Tương lai của ngành bán lẻ toàn cầu trong 5 năm tới
Nội dung bài viết
- Điểm danh xu hướng của ngành bán lẻ toàn cầu trong 2024 – 2029
- 1. Thực trạng ngành bán lẻ tại Việt Nam và toàn cầu
- 2. Vai trò của các cửa hàng bán lẻ trong 5 năm tới
- 3. Bối cảnh lạm phát kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp buộc thay đổi
- 4. Mua sắm trực tuyến sẽ hủy diệt ngành bán lẻ truyền thống?
- 5. Tăng tốc tăng trưởng với ứng dụng công nghệ chuyển đổi số
Trải qua những biến động đã làm thay đổi đáng kể cấu trúc của các ngành hàng bán lẻ toàn cầu. Chuỗi cung ứng tắc nghẽn và tình trạng thiếu hàng hóa đã dẫn đến xu hướng tăng hàng tồn kho. Trong khi đó, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong bối cảnh lạm phát kéo dài và áp lực sinh hoạt phí tăng cao. Cùng IRTech theo dõi bức tranh tương lai của thị trường bán lẻ trong 5 năm tới!
Điểm danh xu hướng của ngành bán lẻ toàn cầu trong 2024 – 2029
Kênh truyền hình CNBC (Mỹ) đã thực hiện khảo sát hàng chục giám đốc điều hành (CEO) và lãnh đạo hàng đầu của các công ty kinh doanh hàng hóa và bán lẻ. Kết quả là hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với nhận định rằng quy mô kinh doanh bán lẻ này sẽ trở nên đa dạng, nhỏ và hiệu quả hơn, đảm bảo mục tiêu nhanh chóng thích ứng với những tình huống rủi ro mới có thể xảy ra trong tương lai.
1. Thực trạng ngành bán lẻ tại Việt Nam và toàn cầu
Thị trường bán lẻ thế giới đang dần sôi động trở lại sau khi các quốc gia mở cửa lại nền kinh tế (muộn nhất là Trung Quốc – nền kinh tế thứ hai thế giới – sau 3 năm thực hiện chính sách “zero COVID”). Với những chính sách và giải pháp quyết liệt, sát với thực tế của Quốc hội và Chính phủ, kinh tế nước ta đã có sự phục hồi mạnh mẽ, có tác động tích cực tới sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường bán lẻ trong nước.
Xu hướng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ chuyển đổi số như AI, IoT, Bigdata… đã thúc đẩy mạnh mẽ thương mại điện tử với các phương thức khác nhau (website, mạng xã hội, marketplace…), tạo ra những tiện ích mới cho khách hàng khi “dạo quanh thị trường” để tìm kiếm thông tin và quyết định mua hàng. Không chỉ chăm sóc tệp khách với cửa hàng truyền thống, nhiều doanh nghiệp Việt linh hoạt bán hàng đa kênh trên cả hai nền tảng trực tiếp và trực tuyến.
2. Vai trò của các cửa hàng bán lẻ trong 5 năm tới
Sau một thời gian xây dựng tệp khách hàng riêng, các doanh nghiệp đang dần tập trung hơn vào trải nghiệm và tạo ra các chương trình, hoạt động gắn kết khách hàng thông qua các cửa hàng trực tiếp. Đơn cử như Amazon gã khổng lồ của mua sắm trực tuyến đã mở hơn 100 cửa hàng thực tế trên toàn cầu và vẫn đang triển khai chiến lược mở rộng. Các cửa hàng được thiết kế đẹp mắt với các dịch vụ cá nhân hóa, khu vực café, sảnh sự kiện, là điểm đến để khách hàng tới và tương tác trực tiếp với thương hiệu hơn là chỉ để mua sắm.
Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng, các cửa hàng lớn của những ông lớn đang dần trở nên kém hiệu quả. Không thể phủ nhận, covid-19 đã thúc đẩy kinh doanh bán lẻ trực tuyến phát triển như bão táp, và giờ đây với những ứng dụng chuyển đổi số, nhiều cửa hàng tập trung vào phát triển bán lẻ trực tuyến với một địa điểm hợp lý, thay vì phải đầu tư lớn đi kèm chi phí vận hành khổng lồ và nhiều nhân lực.
Khi mà công nghệ AI đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, khách hàng có thể sử dụng giọng nói hoặc văn bản để trò chuyện với trợ lý AI (chatbot AI), xu hướng ngành bán lẻ cần tập trung phát triển mảng bán hàng đàm thoại.
