THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

3 điểm chí mạng của doanh nghiệp nhà quản lý nên cẩn trọng

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những nhân tố tạo nên thành công và sự phát triển. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp, nhà quản lý nên cẩn trọng đến những điểm chết của doanh nghiệp trong các thời kỳ.

Việc sụp đổ doanh nghiệp, thất bại trong kinh doanh thường được quy trách nhiệm cho thị trường suy thoái, thiếu vốn hay sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ. Tuy nhiên, nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp lại thường rơi vào 3 điểm chí mạng sau.

1. Khi quy mô nhỏ: Chết vì không bán được sản phẩm

Sản phẩm của doanh nghiệp có thể là hàng hóa, hay một dịch vụ bất kỳ. Và khi sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp không mang về doanh thu, không có lợi nhuận; và thời điểm nguồn vốn cạn kiệt thì sự sụp đổ sẽ đến.

Tình trạng doanh nghiệp không tìm được đầu ra cho sản phẩm ngày càng tăng

Theo phân tích của Tổng cục thống kê, hơn 95% doanh nghiệp Việt đóng cửa hoặc giải thể sau 3 năm hoạt động vì không tìm ra được đầu ra cho sản phẩm. Doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn giới hạn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động marketing – quảng cáo, sự vận động của dòng tiền vào sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại  – phát triển trong giai đoạn này. 

Nguyên nhân cụ thể dẫn đến điểm chết này thường do:

  • Không biết về quảng cáo, marketing hoặc triển khai truyền thông không hiệu quả
  • Chọn sai mô hình, chiến lược kinh doanh
  • Sản phẩm không đúng nhu cầu thị trường/ không có tính cạnh tranh

Bên cạnh đó, còn có nhiều lý do khác dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp, nhưng các kế hoạch, hoạt động thúc đẩy kinh doanh là nguyên nhân chính chi phối nhiều đến sự thành bại.

Xem thêm: 5 tâm lý tiêu dùng khách hàng doanh nghiệp cần biết

2. Khi quy mô lớn: Chết vì lỗ hổng trong vận hành – quản lý

Bài toán vận hành – quản lý luôn là điểm đau đầu của doanh cũng bởi đa phần doanh nghiệp quy mô lớn tập trung vào làm sao bán được nhiều, doanh thu cao… Tuy nhiên, khi mở rộng hoạt động kinh doanh mà hệ thống vận hành phát triển không tương xứng với quy mô của hệ thống bán hàng tất nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu, thất thoát, hao phí cao, quy trình vận hành chồng chéo… dẫn đến những lỗ hổng đe dọa đến sức khỏe doanh nghiệp.

Quản lý chồng chéo khiến doanh nghiệp thất thoát lớn

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển doanh nghiệp không thống nhất mục tiêu chung và quán triệt định hướng cho từng phòng ban, từng nhân sự thì mâu thuẫn nội bộ có thể khiến cho doanh nghiệp phải dừng lại. 

3. Khi thị trường biến động: Chết vì không thay đổi

Không ít các tập đoàn lớn nước ngoài Nokia, Kodak hay những doanh nghiệp Việt diêm Thống Nhất, Xe đạp Thống Nhất, cơ khí Thăng Long… đã và đang dần lụi tàn vì ngại thay đổi, cũng như không có những thay đổi đột phá trong chiến lược phát triển.

