THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Top 3 kênh phân phối hiện đại cho doanh nghiệp

Khởi tạo một hệ thống phân phối đã khó, quản lý và duy trì để hệ thống tăng trưởng càng khó hơn. Kênh phân phối chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng trưởng, giảm thiểu chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những kênh phân phối hiện đại phổ biến hiện nay nhé! 

Tất tần tật cách phát triển kênh phân phối hiện đại cho doanh nghiệp

Thị trường Việt Nam liên tục xuất hiện các kênh phân phối hiện đại mới, cách thức bán hàng, chăm sóc được các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, số hóa ngày càng chỉnh chu hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng mà còn từng bước ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để hoạt động dễ dàng và giảm thiểu các chi phí vận hành.

1. So sánh kênh phân phối truyền thống và hiện đại

1.1  Kênh phân phối truyền thống là “thói quen” của nhiều doanh nghiệp Việt

Phân phối truyền thống là kênh phân phối có mặt đầu tiên tại Việt Nam. Đây là một mạng lưới với sự kết hợp của nhà sản xuất với các đơn vị phân phối như: cửa hàng, đại lý, đơn vị bán lẻ, đơn vị bán buôn. Hệ thống phân phối này khá phức tạp và được phân chia thành nhiều cấp và kênh khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là kênh phân phối phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam hiện nay. 

Các cấp phân phối trong kênh bán truyền thống được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Nhiều doanh nghiệp nhỏ bị hạn chế nguồn lực, khả năng quản lý nên ưu tiên lựa chọn những kênh phân phối có sẵn thay vì thiết lập hệ thống phân phối riêng. Thông thường chỉ bao gồm vài nhân viên bán hàng, nhà phân phối (bán buôn), kết hợp với một số đại lý bán lẻ và có thể là doanh nghiệp vận chuyển.

Xem thêm: Chuyển đổi số trong bán hàng, doanh nghiệp gặp rào cản gì?

1.2 Kênh phân phối 4.0 tiềm năng cho doanh nghiệp Việt

Khác với kênh phân phối truyền thống, kênh phân phối hiện đại là sự kết hợp giữa nhà sản xuất và trung gian phân phối thành một thể thống nhất. Khi sản phẩm được sản xuất ra sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối hiện đại được ứng dụng công nghệ chuyển đổi số sẽ mang sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các kênh trực tiếp và online như sàn thương mại điện tử, chuỗi siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng tiện lợi,…

Cơ hội tăng trưởng phát triển kênh mua sắm online

Nhận thức được sự bị động của kênh truyền thống, hơn 80% doanh nghiệp Việt không thể bỏ lỡ cơ hội mở rộng và tăng trưởng phát triển kênh online. Cũng bởi:

  • Tiết kiệm chi phí để xây dựng và vận hành kênh phân phối cho sản phẩm của doanh nghiệp chỉ trong một hệ thống
  • Các sản phẩm hàng hóa cũng được phân phối thông qua hệ thống phân phối online từ các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội. Từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng phủ rộng thương hiệu đến với các khách hàng của mình.
  • Không những thế, phân phối hiện đại sẽ có mức giá bán rõ ràng cho điểm bán, CTV các cấp để có thể dễ dàng nắm bắt giá cả, các chương trình khuyến mãi nhanh chóng, thuận tiện kết nối hơn.
  • Hình thức thanh toán của kênh phân phối hiện đại cũng linh động hơn, người tiêu dùng có thể thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, thanh toán tiền mặt,… 

Mục tiêu tăng trưởng doanh thu, mở rộng và chăm sóc khách hàng thường đi đôi với bài toán làm sao tốn ít chi phí, vận hành trơn tru mọi điểm bán,… tất cả những thách thức trở thành yếu tố doanh nghiệp phân phối phải liên tục làm mới mình.

2. Doanh nghiệp nên phát triển kênh phân phối hiện đại nào?

2.1 Phân phối qua các trang thương mại điện tử

Với mức tăng 88% tỷ lệ mua sắm online trên các ứng dụng, không thể không kể đến các trang thương mại điện tử nổi tiếng ở Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, hay gần đây là TikTok Shop.

Mua sắm online mang nhiều tiện ích cho người tiêu dùng

Quá trình mua sắm khách hàng ngày càng tiện lợi và nhanh chóng hơn khi mà Khách hàng có nhu cầu mua hàng sẽ đặt trực tiếp trên trang thương mại điện tử của các cửa hàng, nhà buôn,… Qua đó, hàng hóa sẽ được bên trung gian vận chuyển đến trực tiếp tới khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

2.2 Mở rộng phân phối qua mạng xã hội và tiếp thị liên kết

Qua các kênh mạng xã hội, doanh nghiệp có thể tiếp cận được với rất nhiều đối tượng khách hàng. Khi triển khai các chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình tới nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình.

