Làm thế nào để đương đầu với sự bất ổn?
Nội dung bài viết
- 1. Dùng các kỹ thuật phân tích không đòi hỏi độ chính xác cao
- 2. Chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều kịch bản về kết quả
- 3. Dựa vào một số yếu tố có thể dự đoán được chứ không phải chỉ một yếu tố duy nhất
- 4. Chú trọng vào chất lượng của quá trình và các yếu tố đầu vào thay vì chỉ mong đợi vào kết quả đầu ra
- 5. Luôn nhanh nhẹn, linh hoạt, ứng phó nhanh:
- 6. Giữ gìn uy tín, tạo sự tin cậy đối với khách hàng; làm điều đúng cho khách hàng, cho dù có lúc bất lợi cho mình.
- 7. Vạch đường dài, nhưng đừng tham đi bước dài; hãy đi bước ngắn và quan sát.
- 8. Kiên định, nhưng không mù quáng. Biết sợ hãi nhưng không hốt hoảng!
Hơn cả việc đưa ra các trường hợp điển hình để lý giải tại sao việc có chiến lược chủ động là bắt buộc, cấp bách trong giai đoạn sống chung với đại dịch này, chia sẻ của anh Nguyễn Hữu Long dưới đây đã chỉ ra những mấu chốt và điểm bất hợp lý có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Cùng IRTech Việt Nam theo dõi bài viết để có cái nhìn đúng cho con đường phát triển!
“Thời gian gần đầy, có nhiều học giả, doanh nhân, các nhà quản lý cho rằng, vì môi trường xung quanh biến đổi nhanh quá, chúng ta không biết chắc điều gì sẽ xảy ra trong tương lai; vì vậy, chúng ta không nên xây dựng những chiến lược dài hơi (10 – 20 năm hoặc lâu hơn) ở tầm quốc gia hoặc doanh nghiệp. Theo lẽ đó, họ xem nhẹ, thậm chí bác bỏ chuyện phân tích, dự báo (vĩ mô, vi mô, ngành, thị trường…) để hoạch định chiến lược; bác bỏ việc thiết lập những mục tiêu dài hơi hay xây dựng những chiến lược dài hạn; và chỉ tập trung vào việc “đối phó với sự không chắc chắn”, hay “đương đầu với sự bất ổn”.
Thế nhưng, bản thân cái gọi là “không chắc chắn” cũng rất “bấp bênh, khó lường, khó đoán”; và biết được khả năng xảy ra của chúng thì cũng không cách nào khác là phải dự đoán (bằng cách này hay cách khác).
Để đương đầu với những thứ không chắc chắn, không dễ để xây dựng một chiến lược mang tính chủ động, mà có người gọi là chiến lược đương đầu với sự bất ổn. Đã là một chiến lược thì nó phải mang tính chủ động chứ không phải chỉ mang tính đối phó. Mà làm sao có thể chủ động được khi phải đương đầu với những “bóng ma” thoát ẩn, thoát hiện, những thứ gần như vô hình, không chắc chắn? Nghịch lý chăng?
Thực ra, cái gọi là chiến lược đương đầu với “sự không chắc chắn” cuối cùng cũng chỉ là những “thủ thuật” mang tính “bủa vây”, “che chắn” nhiều hướng, đưa ra nhiều kịch bản, bỏ trứng vào nhiều giỏ… Một số gợi ý cho cái gọi là ” chiến lược đối phó với điều không chắc chắn” mà tôi từng nghiên cứu, tham khảo và nghiệm ra là:
1. Dùng các kỹ thuật phân tích không đòi hỏi độ chính xác cao
Bên cạnh những phân tích định lượng, đòi hỏi phải có số liệu chính xác và phải cho ra kết quả chính xác, những phân tích định tính dựa trên cơ sở tư duy logic cùng với những dự báo “hòm hòm” (nhưng có cơ sở) về xu hướng tương lai (của thế giới, khu vực, hay quốc gia cụ thể), cũng hết sức cần.
