Omni-channel – Mô hình thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp bán lẻ
Nội dung bài viết
Có đến 73% người tiêu dùng hiện nay sử dụng nhiều kênh khác nhau trong quá trình mua hàng, khách hàng ngày càng đòi hỏi sự tương tác và trải nghiệm mua sắm tốt hơn trên nhiều kênh khác nhau. Chính vì vậy mô hình Omni-channel đang ngày càng phổ biến và được xem là bước đệm quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh cũng như ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong doanh nghiệp bán lẻ hiệu quả nhất hiện nay.
Omni-channel – Mô hình bán hàng đa kênh hiệu quả trong thời đại số
1. Mô hình Omni-channel là gì?
Mô hình Omni-channel là một hình thức thương mại đa kênh tích hợp và cho phép đồng bộ hóa dữ liệu giữa các kênh. Omni-channel đề cao sự liên kết các hoạt động bán hàng trực tuyến với hoạt động kinh doanh trực tuyến tại cửa hàng. Trong đó, các kênh bán hàng khác nhau được tích hợp và hoạt động thống nhất trên cùng một hệ thống. Omni-channel giúp doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng qua nhiều nền tảng phổ biến như website, facebook, cửa hàng…, tạo ra cho khách hàng trải nghiệm cá nhân hóa thông qua sự kết nối liền mạch.
Omni-channel là xu hướng xây dựng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm, kết nối các dữ liệu trong quá trình kinh doanh thành một chu trình khép kín, hoàn chỉnh. Mục tiêu của mô hình này là mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng cũng như giúp nhà kinh doanh quản lý công việc của mình một cách thông minh và dễ dàng.
Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi số thay đổi cuộc đua ngành bán lẻ
2. Mô hình Omni-channel khác gì với mô hình Multi-channel?
Nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ mới đang ứng dụng mô hình Multi-channel nhưng lại cho rằng đó là Omni-channel vì chưa thật sự hiểu rõ bản chất khác nhau giữa 2 mô hình trên.
- Giống nhau: Đều là hoạt động bán hàng hoặc niêm yết sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau
- Khác nhau:
Omni-channel | Multi-channel | |
Trung tâm | Tập trung vào khách hàng: xác định điểm tiếp xúc giữa người tiêu dùng và thương hiệu, qua đó tăng cường khả năng kết nối với khách hàng | Tập trung vào sản phẩm: Nỗ lực mang sản phẩm đến với nhiều khách hàng, và mang lại càng nhiều sự hiện diện của sản phẩm chứ không chú trọng trải nghiệm |
Tích hợp kênh | Cho phép tích hợp và cho phép đồng bộ hóa dữ liệu giữa các kênh | Hoạt động các kênh bán hàng riêng lẻ, không có sự tích hợp thông tin dữ liệu |
Phương pháp tiếp cận | Tạo ra trải nghiệm khách hàng trên mọi kênh, giúp người tiêu dùng ghi nhớ thương hiệu | Giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm họ muốn và cho phép họ mua hàng trên các kênh mà họ sử dụng |
Trải nghiệm khách hàng | Tập trung vào trải nghiệm khách hàng, các kênh bán hàng được tích hợp để cung cấp trải nghiệm mua hàng đồng nhất và liền mạch cho khách hàng | Các kênh bán hàng độc lập và không liên kết với nhau, khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc đồng bộ thông tin và trải nghiệm mua hàng không đồng nhất |
3. Mô hình Omni-channel đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Mô hình Omni-channel là một chiến lược bán hàng và tiếp thị hiệu quả bởi các lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp:
- Tăng trải nghiệm khách hàng: Bằng các tạo sự đồng nhất cho quá trình mua hàng của khách hàng trên các kênh khác nhau, cá nhân hoá nội dung hiển thị trên các thiết bị, phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng khách hàng. Nhờ vậy tăng sự gắn kết và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
- Nâng cao độ tin cậy: Omni-channel sẽ cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về sản phẩm, giá cả, lượt mua và cả những đánh giá ở các kênh khác nhau. Từ đó khách hàng sẽ có những đánh giá tốt hơn khi mua hàng, cũng như cảm thấy tin tưởng hơn về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
- Tăng doanh thu: Omni-channel giúp doanh nghiệp bán hàng trên nhiều kênh khác nhau, từ offline đến online, gia tăng tần suất chạm mắt người dùng với sản phẩm và thu hút sự quan tâm của khách hàng, nhờ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Điều này tạo ra cơ hội bán hàng lớn hơn và giúp tăng doanh thu.
