Chuyển đổi số trong bán hàng, doanh nghiệp gặp rào cản gì?
Nội dung bài viết
Dưới tác động của công nghệ và hành vi tiêu dùng thay đổi, các công ty Việt nam quan tâm nhiều hơn về chuyển đối số trong doanh nghiệp phân phối và mục tiêu triển khai gắt gao. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có những nhu cầu chuyển đổi số giống nhau bởi còn phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm ngành và những thách thức gặp phải. Cùng tìm hiểu những rào cản chuyển đối số trong doanh nghiệp phân phối gặp phải trong bài viết dưới đây!
Rào cản và khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi số
Các doanh nghiệp thường ứng dụng công nghệ với kỳ vọng tăng trưởng doanh thu trong các hoạt động cụ thể như: hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Nhận thức được sự bị động của kênh bán hàng truyền thống, hơn 80% doanh nghiệp Việt lựa chọn số hóa và công nghệ chuyển đổi số để phát triển kênh phân phối bền vững.
Tồn tại rào cản trong quy trình phân phối truyền thống
Nhiều chủ doanh nghiệp vẫn cho rằng, chỉ có những doanh nghiệp lớn mới phải áp dụng công nghệ vào hệ thống phân phối, nhưng đây là suy nghĩ sai lầm. Trong khi năng lực tài chính là rào cản của doanh nghiệp nhỏ thì các doanh nghiệp vừa và lớn lại cần thời gian lâu dài để thích ứng và vận hành phù hợp với nguồn lực và bộ máy các cấp.
35,3% doanh nghiệp đã bắt đầu tiến hành số hóa dữ liệu quy trình, chuyển đổi những văn bản, dữ liệu từ “bản cứng” thành “bản mềm” lưu trữ trên một hệ thống, khi quy trình truyền thống báo động đỏ với những dấu hiệu:
- Thất thoát thông tin khách hàng, chưa tận dụng được hành vi mua sắm và để mất khách vào tay đối thủ
- Chưa có quy trình bán hàng hiệu quả dẫn đến khó mở rộng quy mô, nhân viên khó tiếp cận khách mới
- Thời gian chốt deal dài, sản phẩm tốt nhưng không kết nối được với khách hàng
- Sai số liên tục với báo cáo, dữ liệu phân tách các kênh, khó cập nhập để ra quyết định kịp thời
- Bộ phận bán hàng thiếu sự liên kết với các bộ phận khác dẫn đến xử lý đơn hàng, yêu cầu khách hàng chậm
Các dự án công nghệ chuyển đối số trong doanh nghiệp sẽ tác động đến mô hình hoạt động, quy trình và phương thức làm việc, cơ cấu tổ chức cũng thay đổi theo. Doanh nghiệp nhỏ, hệ thống phân phối còn chưa phức tạp, nếu áp dụng công nghệ sớm không chỉ góp phần thúc đẩy quá trình bán hàng mà còn tạo tiền đề cho việc quản lý khi mở rộng kênh phân phối.
Xem thêm: Doanh nghiệp phân phối cần chú ý gì trong năm 2023?
Rào cản trong chuyển đổi số theo quy mô doanh nghiệp
Đa phần doanh nghiệp đã có nhận thức được sự tất yếu của chuyển đổi số trước thực trạng kênh truyền thống đang giảm dần hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc phải trang bị, đầu tư nguồn lực mà chưa thấy kết quả, lợi ích của chuyển đổi số là rào cản chuyển đối số lớn để các chủ doanh nghiệp quyết định đầu tư.
Rõ ràng, các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn nhất với vấn đề chi phí đầu tư và ứng dụng công nghệ cao (57,8%). Các rào cản được đánh giá là phổ biến khác bao gồm thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số, thiếu hạ tầng và khó khăn trong thay đổi thói quen, văn hóa nội bộ.
81,3% doanh nghiệp vừa cho rằng rào cản lớn nhất đến từ sức nặng của văn hóa doanh nghiệp. Cũng bởi, tâm lý “ngại thay đổi” trong nội bộ, nếu không được dẫn dắt và định hướng sẽ trở thành lực cản lớn cho mọi nỗ lực chuyển đổi số. 75% số doanh nghiệp gặp vấn đề với việc thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số. Chỉ có 37,5% doanh nghiệp cho rằng thiếu thông tin về công nghệ số và rò rỉ dữ liệu cá nhân/ doanh nghiệp khi áp dụng chuyển đổi chưa phù hợp.
Xem thêm: Loại bỏ rào cản nhân viên ngại công nghệ khi chuyển đổi số
Đối với doanh nghiệp quy mô lớn, 64,8% cho rằng chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ cao là rào cản lớn nhất. Mặc dù, các doanh nghiệp đã đi từng bước, ứng dụng công nghệ từng phần nhưng việc tiến tới chuyển đổi số toàn diện lại đòi hỏi đầu tư khá nhiều chi phí, thời gian và nhân lực triển khai. Việc thay đổi thói quen giữa các nhân sự, phòng ban được đánh giá bởi 62% doanh nghiệp lớn là rào cản thứ hai.
Giải pháp chuyển đổi số trong bán hàng
Thực tế, nhiều doanh nghiệp lâu đời nhưng vẫn chưa có quy trình bán hàng phù hợp dẫn tới việc chăm sóc khách hàng hiệu quả thấp. Khi luôn gặp tình trạng, có khách bán được trong vòng một tuần thì có những khách lại kéo dài tới 3 – 4 tháng, có khách hàng thì 2 – 3 nhân viên chăm sóc một lần. Nhiều doanh nghiệp đã cân nhắc tới triển khai các giải pháp phù hợp cho từng chu trình bán hàng , tuy nhiên sự xuất hiện quá nhiều công cụ khiến doanh nghiệp băn khoăn, không biết bắt đầu từ đâu trên hành trình phát triển kênh online.
Để tăng trưởng và có hướng đi phù hợp trong chuyển đổi số, rất nhiều doanh nghiệp Việt đã và đang sử dụng giải pháp mobile app phân phối để giải quyết tất tần tật rào cản trong kênh truyền thống.
Điển hình, với bước đầu chuyển đối số kênh online từ mobile app doanh nghiệp phân phối đã giúp doanh nghiệp các ngành như Giày BQ, Davicorp, eHuB, Đại Việt,….tiết kiệm gấp 3 lần chi phí, mở rộng kênh phân phối B2B ngay cả khi nguồn lực bị giới hạn. Giúp các đối tác, nhà quản lý phân phối linh hoạt với trọn bộ mobile app phân phối:
- Mobile app đặt hàng cho khách hàng, sale
- Website quản lý tiếp nhận đơn hàng cho bộ phận kho, kế toán
Đặc biệt, tùy theo đặc thù kinh doanh, mô hình doanh nghiệp cần quản lý lượng dữ liệu lớn, cần tương tác và theo dõi – cập nhập thông tin liên tục, đơn vị hoàn toàn có thể xây dựng mobile app quản lý doanh nghiệp để đảm bảo các hoạt động kinh doanh.
Với nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về ứng dụng, khai thác công nghệ thì việc lựa chọn giải pháp và cách thức thực hiện chuyển đổi số là một rào cản chuyển đổi số lớn. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị đồng hành để thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp phân phối hoặc tham khảo chi phí thiết kế mobile app doanh nghiệp , hãy liên hệ ngay 0868 004 626 (Ms.Hằng) để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 510 lượt xem