Xem thêm: 3 điều người quản trị nhất định phải chú ý khi ứng dụng công nghệ mới
2. Chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều kịch bản về kết quả
Luôn phải có nhiều kịch bản về mục tiêu hay kết quả mong đợi. Không nên cứ khăng khăng phải đạt một mục tiêu duy nhất một cách cứng nhắc. Các kết quả có thể phải “đánh đổi” cho nhau.
Ví dụ, ở tầm quốc gia, nếu mục tiêu tăng trưởng kinh tế không đạt thì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo phải đạt hoặc vượt. Nếu kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không đạt về số lượng thì phải có kết quả khả quan về chất lượng của số doanh nghiệp đã được cổ phần hóa… Trong nhiều trường hợp, nhà nước/doanh nghiệp có thể phải hy sinh mục tiêu này để đạt mục tiêu kia. Hy sinh tăng trưởng để củng cố nền móng vững chắc cũng là một sự đánh đổi không phải là tồi; và nhiều quốc gia/doanh nghiệp đã đưa sự đánh đổi này vào trong một kịch bản dự phòng được định sẵn.
3. Dựa vào một số yếu tố có thể dự đoán được chứ không phải chỉ một yếu tố duy nhất
Các yếu tố đầu vào khi xây dựng chiến lược cần phải đa dạng để giảm thiểu rủi ro quá lệ thuộc vào một yếu tố. Ví dụ, khi hoạch định chiến lược đầu tư, chúng ta phải lưu ý đến hàng loạt các yếu tố như xu hướng đầu tư, nguồn vốn, dòng tiền, thị trường, pháp lý, nhân lực, và các yếu tố rủi ro khác nữa, chứ không nên chỉ có dựa vào yếu tố duy nhất là các số liệu tài chính dự tính.
Xem thêm: Giao việc cho nhân viên “tưởng không khó” nhưng “khó không tưởng”
4. Chú trọng vào chất lượng của quá trình và các yếu tố đầu vào thay vì chỉ mong đợi vào kết quả đầu ra
Kết quả đầu ra có thể đạt được hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đầu vào và cả quá trình thực hiện. Khi hoạch định mục tiêu chiến lược cho quốc gia hay doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến các yếu tố đầu vào, tức các điều kiện chủ quan, khách quan cần phải đáp ứng để đạt mục tiêu; đồng thời chú ý cả cách thức để thực hiện mục tiêu.
Ví dụ, một công ty xây dựng dân dụng, khi hoạch định mục tiêu phát triển sang mảng xây dựng hạ tầng để đạt một mục tiêu doanh số nào đó sau vài năm, công ty phải chú ý đến các điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, các mối quan hệ trong lĩnh vực hạ tầng, những đặc thù trong thanh quyết toán hợp đồng với chủ đầu tư (thường là các cơ quan nhà nước)…; đồng thời chú ý cả các quy trình tìm kiếm khách hàng, đấu thầu, đàm phán hợp đồng, tổ chức thi công, nghiệm thu, thanh toán… trong lĩnh vực này.
5. Luôn nhanh nhẹn, linh hoạt, ứng phó nhanh:
Đi kèm với một chiến lược nhất quán, mang tính chủ động, chúng ta phải có những chiến thuật linh hoạt, nhanh nhẹn để đối phó nhanh với những tình huống phát sinh (thường muôn hình muôn vẻ). Một sự cố xảy ra (ví dụ thảm họa thiên nhiên) là một tình huống phát sinh ngoài ý muốn. Chúng ta phải có cách ứng xử nhanh nhẹn, linh hoạt để xử lý tình huống một cách khôn khéo nhằm giảm thiểu thiệt hại, đồng thời rút ra bài học cần thiết cho những khủng hoảng tương tự về sau.
