THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh là gì? So sánh chiến lược Đại dương xanh và Đại dương đỏ

Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đạt lợi nhuận trên thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Vậy chiến lược nào sẽ là “kim chỉ nam” cho doanh  nghiệp của bạn? Hãy cùng công ty IRTECH tìm hiểu chiến lược kinh doanh là gì và so sánh chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.

Chiến lược kinh doanh là gì? So sánh chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ

1. Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là bản kế hoạch dài hạn kết hợp các phương án kinh doanh, điều tiết hoạt động – nhân sự – nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Khi xây dựng chiến lược lược kinh doanh cho doanh nghiệp, không chỉ cân nhắc về yếu tố thị trường, đối thủ, nguồn lực,.. mà bạn còn cần lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp. Ví dụ như, một số doanh nghiệp chọn “chiến lược Đại dương xanh” tạo ra các thị trường ngách để có thể nắm giữ thế độc quyền. Trái lại, một số doanh nghiệp khác lại quyết định cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ với “chiến lược Đại dương đỏ” nhằm gia tăng sức cạnh tranh.

2. Áp dụng chiến lược “Đại dương xanh” để tạo ra thị trường ngách cho doanh nghiệp

2.1 Chiến lược Đại dương xanh là gì?

Chiến lược Đại dương xanh được sử dụng để mô tả một chiến lược nhắm vào một thị trường không có hoặc ít sự cạnh tranh. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp của bạn không có quá nhiều đối thủ và không có áp lực về giá. Các doanh nghiệp áp dụng khi xây dựng chiến lược kinh doanh hướng đến tìm kiếm những thị trường mới, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, khác biệt với những gì đang có trên thị trường, từ đó tạo ra một không gian riêng biệt, không bị canh tranh với các đối thủ cùng ngành. 

Từ thực tế cho thấy, các chiến lược Đại dương xanh sau một thời gian đều bị các đối thủ cạnh tranh làm theo hoặc bắt chước. Khi ấy, các thương hiệu cần tiến hành cải tiến, điều chỉnh hoặc tái đổi mới thì mới có thể cạnh tranh và trụ vững trên thương trường.

2.2 Đặc điểm của chiến lược Đại dương xanh:

  • Tập trung vào khách hàng: Chiến lược kinh doanh này đặt khách hàng làm trung tâm, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, khác biệt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Tạo ra không gian riêng biệt: Tìm kiếm những khoảng trống thị trường mới, không có sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh không đáng kể, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ khác biệt để tạo ra một không gian riêng biệt, không bị canh tranh với các đối thủ cùng ngành.
  • Giảm thiểu chi phí: Tập trung vào các yếu tố quan trọng, giảm thiểu các yếu tố không cần thiết để giảm thiểu chi phí.
  • Tăng cường sự khác biệt: Tăng cường sự khác biệt và giá trị của sản phẩm và dịch vụ, đưa ra các giải pháp bền vững và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không gây tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh.
Lựa chọn thị trường: Đại dương đỏ hay Đại dương xanh?

Xem thêm: 5 phần mềm quản lý công việc hiệu quả khi bắt đầu chuyển đổi số trong doanh nghiệp

3. Chiến lược “Đại dương đỏ” trong thị trường cạnh tranh gay gắt

3.1 Chiến lược Đại dương đỏ là gì?

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh sử dụng chiến lược Đại dương đỏ, doanh nghiệp sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh, trong cùng lĩnh vực, ngành nghề và cung ứng sản phẩm. Doanh nghiệp theo chiến lược Đại dương đỏ, sẽ tham gia thị trường mà tại đó các đối thủ cạnh tranh đã được lấp đầy, thị phần đã được phân chia, các luật lệ và quy định đã được thiết lập. Cơ hội mở rộng thị trường của doanh nghiệp là rất thấp và mức độ cạnh tranh khốc liệt. 

Có thể liên tưởng không sai, hình ảnh đại dương đỏ như một thị trường có quá nhiều cá mập, tranh giành thị phần, khách hàng. Lúc này, sẽ xảy ra các cuộc cạnh tranh, cắn xé và dĩ nhiên sẽ có máu làm nhuộm đỏ thị trường.