Hình thức KOLs, KOC giới thiệu sản phẩm đang được ưa chuộng

Thêm vào đó, doanh nghiệp sẽ hợp tác với một tổ chức hoặc cá nhân phù hợp để quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng. Tổ chức hoặc cá nhân này sẽ cố gắng thu hút và tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể để giới thiệu về sản phẩm. Nếu bán hàng hiệu quả thì người làm Affiliate sẽ nhận được tiền hoa hồng tương ứng. 

2.3 Xây kênh phân phối riêng với Website và mobile app phân phối

Cùng với sự xuất hiện của những ông lớn  trong cuộc đua giành thị phần như: Grab, Baemin, Highlands Coffee, Shein hay các mobile app của các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,… đã tạo ra nhiều thay đổi trong hình thức phân phối và kinh doanh hàng hóa nói riêng và xu hướng công nghệ chuyển đổi số nói chung. Đầu tư phát triển kênh online với app doanh nghiệp phân phối đang là chiến lược cạnh tranh khi không phụ thuộc bất kỳ bên nào và mở rộng kinh doanh online thu về hiệu quả và số hóa kênh phân phối phù hợp với các doanh nghiệp.

Thiết kế mobile app riêng cho doanh nghiệp phân phối

Kết hợp giữa Website – Mobile app có thể dễ dàng bán hàng trên nhiều khu vực thay vì phải mở cửa hàng ở các địa phương. Khai thác nhiều lợi thế hơn khi tối ưu hoạt động chăm sóc khách cũ và sale có nhiều thời gian tập trung khai thác tệp khách mới. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp dễ dàng quản lý danh mục hàng hóa, nhân viên sale theo từng khu vực và đo lường dữ liệu kinh doanh cập nhập liên tục.

Mở rộng kênh bán với website quản lý, mobile app và các kênh thương mại điện tử khác sẽ là bước đầu hoàn hảo cho hành trình số hóa kênh online. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị viết app theo yêu cầu, hãy liên hệ ngay 0903 161 871 (Mr.Bình) để được tư vấn chi phí thiết kế và duy trì app phù hợp. 

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

9 phương pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dữ liệu

Lượng dữ liệu ngày càng nhiều, dẫn đến sai sót trong quá trình quản lý là điều không thể tránh khỏi. Với xu hướng chuyển đổi số hiện nay, doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý dữ liệu hiệu quả nhằm tăng khả năng phân tích dữ liệu và giảm thiểu các lỗi tồn đọng. Cùng IRTECH Việt Nam lưu lại 9 phương pháp giúp doanh nghiệp tối ưu quản lý dữ liệu nhé! Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số ngành logistics: Chìa khóa cạnh tranh trong thị trường 42 tỷ USD

Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng ứng dụng công nghệ số đang phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường XNK, logistics trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và cuộc cách mạng số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Xem thêm
Blog Figure

Cửa hàng truyền thống có bị “thất sủng” sau đại dịch?

ược đẩy mạnh liệu kênh bán hàng truyền thống sẽ còn là kênh cốt lõi sau đại dịch? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây! Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số trong bán hàng, doanh nghiệp gặp rào cản gì?

Dưới tác động của công nghệ và hành vi tiêu dùng thay đổi, các công ty Việt nam quan tâm nhiều hơn về chuyển đối số trong doanh nghiệp phân phối và mục tiêu triển khai gắt gao. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có những nhu cầu chuyển đổi số giống nhau bởi còn phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm ngành và những thách thức gặp phải. Cùng tìm hiểu những rào cản chuyển đối số trong doanh nghiệp phân phối gặp phải trong bài viết dưới đây! Xem thêm
Blog Figure

Xu hướng phát triển mobile app năm 2022

Doanh số dự kiến lên tới 336 tỷ USD trong 2022. thị trường xây dựng Mobile app sẽ lên tới 336 tỷ USD, ngành ứng dụng điện thoại đang tăng trưởng mạnh mẽ khi phạm vi tiếp cận người dùng ngày càng mở rộng, chất lượng dịch vụ vượt ngoài mong đợi và không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Theo dõi báo cáo này, cùng IRTech phân tích các xu hướng phát triển mobile app trong năm 2022 để giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhé! Xem thêm
Blog Figure

Tiktok thị trường màu mỡ, đe dọa kênh truyền thống

Người tiêu dùng hiện nay tìm đến Tiktok như một kênh bán hàng hiện đại và họ vô thức trở thành khách hàng mua hàng trên nền tảng. Cũng bởi, sự hấp dẫn từ những video lồng ghép nội dung bán hàng, những phiên livestream đầy ưu đãi thực sự là vũ khí hạng nặng của Tiktok, khó có nền tảng nào đánh bại được tại thị trường Việt. Vậy Tiktok có chiếm thế thượng phong, chiếm lĩnh thị trường phá vỡ hệ thống kinh doanh truyền thống? Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!