6. Giữ gìn uy tín, tạo sự tin cậy đối với khách hàng; làm điều đúng cho khách hàng, cho dù có lúc bất lợi cho mình.
Đối với doanh nghiệp, môi trường kinh doanh dù có thay đổi thế nào, khách hàng vẫn là thứ cần phải giữ kỹ. Chỉ có bằng cách giữ gìn uy tín, tạo sự tin cậy, và làm điều tốt cho khách hàng, doanh nghiệp mới không mất họ. Mọi chiến lược, dù được hoạch định cẩn trọng đến mức nào, đều có thể thay đổi, nhưng nếu doanh nghiệp giữ được niềm tin trong khách hàng, thì con đường dù có chông gai cỡ nào, doanh nghiệp đó cũng có nhiều cơ hội chiến thắng.
Xem thêm: Tips giữ lửa cho doanh nghiệp mùa giãn cách
7. Vạch đường dài, nhưng đừng tham đi bước dài; hãy đi bước ngắn và quan sát.
Chiến lược là con đường dài, quốc gia hay doanh nghiệp buộc phải vạch ra để có định hướng mà đi. Tuy vậy, chúng ta phải triển khai chiến lược thành những kế hoạch chi tiết để có thể đi từng bước ngắn và quan sát từng đoạn đường, từng mục tiêu nhỏ đạt được. Nếu tham lam, đi bước dài, thiếu quan sát, chúng ta dễ bị trượt ngã và rơi xuống vực. Ví dụ, khi nói chiến lược của một doanh nghiệp là phát triển ra thị trường nước ngoài, doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ về nguồn lực, và chỉ nên bắt đầu bằng những kế hoạch/dự án vừa sức; sau đó, rút kinh nghiệm và tiếp tục với những kế hoạch/dự án lớn hơn.
8. Kiên định, nhưng không mù quáng. Biết sợ hãi nhưng không hốt hoảng!
Chiến lược đòi hỏi phải nhất quán và kiên định. Nhưng kiên định không có nghĩa là bảo thủ, ù lì, chậm chạp, nằm im một chỗ. Khi có những thay đổi lớn, mang tính đột biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chiến lược, các nhà lãnh đạo quốc gia/doanh nghiệp buộc phải xem xét lại toàn bộ chiến lược; và nếu cần thiết, họ vẫn phải thay đổi cả chiến lược chứ không phải cứ bảo thủ và “kiên định” một cách mù quáng. Rất quan trọng, người lãnh đạo phải biết “sợ hãi”, phải biết đâu là rủi ro lớn để không nên lao vào. Phải biết sợ để tránh những cái bẫy, những mối nguy, những “cú lừa” có thể có. Tuy vậy, cũng không nên sợ hãi đến mức hốt hoảng, mất hết tinh thần và ý chí “chiến đấu”. Biết sợ hãi, biết đâu là điểm dừng khác với tâm trạng hoảng loạn, mất phương hướng!
Tóm lại, dù cho môi trường kinh doanh có “không chắc chắn” cỡ nào thì nhà lãnh đạo vẫn cần phải kiên định, nhất quán với những nguyên tắc, giá trị nền tảng; và nhất thiết vẫn phải theo đuổi những tầm nhìn, mục tiêu dài hơi (một cách chủ động) chứ không phải chỉ ngồi chờ xem có chuyện gì đó xảy ra rồi mới ứng phó (một cách thụ động).
Xem thêm: 3 lý do doanh nghiệp cần chuyển đổi số hậu Covid
Đương nhiên, như trên đã nói, đi kèm một chiến lược chủ động phải là những chiến thuật linh hoạt, uyển chuyển và đa dạng để ứng phó với những diễn biến trên đường đi…”
Một bài viết phải đọc cho bất kỳ vị CEO nào muốn “ngâm cứu” và dẫn dắt mê cung thời đại số. Chiến lược chắc chắn cho sự “chuyển đổi” là hành động thiết yếu cho những lãnh đạo, buộc phải suy nghĩ về những ảnh hưởng dịch bệnh và chuyển đổi số hiện nay.
Đã đến lúc hành động! Liên hệ ngay với Công ty công nghệ IRTECH Đà Nẵng để được tư vấn chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Nguồn: Anh Nguyễn Hữu Long – Group Phát triển doanh nghiệp
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 1352 lượt xem