3.2 Đặc điểm của chiến lược Đại dương đỏ:

  • Canh tranh khốc liệt: Môi trường Đại dương đỏ có nhiều đối thủ cạnh tranh và các quy luật đã được thiết lập rõ ràng, do đó sự canh tranh rất khốc liệt.
  • Thị phần bão hòa: Thị phần trên thị trường đã được phân chia sẵn và khó có thể mở rộng thêm, làm cho việc tìm kiếm những cơ hội mới trở nên khó khăn.
  • Giá cả cạnh tranh: Giá cả trên thị trường cạnh tranh thường rất thấp, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút và thậm chí có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
  • Sản phẩm và dịch vụ tương đồng: Sản phẩm và dịch vụ giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thường rất tương đồng và khó có thể phân biệt.
  • Đầu tư kinh phí lớn: Để cạnh tranh trên thị trường này, các doanh nghiệp thường phải đầu tư kinh phí lớn để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, quảng cáo và tiếp cận khách hàng.

4. Phân biệt Chiến lược Đại dương xanh và Đại dương đỏ

So sánh chiến lược Đại dương đỏ và Đại dương xanh sẽ giúp bạn hiểu để tìm con đường phù hợp cho chiến lược kinh doanh của công ty. Có thể kể đến 5 điểm khác nhau cơ bản để phân biệt chiến lược Đại dương đỏ và Đại dương xanh là:

So sánh Chiến lược Đại dương đỏ và Đại dương xanh

Để phân biệt một cách dễ hiểu nhất thì Đại dương đỏ là thị trường lớn, cạnh tranh nhiều, còn Đại dương xanh lại là một thị trường ngách nhỏ, tập trung các nhóm khách hàng mục tiêu mới và rất ít có đối thủ cạnh tranh. Nếu chiến lược Đại dương xanh đang được áp dụng tại những thị trường tiềm năng, nhiều cơ hội phát triển, thì chiến lược Đại dương đỏ lại tiếp cận thị trường truyền thống đã lấp đầy đối thủ. Vì vậy, việc thu lợi nhuận cao và tăng trưởng nhanh ở thị trường Đại dương đỏ cũng ít khả thi hơn nhiều so với thị trường Đại dương xanh.

5. Ví dụ về việc xây dựng chiến lược kinh doanh đại dương xanh thành công

Canon

Canon là một ví dụ kinh điển về chiến lược Đại dương xanh. Họ đã tạo ra ngành công nghiệp máy photocopy để phục vụ cá nhân trong văn phòng. Và các nhà sản xuất máy photocopy, họ thường tập trung vào việc tiếp cận các nhà quản lý mua sắm thiết bị văn phòng. Vì những khách hàng này thường có nhu cầu mua các máy photocopy lớn, bền, nhanh và ít cần bảo trì.

Nhận thức được tâm lý này, công ty Canon của Nhật Bản đã tạo ra một không gian thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này. Bằng cách tập trung vào những người sử dụng thường xuyên máy photocopy như thư ký và những người có nhu cầu tương tự, Canon đã phát triển máy photocopy và máy in nhỏ gọn và dễ sử dụng. Điều này thực sự đã tạo ra một không gian thị trường mới và Canon đã thu được lợi nhuận lớn từ việc tạo ra giá trị trong Đại dương xanh này.

Với chiến lược kinh doanh theo thị trường ngách, Canon thực sự đã thu về những thành công vô cùng ấn tượng

Samsung

Để tạo ra sự khác biệt và đột phá trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, Samsung đã phát triển sản phẩm Galaxy Fold – chiếc điện thoại có màn hình gập đầu tiên trên thế giới. Đây là một ví dụ của chiến lược Đại dương xanh, Samsung đã phát triển một sản phẩm độc đáo và khác biệt, đưa ra một giải pháp mới cho nhu cầu của khách hàng và tạo ra một lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Xem thêm: 3 lầm tưởng dẫn đến thất bại khi chuyển đổi số doanh nghiệp

6. Ví dụ về xây dựng chiến lược kinh doanh đại dương đỏ thành công

Khi Đại dương xanh trở nên hấp dẫn và thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cạnh tranh, Đại dương đỏ sẽ xuất hiện. Dưới đây là một số ví dụ về chiến lược Đại dương đỏ mang lại thành công cho các doanh nghiệp:

1. Trong lĩnh vực dịch vụ taxi, các hãng taxi truyền thống đã phải cạnh tranh với dịch vụ taxi công nghệ. Các hãng taxi công nghệ đã thông minh cung cấp giải pháp giúp khách hàng biết trước giá cước và không tăng giá trong thời gian cao điểm hoặc thời tiết xấu. Điều này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh với nhiều hãng taxi truyền thống.