- Giảm chi phí: Omni-channel giúp tối ưu hóa chi phí và thời gian trong quản lý bán hàng, tồn kho và nguồn lực hiệu quả, vì các kênh bán hàng được quản lý tập trung và đồng bộ trên một hệ thống duy nhất. Khi khách hàng có thể mua sản phẩm của từ nhiều kênh khác nhau, doanh nghiệp cũng có thể giảm thiểu chi phí quảng cáo và tiếp thị cho mỗi kênh.
- Tăng tính cạnh tranh: Omni-channel giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh bằng cách cung cấp trải nghiệm mua hàng một cách trọn vẹn nhất cho khách hàng và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng trên nhiều kênh khác nhau.
Xem thêm: Nâng cao hiệu suất công việc trong ngành bán lẻ nhờ ứng dụng RPA
4. Omni-channel thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Trong quá trình chuyển đổi số có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để chuyển đổi cách thức kinh doanh của mình. Omni-channel cũng là một lựa chọn cho bước đệm chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhờ những quyết định quản trị được đưa ra dựa trên đánh giá tổng quát từ các thông tin hợp nhất của khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ là chủ yếu.
Với mô hình bán lẻ truyền thống, hoạt động bán hàng của các kênh không có sự tích hợp dữ liệu cũng như thiếu cơ chế quản trị dữ liệu. Do đó, dữ liệu không được sử dụng đầy đủ để hỗ trợ việc ra quyết định. Mô hình bán lẻ truyền thống chia hàng hóa thành các nhóm riêng biệt để phân bổ cho các kênh và vị trí khác nhau. Do đó, tình trạng nơi thì hết hàng, nơi thì hàng tồn nhiều, gây khó khăn trong khâu quản lý của các doanh nghiệp. Các quyết định triển khai hàng tồn kho không hợp lý không chỉ dẫn đến tăng chi phí chuỗi cung ứng mà còn ảnh hưởng đến mức độ cung ứng dịch vụ. Vì thiếu tính liên kết dữ liệu, nên doanh nghiệp cũng khó khăn trong hoạt động quan trị quan hệ khách hàng, gây nhiều rào cản để xây dựng trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.
Với mô hình Omni-channel, dữ liệu từ nhiều kênh bán hàng của chuỗi cung ứng sẽ được tích hợp vào một nền tảng nhất định và được sử dụng để phân tích, đánh giá một cách toàn diện. Sau đó, kết quả phân tích sẽ được gửi về các bộ phận liên quan của chuỗi cung ứng khi cần thiết để hỗ trợ việc ra quyết định và tối ưu hóa hiệu suất. Doanh nghiệp tái cấu trúc việc phối hợp giữa dữ liệu, quy trình bán hàng một cách tốt hớn, từ đó tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng .
Cùng với bán hàng đa kênh trên nền tảng số, doanh nghiệp cũng có thể kết hợp nhiều công nghệ khác để quản lý tốt hơn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra một cách toàn diện hơn. Doanh nghiệp có thể đầu tư vào các phần mềm đồng bộ dữ liệu với công nghệ RPA; phần mềm quản lý DMS, CRM cho bộ phận chăm sóc khách hàng quản lý quy trình tốt hơn cũng như các nhân sự liên quan biết được tiến độ công việc, hiệu quả hoạt động của các bộ phận. Có thể kết hợp sử dụng Mobile app trong quản lý bán hàng, quản lý đại lý và nhà cung cấp để quá trình cung cầu hàng hóa được theo dõi và thống kê cụ thể. Tất cả tạo thành hệ sinh thái chuyển đổi số ngành bán lẻ toàn diện giúp tối ưu hiệu suất vận hành của doanh nghiệp một cách tối đa nhất.
Xem thêm: Giày BQ – hành trình số hóa bán hàng của thương hiệu Việt
Để tiếp cận tốt hơn với xu hướng tiêu dùng hiện đại, kết hợp mô hình Omni-channel cùng với các giải pháp công nghệ khác một cách thông minh, doanh nghiệp có thể phát triển bền vững đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế lạm phát hiện nay. Nếu bạn đang tìm một đối tác uy tín cung cấp các giải pháp mobile app, robot tự động hóa quy trình và chuyển đổi số trong doanh nghiệp, liên hệ ngay để được đội ngũ nhân viên IRTech hỗ trợ tư vấn.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 314 lượt xem