3. Bối cảnh lạm phát kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp buộc thay đổi
Chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn đã dẫn đến xu hướng tăng hàng tồn kho; nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong bối cảnh lạm phát kéo dài và áp lực sinh hoạt phí tăng cao. Tiếp nối những năm trước, các phương tiện truyền thông xã hội và các tính năng có sự tham gia của AI sẽ tiếp tục chiếm lĩnh xu hướng ngành bán lẻ tương lai.
Điều này không có nghĩa là bán lẻ truyền thống mất đi sức hút. Trên toàn cầu những tháng gần đây, nhiều nhãn hàng dù đã có cửa hàng tại vị trí đắc địa nhưng vẫn tiếp tục kế hoạch mở rộng thêm tới các mặt bằng cao cấp hoặc địa điểm quy tụ nhiều khách du lịch. Một số lại dịch chuyển từ các con phố mua sắm sầm uất sang hẳn những vùng ngoại ô giàu có. Có thể nói, du lịch phục hồi đồng thời làm “sống lại” các cửa hàng, bởi chi tiêu từ khách du lịch tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ truyền thống chiếm đa số.
Xem thêm: 5 xu hướng chuyển đổi số nổi bật năm 2024, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý
Không chỉ dừng lại tại việc mua sắm và giao dịch dễ dàng với một “cú nhấp chuột” trên ứng dụng, mà người tiêu dùng sẽ còn mong muốn nâng cao những dịch vụ tiện lợi hơn thế nữa. Cụ thể, những cửa hàng có thể trở thành các trung tâm phân phối nhỏ, ngoài việc bán sản phẩm, còn là các nhà kho đồng thời là nơi phân phối hàng hóa, giúp tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh quá trình giao hàng tận tay.
4. Mua sắm trực tuyến sẽ hủy diệt ngành bán lẻ truyền thống?
Khi mà thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc chọn lựa hàng hóa được hỗ trợ bởi trợ lý AI và việc mua sắm chỉ đơn giản bằng một cú nhấp chuột, thì liệu các cửa hàng bán lẻ ngoài kia sẽ dần bị tiêu diệt bởi mua sắm trực tuyến hay không.
Bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook và cả TikTok đã và đang trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để thu hút khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu.
Bên cạnh đó, dịch vụ khách hàng vẫn là một trong những tiêu chuẩn quan trọng hướng sự thành công của các cửa hàng và doanh nghiệp. Việc tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng cả trước và sau bán hàng là điều mà nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt. Nếu làm được điều này thì doanh nghiệp có thể giữ chân được khách hàng cũng như tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng.
5. Tăng tốc tăng trưởng với ứng dụng công nghệ chuyển đổi số
Việc ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp là xu hướng chung của tất cả các doanh nghiệp nhằm tăng tốc chuyển đổi số, bắt kịp thị trường. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt những thông tin và yêu cầu của khách hàng về sản phẩm mà còn quản trị kênh phân phối giúp cho hoạt động quản lý được dễ dàng và đạt hiệu quả trên các kênh.
Đầu tư mobile app bán hàng và ứng dụng IRBOT công nghệ RPA đang là chiến lược cạnh tranh và mở rộng kênh bán hiệu quả, tăng trưởng rõ rệt.
- Mobile app tích hợp bộ tính năng bán hàng, và hỗ trợ đắc lực trong quản lý, bán hàng giải quyết bài toán tăng doanh thu, giảm chi phí hiệu quả.
- IRBOT sẽ đồng hành cùng các admin doanh nghiệp xử lý tự động 100% đồng bộ đơn từ DMS nhãn hàng lên phần mềm kế toán nhanh thần tốc.
Kết hợp giữa IRBOT tự động hóa quy trình và mobile app bán hàng có thể dễ dàng bán hàng trên nhiều khu vực thay vì phải mở cửa hàng ở các địa phương. Khai thác nhiều lợi thế hơn khi tối ưu hoạt động chăm sóc khách cũ và nhân sự có nhiều thời gian tập trung công việc chính. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp dễ dàng quản lý danh mục hàng hóa, nhân viên sale theo từng khu vực và đo lường dữ liệu kinh doanh cập nhập liên tục.
IRTECH là một trong những công ty giải pháp phần mềm tốt nhất trên thị trường. Quý doanh nghiệp có nhu cầu nhận tư vấn thêm về chuyển đổi số hoặc các sản phẩm công nghệ thông minh, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn để được hỗ trợ tư vấn 1:1 hoàn toàn miễn phí.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 338 lượt xem