Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng và case study của TP Bank
Nội dung bài viết
Cuộc đua chuyển đổi số doanh nghiệp của các tổ chức tài chính và ngân hàng đang vô cùng khốc liệt. Việc phát triển các sản phẩm mới về FinTech, mang đến trải nghiệm khách hàng tiện ích, hay tăng tốc ứng dụng công nghệ chuyển dịch số, đến đang là phương thức hữu hiệu giúp các đơn vị bứt tốc trên chặng đua. Vậy các tổ chức tài chính, hay đơn cứ ngân hàng trẻ TPBank đã là gì để giành được thị phần cũng như sự tin yêu của khách hàng?
Khó khăn của chuyển đổi số ngành Tài chính – Ngân hàng
Với lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số là quá trình tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực hoạt động nhằm thay đổi phương thức kinh doanh – vận hàng và giao tiếp với khách hàng để mang đến mang đến lợi thế cạnh tranh bền vững. Với sự xuất hiện của Blockchain và tiền điện tử, chính vì vậy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và định hướng ngân hàng số là xu hướng tất yếu, một mục tiêu trong chiến lược phát triển của các đơn vị hiện nay.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng, điều đầu tiên là cần thay đổi nhận thức về quá trình chuyển đổi số. Nhận thấy được các thách thức của tiến trình chuyển đổi số và những khó khăn mà một ngân hàng trẻ phải đương đầu, TPBank với chiến lược chiến lược chuyển đổi số khác biệt lấy khách hàng làm trung tâm, phát triển theo các lộ trình và ứng dụng các giải pháp chuyên biệt.
Câu chuyện chuyển đổi số tại TPBank
Nói đến các điển hình về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (hay còn gọi là TPBank) là một đại diện tiêu biểu của Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chính của TPBank là cung cấp hàng hóa và dịch vụ tài chính. Với vị thế là một ngân hàng thương mại tư nhân, TPBank cũng phải đối mặt với một số khó khăn, trong đó có những tác động bất lợi từ đại dịch COVID-19.
Đối với vận hành:
Càng ngày các ngân hàng và tổ chức tài chính càng bị ép phải giảm chi phí đồng thời tăng chất lượng. Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) đã nổi lên như một giải pháp khả thi cho các vấn đề khác của ngành ngân hàng, bao gồm tối ưu nguồn năng lực có trình độ, nhu cầu cải thiện hiệu quả quy trình (RPA).
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) trong ngành ngân hàng là hỗ trợ xử lý công việc ngân hàng có tính chất lặp đi lặp lại, giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính tăng năng suất bằng cách thu hút khách hàng theo thời gian thực và tận dụng những lợi ích to lớn của rô-bốt như làm việc liên tục 24/7.
Xem thêm: Chuyển đổi số ngành ngân hàng – cuộc chiến “sống còn” (P1)
Khi được thiết lập và triển khai đúng cách, các robot ngân hàng dựa trên RPA này có thể kiểm soát hoàn toàn các hành động của hệ thống (chuột và bàn phím), bao gồm nhấp và mở ứng dụng, gửi email và sao chép thông tin từ hệ thống ngân hàng này sang hệ thống ngân hàng khác. Ở TPBank, RPA đã được sử dụng với khoảng 300 robot tự động hóa quy trình xử lý và thu thập dữ liệu giúp hợp lý hóa các quy trình nội bộ, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và giải phóng sức lao động cho nhân viên
Không những vậy, các hoạt động vận hành tại TPBank luôn được ưu tiên số hóa, với chỉ tiêu không giấy tờ (paperless) đã được áp dụng ở mức 90% nhằm đảm bảo quá trình xử lý giấy tờ nhanh và bảo mật hơn.
Đối với trải nghiệm khách hàng
Điểm nổi bật trong quá trình chuyển đổi số của TPBank trong dịch vụ khách hàng là chuỗi giao dịch tự động đầu tiên tại Việt Nam TPBank LiveBank, cho phép sử dụng sinh trắc học cho phép khách hàng giao dịch 24/7. Nhờ ứng dụng Al, LiveBank có thể xác định danh tính hàng triệu khách hàng một cách đáng tin cậy chỉ trong 3 giây, xuất thẻ sau 5 phút đăng ký và loại bỏ việc phải mang theo giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng hay ghi nhớ mật khẩu khi giao dịch.
Ngoài ra, ngân hàng có góc nhìn tổng quát về khách hàng nhờ vào phân tích dữ liệu hàng năm bằng AI, cho phép TPBank tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp theo dựa trên sự đánh giá kỹ lưỡng các giao dịch trong quá khứ vì các hành vi của người dùng đều được lưu lại và phân tích. Điều này giúp việc dự đoán khách hàng nào sắp rời ngân hàng và xác định phương pháp tốt nhất để chăm sóc và giữ chân họ.
Nhờ công nghệ eKYC, khách hàng có thể dễ dàng chọn một số tài khoản biệt hiệu đặc biệt hoặc thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói trực tiếp trong ứng dụng TPBank Mobile.
Gặt hái trái ngọt nhờ chiến lược chuyển đổi số ngân hàng hiệu quả
TPBank ước chừng chuyển đổi số đã đem lại hơn 5 triệu khách hàng cho công ty vào năm 2021, điều này cũng giúp ngân hàng trở thành ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất với tỷ suất sinh lời trên lợi nhuận bình quân đạt trên 22,6% vốn. Hiệp hội Truyền thông số Việt Nam đã trao tặng TPBank danh hiệu “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc” trong 3 năm liên tiếp là kết quả của quá trình không ngừng đổi mới và phát triển.
Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi số hay cuộc chạy đua công nghệ của các ngân hàng?
Nói chung, mục đích của chuyển đổi số doanh nghiệp là tái cấu trúc hệ thống hiện có để có giảm tải sức lực, rút ngắn thời gian cần thiết để phát triển sản phẩm và nâng cao khả năng sử dụng của ngân hàng dịch vụ trên nhiều kênh. Cuối cùng, nắm lấy một nền tảng bền vững hơn cho tương lai của ngân hàng. Điều này có nghĩa là khách hàng của TPBank sẽ được một trải nghiệm đa kênh không giống ai và ngân hàng có thể giới thiệu các sản phẩm sáng tạo hơn, lấy khách hàng làm trung tâm.
Để không phải dậm chân tại chỗ và mất chỗ đứng trong ngành ngân hàng đang cạnh tranh mạnh mẽ như hiện tại thì các ngân hàng phải cập nhật công nghệ liên tục để chúng có mức độ bảo mật thích hợp. Quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp là vô tận khi các công nghệ tiếp tục cải tiến mỗi ngày, do đó, điều quan trọng là phải luôn cập nhật. Hãy liên hệ với IRTECH để chúng tôi có để đồng hành cùng bạn trên con đường áp dụng công nghệ và phát triển bền vững.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 2625 lượt xem