọi doanh nghiệp nên cân nhắc ứng dụng RPA vào hoạt động

6. Những điều cần lưu ý để áp dụng RPA thành công

Mọi công nghệ trên thế giới đều có những mặt tốt và mặt chưa tốt. Công nghệ RPA cũng có những điều mà doanh nghiệp cần chú ý để tránh “tiền mất, tật mang”

Cân nhắc phạm vi sử dụng RPA:  RPA chỉ có khả năng thực hiện các thao tác có quy trình lặp đi lặp lại. Vì vậy, mặc dù RPA có khả năng xử lý nhiều công việc khác nhau, nhưng vẫn có một số công việc cần được làm thủ công. Doanh nghiệp nên xác định được các nghiệp vụ nào cần được tự động hóa và thao tác nào cần thực hiện thủ công, như vậy mới có thể nâng cao được chất lượng công việc.

Lựa chọn sản phẩm RPA phù hợp với nhu cầu và ngân sách: Các sản phẩm RPA trên thị trường có tính năng và giá thành khác nhau. Mỗi sản phẩm của mỗi công ty khác nhau có đặc trưng khác nhau, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng những yêu cầu về tính năng sản phẩm và nhu cầu của nghiệp vụ áp dụng để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với ngân sách của mình.

RPA là công cụ hỗ trợ con người: robot RPA hay thậm chí là AI không cướp đi công việc của con người mà chỉ là công cụ hỗ trợ con người tối ưu công việc. Khi những công việc đơn giản có tính lặp lại được giao phó cho robot thực hiện, con người có thể tập trung vào những công việc đòi hỏi tư duy sáng tạo hơn. Vì vậy, ứng dụng RPA không có nghĩa là bạn có thể loại bỏ được các nhân sự quan trọng trong công ty.

Qua bài viết này, hy vọng doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về RPA cũng như những lợi ích khi áp dụng RPA vào hoạt động của mình. Phần mềm tự động hóa RPA sẽ mang lại cho các doanh nghiệp hàng ngàn lợi ích như nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, giải quyết các vấn đề về thiếu hụt nguồn nhân lực. Nếu bạn muốn thiết lập một robot ảo – giúp tự động hóa quy trình cho doanh nghiệp của mình, liên hệ ngay với IRTECH Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Trợ lý ảo toàn năng cho doanh nghiệp phân phối bán lẻ

Nền kinh tế trượt dài , hàng loạt doanh nghiệp phân phối bán lẻ phải vật lộn để đối phó với những tổn thất, nhưng cũng có các doanh nghiệp Việt kịp thời xoay chuyển, ứng dụng công nghệ RPA vào mô hình kinh doanh, thích ứng với xu hướng thị trường. Cùng khám phá công nghệ RPA được ứng dụng trong ngành phân phối bán lẻ như thế nào nhé! Xem thêm
Blog Figure

Nâng cao hiệu suất công việc trong ngành bán lẻ nhờ ứng dụng RPA

Công nghệ RPA đã làm thay đổi hoạt động văn phòng của các doanh nghiệp việc và được đánh giá sẽ là công nghệ thay đổi cuộc đua chuyển đổi số bởi hiệu quả ứng dụng cao và mức đầu tư hợp lý. Cùng tìm hiểu những ứng dụng của tự động hóa RPA quy trình thường được ứng dụng trong các doanh nghiệp phân phối - bán lẻ. Xem thêm
Blog Figure

Bão lớn ngành Logistics – Doanh nghiệp chuyển đổi số theo kịp thời đại

Được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, phát triển ngành và chuyển đổi số logistics đang được đầu tư mạnh mẽ để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Tuy nhiên, không ít vấn đề tồn đọng và thách thức đang làm chậm chân tiến trình chuyển đổi của các doanh nghiệp vận tải - logistics. Xem thêm
Blog Figure

RPA hay AI? Công nghệ nào mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp?

RPA và AI hiện là một trong những công nghệ được nhắc đến nhiều nhất trong những năm gần đây. Chúng thúc đẩy tăng trưởng trong doanh nghiệp bằng cách giảm chi phí, giảm thiểu sự phụ thuộc vào con người và tăng hiệu quả công việc. Đôi khi RPA và AI bị nhầm lẫn, nhưng thực chất chúng là 2 phạm trù rất khác biệt. Bài viết này sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa chúng và giúp doanh nghiệp có những lựa chọn tối ưu nhất trong quá trình chuyển đổi số. Xem thêm
Blog Figure

Công nghệ RPA ứng dụng như thế nào trong ngành sản xuất?

Tự động hóa RPA là một công nghệ hoàn toàn mới, và đang dần trở thành một công nghệ hỗ trợ trong thị trường ngày nay. Với các tính năng tối ưu các hoạt động và quy trình trong các ngành khác nhau bao gồm cả sản xuất. Cụ thể, RPA mang lại lợi thế tối ưu hóa đáng kể cho các nhà sản xuất để đẩy nhanh tiến độ công việc và giảm chi phí. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các ứng dụng công nghệ RPA trong lĩnh vực sản xuất để tự động hóa các quy trình thủ công. Xem thêm
Blog Figure

Các phần mềm tự động hóa hiệu quả và dễ ứng dụng trong doanh nghiệp

Nội dung bài viếtCác phần mềm RPA tự động hóa dễ sử dụng trong bộ phận kế toán và doanh nghiệp:Phần mềm tự động nhập liệu hóa đơn điện tử lên Phần mềm kế toán:Phần mềm đồng bộ tự động sao kê từ hệ thống ngân hàng lên Phần mềm kế toán:Phần mềm đồng bộ... Xem thêm Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!