Chiến lược kinh doanh của Grab, Uber cho thấy một loại hình mới trong kinh doanh vận tải dựa trên tiến bộ công nghệ

2. Trong lĩnh vực ngân hàng, mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp ngân hàng phát triển từ trước, nhưng vẫn có các ngân hàng mới mở rộng và đạt được sự cạnh tranh trên thị trường, ví dụ như TPBank, VPBank. Các ngân hàng này đã áp dụng chiến lược chuyển đổi mô hình kết hợp với công nghệ để nâng cao tính cạnh tranh của mình so với các ngân hàng truyền thống.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh, điều quan trọng là tìm ra điểm khác biệt và tạo lợi thế cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp nổi bật và thu hút khách hàng.

7. Kết luận

Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp là việc làm rất quan trọng mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần chú tâm. Chiến lược Đại dương đỏ hay Đại dương xanh đều có những đặc điểm, cách thức cụ thể mà mọi người có thể phân tích. Tùy vào định hướng hoạt động của mỗi tổ chức mà bạn sẽ chọn được chiến lược hợp lý.

Hy vọng với những nội dung trên, bạn đã hiểu rõ kiến thức về 2 chiến lược Đại dương xanh, Đại dương đỏ và cách áp dụng chiến lược kinh doanh này hiệu quả nhất. Hãy để lại thông tin liên hệ, để công ty IRTECH có thể gửi đến bạn những tin tức, kiến thức hoặc hỗ trợ tư vấn về các giải pháp cho doanh nghiệp nhé!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

3 lý do doanh nghiệp cần chuyển đổi số hậu Covid

Liệu các doanh nghiệp truyền thống với một tệp khách hàng ổn định với doanh thu vững chắc, đã được hình thành qua nhiều thập kỷ hay đơn vị gặt hái được những thành công nhất định trong thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu có cần phải chạy theo xu hướng chuyển đổi số? Vậy chuyển đổi số là gì và tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số hậu ngay khi có thể? Xem thêm
Blog Figure

RPA là gì? Sự khác nhau giữa RPA với AI?

Công nghệ mới RPA đang được không ít doanh nghiệp chuyển đổi số ứng dụng trong nhiều hoạt động nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động và chi phí triển khai. Vậy RPA là gì? Sự khác nhau giữa RPA với AI? Cùng IRTech Việt Nam giải đáp thắc mắc của bạn nhé. Xem thêm
Blog Figure

Làm thế nào để đương đầu với sự bất ổn?

Hơn cả việc đưa ra các trường hợp điển hình để lý giải tại sao việc có chiến lược chủ động là bắt buộc, cấp bách trong giai đoạn sống chung với đại dịch này, chia sẻ của anh Nguyễn Hữu Long dưới đây đã chỉ ra những mấu chốt và điểm bất hợp lý có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Cùng IRTech Việt Nam theo dõi bài viết để có cái nhìn đúng cho con đường phát triển! Xem thêm
Blog Figure

Tăng trưởng doanh thu, số hóa kinh doanh chỉ 1 chạm

Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh đều tập trung hướng đến tăng doanh thu và mở rộng kinh doanh, điều này yêu cầu khâu vận hành, điều phối ở các kênh đặc biệt là kênh bán online cần được tối ưu hiệu quả. Để giải quyết những hạn chế trong lối kinh doanh truyền thống, bật mí cho doanh nghiệp chỉ 1 lần chạm đăng ký nhận X2 tăng trưởng khi số hóa kênh bán với mobile doanh nghiệp riêng biệt.  Xem thêm
Blog Figure

Netflix, Adobe, Fujifilm “vực dậy” nhờ công nghệ chuyển đổi số

Chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá cũng như thêm cơ hội bước ra khỏi khủng hoảng và “cứng cáp” hơn. Tuy nhiên theo một báo cáo, 73% doanh nghiệp đã thất bại trong những nỗ lực chuyển đổi số do doanh nghiệp gặp nhiều rào cản và chưa nhận thức đúng vai trò trong quá trình này. Xem thêm
Blog Figure

Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số cho ngành bán lẻ

Chịu tác động mạnh mẽ của làn sóng chuyển đổi số, ngành bán lẻ phải đối diện với nhiều khó khăn do thói quen tiêu dùng liên tục thay đổi, nhất là sau đại dịnh Covid. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là xu hướng tất yếu và là “xương sống” nếu doanh nghiệp bán lẻ muốn kinh doanh thành công. Vậy trong bán lẻ, chuyển đổi số đang diễn ra như thế nào? Hãy cùng với IRTECH khám phá ngay ở bài chia sẻ này nhé! Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!