Cửa hàng truyền thống có bị “thất sủng” sau đại dịch?
Nội dung bài viết
Di chứng của covid-19 đang xuất hiện ngày 1 rõ, khả năng chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh, kéo theo hành vi tiêu dùng thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp khó nắm bắt. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt dần ứng dụng giải pháp chuyển đổi số để bứt tốc trên cuộc đua phục hồi kinh tế. Liệu các kênh bán hàng truyền thống có bị dậm chân tại chỗ sau đại dịch?
Phát triển cửa hàng truyền thống sau đại dịch cho doanh nghiệp
1. Mua sắm trực tuyến bùng nổ
Trong nửa đầu COVID – 19, thực hiện giãn cách xã hội khiến người dân khó tiếp cận với các kênh bán hàng truyền thống và dần chuyển hành vi mua trên các kênh trực tuyến. Cũng bởi, mua hàng online tiết kiệm thời gian và trải nghiệm những ưu đãi hấp dẫn, thu hút được tệp khách hàng mới trẻ trung và ưa chuộng ứng dụng di động.
Số danh mục hàng hóa tiêu thụ dưới kênh online đã tăng 50% so với năm 2020, trong khi số lượng cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam tưng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ đó tổng doanh số bán lẻ trực tuyến đã tăng gấp 1,5 lần.
Xem thêm: Cần chú trọng điều gì để nằm trong nhóm 11% doanh nghiệp chuyển đổi số thành công
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mua sắm online vẫn còn nhiều rủi ro đặt ra cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Và không có bất cứ trải nghiệm thương hiệu nào có sức ảnh hưởng và gần gũi hơn các trải nghiệm thực tại các cửa hàng, trực tiếp xem sản phẩm và tương tác với nhân viên bán hàng.
2. Sự sụt giảm doanh thu tại cửa hàng truyền thống
Theo báo cáo của Kantar, cửa hàng truyền thống vẫn chiếm 80% doanh thu so với cửa hàng trực tuyến. Tuy nhiên, đã xuất hiện sự thay đổi rõ rệt các kênh bán lẻ truyền thống:
- Siêu thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi giảm doanh thu hầu hết các thị trường Châu Á. 2021 (29.8%) giảm so với 2020 (32.3%) trung bình 2.5%
- Minimart và cửa hàng tiện lợi đang tăng trưởng và hứa hẹn nhiều tiềm năng
- Cửa hàng bán lẻ truyền thống duy trì sự ổn định khi tỷ lệ tăng trưởng vẫn giữ mốc 11% so với năm 2020
3. Tối ưu hóa cơ hội phát triển cho cửa hàng truyền thống
Thay đổi tư duy trưng bày sản phẩm: Chiến lược phân bổ hàng hóa, trưng bày cần chú trọng nhiều hơn đến hành vi và nhu cầu mua sắm của khách hàng. Từ việc thấu hiểu đặc điểm trưng bày hàng hóa trên kênh sẽ giúp doanh nghiệp phân phối có những quyết định tối ưu chiến lược kinh doanh cho chiến lược upsell và thu hút khách hàng trung thành vì sự tiện lợi
Xem thêm: 3 xu hướng, công nghệ nền tảng chuyển đổi số thành công
Thấu hiểu insight người tiêu dùng: Sức mua của khách hàng giảm rõ rệt bởi hầu hết họ đều bị ảnh hưởng sau đại dịch về sức khỏe, công ăn việc làm và thu nhập. Một trong những thay đổi nổi bật chính là tìm những đề xuất có giá cả hợp lý, nhiều tiện ích hơn để giảm bớt ngân sách chi tiêu.
Tạo khuyến mãi và trải nghiệm mua sắm hấp dẫn: Hàng loạt các sàn thương mại điện tử, các ứng dụng vận chuyển đồ ăn luôn không ngừng cải tiến và xây dựng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tích điểm phân hạng thu hút người tiêu dùng. Những đợt flash sale, ưu đãi khi upsell sẽ ghi điểm trong mắt khách hàng và nâng cao giá trị thu về của doanh nghiệp.
Hướng tới giai đoạn từng bước phục hồi, doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực để tập trung phát triển và ứng dụng công nghệ để giải quyết bài toán kinh doanh – vận hành. Đăng ký ngay hôm nay để được đội ngũ chuyên gia IRTech hỗ trợ tư vấn giải pháp công nghệ, chuyển đổi số phù hợp với từng doanh nghiệp!
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 737 lượt xem