Sẵn sàng thay đổi giúp doanh nghiệp đột phá trong chiến lược phát triển

Xem thêm: Khai thác sức mạnh dữ liệu để chuyển đổi số thành công

Một số chuyên gia đã quan sát sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, và chỉ ra rằng, vòng đời của một thương hiệu Việt, thường không tồn tại được quá 30 năm. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với các trường hợp doanh Việt trì hoãn trước các thay đổi nền kinh tế, không vận động theo các đổi mới của thời đại. Minh chứng có thể thấy gần đây là xu thế công nghệ 4.0, việc chậm chân trong việc số hoá hoạt động, cũng như chuyển đổi số doanh nghiệp khiến doanh nghiệp không thích nghi, trụ vững trước những biến động. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp đối thủ tăng tốc ứng dụng công nghệ, xây dựng chiến lược chuyển đổi số thu về giá trị như: hiệu suất vận hành tăng, tối ưu chi phí, ứng biến linh động và nâng cao khả năng cạnh tranh… Thì các doanh nghiệp đi sau sẽ dần lạc hậu và đứng trước các nguy cơ về thị phần, cũng như tăng trưởng. Chính vì vậy, không thay đổi hay không làm gì cả cũng là điểm chí mạng mà nhà quản lý, chủ quan nghiệp cần lưu tâm.

Chúng tôi hiểu rằng: mỗi doanh nghiệp, mỗi thách thức, việc ứng dụng công nghệ và tư duy chiến lược chuyển đổi số phù hợp là bài toán khó. Với kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, IRTECH sẽ là đồng sự đắc lực doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững. 

Đăng ký ngay để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Điểm tên 6 công nghệ tiên phong của ngành phân phối – bán lẻ trong tương lai

Trước tác động của đại dịch, hành vi mua sắm, thói quen tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi rất nhiều. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bán lẻ đang được các doanh nghiệp triển khai nhanh hơn bao giờ hết để đáp ứng sự kỳ vọng cao về trải nghiệm mua sắm trực tuyến và tại các điểm bán của khách hàng. Vậy đâu là các công nghệ đang và sẽ thống trị ngành phân phối - bán lẻ, cùng IRTECH tìm hiểu nhé! Xem thêm
Blog Figure

Top 3 kênh phân phối hiện đại cho doanh nghiệp

Khởi tạo một hệ thống phân phối đã khó, quản lý và duy trì để hệ thống tăng trưởng càng khó hơn. Kênh phân phối chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng trưởng, giảm thiểu chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những kênh phân phối hiện đại phổ biến hiện nay nhé!  Xem thêm
Blog Figure

Đầu tư 1 thu lợi gấp 6 lần từ nhóm khách hàng trung thành

Hầu hết doanh nghiệp thường tập trung nguồn lực vào việc thu hút khách mới hơn là chăm sóc và giữ chân khách cũ. Tuy nhiên, chi phí để có được những khách hàng mới tốn gấp 5 - 7 lần so với chi phí duy trì khách hàng hiện có, chính vì vậy việc duy trì khách hàng hiện tại trở nên vô cùng quan trọng. Cùng IRTech tìm hiểu các cách chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả trong bài viết này! Xem thêm
Blog Figure

Xây dựng kênh thương hiệu 4.0 và ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang cho rằng mục tiêu bán hàng và xây dựng thương hiệu chỉ có thể chọn 1 trong 2. Thế nhưng, việc tăng trưởng kinh doanh và tạo dựng thương hiệu in đậm trong lòng khách hàng hoàn toàn có thể triển khai cùng 1 lúc. Không ít ông lớn trong các ngành đã và đang thành công mở rộng kênh bán với mobile app thương hiệu, thành công với bước đầu ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Cùng IRTech tìm hiểu ngay! Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số tại SMEs Việt, thực trạng và xu hướng công nghệ 2022

Xu hướng chuyển đổi số đang phát triển rộng khắp và là vấn đề cấp thiết của mọi doanh nghiệp. Vậy tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tiềm lực ít và khả năng đầu tư vào công nghệ chưa cao, họ đang làm gì để thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp nhằm thích ứng với xu hướng phát triển của thế giới và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cùng IRTECH tìm hiểu nhé! Xem thêm
Blog Figure

Chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

Xây dựng thương hiệu là chiến lược truyền thông mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ với mục tiêu tạo dựng tên tuổi, hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng. Nó có vai trò quan trọng không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc vào tiềm thức của khách hàng mà còn có mục đích truyền tải thông điệp kinh doanh của công ty. Vậy bạn đã hiểu đúng và biết về các chiếc lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.! Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!