THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Giải pháp chuyển đổi số ngành vận tải, logistics tối ưu

Chuyển đổi số cho ngành vận tải, logistics đang là bài toán nan giải của không ít doanh nghiệp trong ngành khi mà công nghệ 4.0 dần trở thành yếu tố bắt buộc đầu tư để doanh nghiệp vươn xa. Thế nhưng cách chuyển đổi số cho ngành vận tải, logistics là làm gì và bắt đầu từ đâu? Cùng IRTech đi tìm lời giải cho câu hỏi này nhé!

Cách xây dựng chiến lược Chuyển đổi số cho ngành vận tải, logistics

Mới có khoảng 40% doanh nghiệp dịch vụ logistics đang sử dụng các loại hình công nghệ khác nhau. Đây là một con số không hề nhỏ cảnh báo về điểm yếu – Công nghệ của các doanh nghiệp Việt. Và thực tế đã cho thấy, dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng các doanh nghiệp logistics trong nước ngày càng chịu sức ép đến từ sự cạnh tranh quyết liệt của doanh nghiệp nước ngoài trong chuỗi cung ứng vì chưa thực sự đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển… ở cả hạ tầng lẫn công nghệ ứng dụng trọng vận hành.

1. Chuyển đổi số ngành vận tải, logistics là gì?

Chuyển đổi số ngành vận tải – logistics là quá trình ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật số vào các hoạt động trong chuỗi cung ứng, cải tiến toàn bộ tư duy, tầm nhìn, giá trị, cách vận hành trong một doanh nghiệp Logistics. Bằng cách sử dụng các công nghệ như AI, IoT, Big data,… vào việc thu mua, dự trữ, vận tải, phân phối, kho bãi, xử lý đơn hàng, thanh toán, chăm sóc khách hàng,… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm khách hàng.

2. Tại sao các doanh nghiệp vận tải, logistics nên chuyển đổi số?

Chuyển đổi số logistics đang là một yêu cầu tất yếu của xu hướng phát triển. Là ngành nghề có tính hội nhập quốc tế cao, các doanh nghiệp vận tải, logistics cần tăng tốc chuyển đổi số để kịp thời thích nghi với sự phát triển của thị trường và các đối tác như: khách hàng, hãng tàu, Cảng biển, cảng số và cả những đơn vị hành chính…

Đặc biệt, cùng với thói quen mua sắm online và sự phát triển của nhiều ngành hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử dẫn đến nhu cầu lớn đối với việc vận chuyển hàng hóa. Việc chuyển đổi số ngành vận tải, logistic cũng như ứng dụng công nghệ để xây dựng mô hình đa kênh (omni-channel) sẽ giúp tối đa hóa thời gian xử lý các đơn hàng, mang đến hiệu quả kinh doanh cao và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt.

Chuyển đổi số ngành logistics giúp dễ dàng tính toán chính xác giá cước vận chuyển

Có thể lấy một ví dụ đơn cử; sau khi chuyển đổi hình thức quản lý truyền thống bằng cách sử dụng công nghệ, các đơn vị logistics có thể dễ dàng tính toán chính xác giá cước vận chuyển tính theo thời gian thực, vận đơn không cần giấy tờ. Một ví dụ khác, các công ty logistics có thể sử dụng công nghệ tự động hóa các quy trình xử lý trên máy tính bằng robot ảo (công nghệ RPA) và tự động hóa hoạt động kho bãi và các quy trình bốc dỡ, xếp hàng trong kho nhờ robot vật lý.

3. Cách Chuyển đối số cho ngành vận tải, logistics

Chuyển đổi số không phải là một giai đoạn mà là một hành trình chuyển dịch và đổi mới từ các cách thức vận hành kinh doanh truyền thông sang mô hình kinh doanh số thông minh và tối ưu hơn. Quá trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ từ nội lực lẫn vật lực và cần sự phối hợp nhịp nhàng từ đầu tàu tổ chức các nhà lãnh đạo đến các phòng ban bộ phận và cả nhân sự.

Cách chuyển đổi số cho ngành vận tải, logistics sẽ như thế nào? Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?

  • Chuyển đổi số bắt đầu từ Lãnh Đạo và quản lý cấp cao

Chuyển đổi số ngành vận tải không đơn giản chỉ là đầu tư vào công nghệ hay ứng dụng một phần mềm nào đó trong doanh nghiệp; mà là quá trình thay đổi cách làm việc, vận hành của doanh nghiệp. Chuyển đổi từ phương thức kinh doanh và hoạt động truyền thống sang hình thức kinh doanh thông minh hơn nhờ ứng dụng các công nghệ phù hợp. Sự chuyển dịch này phải xuất phát từ lãnh đạo thông qua tầm nhìn, định hướng, tạo môi trường thuận lợi để triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp.

Chuyển đổi số cần sự quyết định và cân nhắc của ban lãnh đạo

Cùng với đó, một yếu tố quan trọng cần được lên dự toán cụ thể, đó là ngân sách dành cho chuyển đổi số. Điều này cần sự quyết định và cân nhắc của ban lãnh đạo để có thể xây dựng được kế hoạch và chiến lược chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp.

Xem thêm: Bão lớn ngành logistics, doanh nghiệp chuyển đổi số theo kịp thời đại

  • Chuyển đổi số bắt đầu xác định chiến lược số song hành với chiến lược kinh doanh

Đứng trước sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, khi xây dựng chiến lược chuyển đổi số cần sát với tình hình thực tế, tiềm lực và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu chiến lược chuyển đổi số xa rời chiến lược kinh doanh sẽ khiến doanh nghiệp sẽ dễ bị sa đà, mất nhiều thời gian và nguồn lực để triển khai phần ngọn mà không gốc là chuyển đổi về mặt kinh doanh – vân hành. Đồng thời, điều này cũng khiến quá trình triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp dễ bỏ qua những vấn đề cốt lõi trong nội bộ.

Xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho phù hợp với doanh nghiệp logistics – vận tải

Vì vậy, trước khi xây dựng chuyển đổi số, các lãnh đạo tìm ra vấn đề nhức nhối nhất của doanh nghiệp dựa trên sự quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh và bối cảnh thị trường. Từ đó, mới xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho phù hợp, cũng bởi doanh thu hay sự phát triển của doanh nghiệp vẫn luôn là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động

  • Chuyển đổi số bắt đầu từ thay đổi tư duy về chuyển đổi số và văn hóa số

Không chỉ cấp lãnh đạo mà các nhà quản lý và người lao động các cấp cũng cần được cập nhật kiến thức về chuyển đổi số. Bên cạnh việc, thay đổi tư duy và chuyển đổi nhận thức, doanh nghiệp cũng cần xây dựng văn hóa số thúc đẩy việc đổi mới sáng tạo và cổ vũ tinh thần nhân viên trong việc tham gia vào tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp

Theo McKinsey, tốc độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ tăng lên 1.4 lần nếu như nhân viên cảm thấy rằng mình được trao quyền đóng góp vào quá trình chuyển đổi số.

Cấp lãnh đạo, và quản lý chính là người thúc đẩy văn hóa trong tổ chức, khuyến khích sự sáng tạo và tạo ra môi trường thích hợp để nhân viên nâng cao tinh thần đóng góp sáng kiến, sẵn sàng điều chỉnh và áp dụng các công nghệ mới một cách nhanh chóng.

Việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp đặc biệt là chuyển đổi số ngành vận tải – logistic là không hề dễ dàng bởi những đặc thù, lề lối riêng biệt và sự phát triển nhanh chóng của thị trường. Các doanh nghiệp sẽ rất cần thời gian nghiên cứu tìm hiểu và sự tư vấn từ các chuyên gia chuyển đổi số để có thể xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp.

Là đơn vị tiên phong trong việc mang đến các giải pháp công nghệ, chuyển đổi số doanh nghiệp, IRTech có kinh nghiệm triển khai các dự các dự án lớn như: Cảng Đà Nẵng, Cảng Dung Quất (PTSC), Vietfracht, Topaz, VIMC… IRTech hi vọng có thể đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số thành công.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Chuyển đổi số là gì? 8 lý do chuyển đổi số thường thất bại

Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Trong kỉ nguyên số với đầy sự cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp buộc phải đổi mới và ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao hiệu suất, thích nghi với thị trường và duy trì lợi thế cạnh tranh. Vậy chuyển đổi số là gì? Lý do khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thường thất bại? Hãy cùng IRTECH tìm hiểu sâu về vấn đề trên nhé! Xem thêm
Blog Figure

Đại bại trên sân nhà, taxi Việt Lâm vào cảnh “sống mòn”

Cơ hội nào dành cho taxi Việt? Khi các hãng taxi công nghệ, đại diện là Uber và Grab bước chân vào thị trường Việt Nam, năm 2018, taxi truyền thống chính thức đại bại ngay trên sân nhà. Vậy đâu là lý do chính dẫn đến kết cục này? Cùng IRTECH Việt Nam tìm hiểu nhé! Xem thêm
Blog Figure

3 điều người quản trị nhất định phải chú ý khi ứng dụng công nghệ mới

Trước sự cạnh tranh toàn cầu và xu hướng chuyển đổi số Việt Nam như hiện nay, nếu doanh nghiệp không nhanh chóng áp dụng và xây dựng lợi thế từ nền tảng công nghệ, tối ưu vận hành – quản lý sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tụt hậu và khó có thể tồn tại. Tuy nhiên, trong tiến trình ứng dụng công nghệ người lãnh đạo nhất định phải chú ý 3 điều sau: Xem thêm
Blog Figure

Hướng phát triển mới giúp ngành thời trang không ‘chết mòn’ vì đại dịch

Ngành thời trang với tốc độ phát triển sản phẩm nhanh, vòng đời ngắn, là một trong những ngành “chịu trận” trước đại dịch. Sự chuyển dịch trong phương thức kinh doanh truyền thống sang thị trường thời trang online của các doanh nghiệp trở nên tất yếu. Xem thêm
Blog Figure

Nâng cao trải nghiệm người dùng với website du lịch Nhật Bản – Kinh nghiệm từ DAISUKI NIPPON

Làm thế nào để biến việc khám phá Nhật Bản trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn cho du khách? DAISUKI NIPPON đã chọn IRTECH và MIGITEQ làm đối tác công nghệ để xây dựng một hệ thống website toàn diện, giải quyết những khó khăn hiện tại và nâng tầm trải nghiệm người dùng. Xem thêm
Blog Figure

Loay hoay giữa cuộc đua giảm giá, đâu là giải pháp cho doanh nghiệp?

Thời điểm suy thoái, hàng loạt nhà sản xuất, phân phối phải chấp nhận giảm giá để đẩy sản phẩm cho nhiều điểm bán và kích cầu tiêu dùng. Việc giảm giá chỉ giúp doanh nghiệp duy trì tạm thời qua cơn bĩ cực, nhưng lâu dài các hệ lụy từ chính sách giảm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, chi phí duy trì và cả thương hiệu. Vậy đâu là giải pháp cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này? Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!