THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Xu hướng chuyển đổi số ngành năng lượng – khai thác 2022

Nằm trong nhóm những ngành chuyển đối số doanh nghiệp trọng tâm của chính phủ, nhóm ngành năng lượng – khai thác đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tiến trình số hóa, chuyển đổi số ngành năng lượng – khai thác thành công sẽ giúp nâng cao hiệu quả cung ứng, dự báo, lập kế hoạch và ứng phó hiệu quả với các biến động.

Theo nghiên cứu của Microsoft tại châu Á – Thái Bình Dương,  có đến 74% nhà  lãnh đạo cho rằng đổi mới điều là bắt buộc và đóng vai trò quan trọng với khả năng chống chịu của doanh nghiệp.

Có tới 98% doanh nghiệp tiên phong đổi mới, đều tin rằng đổi mới là chìa khóa để nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường.

Mục tiêu chuyển đối số ngành năng lượng

Theo mục tiêu chuyển đổi số trong doanh nghiệp năng lượng, có thể chia thành 2 nhóm mục tiêu gồm: mục tiêu về sản phẩm/dịch vụ và mục tiêu kinh doanh.

1. Về sản phẩm, dịch vụ

Doanh nghiệp cần ưu tiên tập trung chuyển dịch số để tối ưu hóa hoạt động, tự động hóa quy trình cho việc khai thác – cung ứng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ số mục tiêu cải thiện độ an toàn và tăng sản lượng, có thể tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn nữa thông qua các quy trình điều khiển tiên tiến, bằng cách kết hợp các cảm biến thông minh và phân tích dữ liệu để dự đoán lỗi thiết bị.

2. Về mục tiêu kinh doanh, nội bộ

Doanh nghiệp cần chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành, thống kê sản phẩm… với mục tiêu nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn lực, tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận qua từng thời kỳ. Bên cạnh đó, các yếu tố về: Tính tự động hóa; tính kế thừa và kết nối dữ liệu; tính an toàn và bảo mật thông tin… cần được chú trọng trong chuyển đổi số khi vận hành và quản lý doanh nghiệp.

Xem thêm: 4 yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả cho ngành năng lượng – khai thác

Mặc dù chuyển đổi số không phải “liều thuốc trị bách bệnh” trước những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Tuy nhiên, sự đổi mới này chắc chắn có thể giúp doanh nghiệp phát triển theo kịp xu thế thời đại, thúc đẩy tăng trưởng đáng kể và trụ vững trước những biến động

1. Mở ra cơ hội kinh doanh mới

Chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển mô hình kinh doanh mới; từ đó, mở rộng năng lực đáp ứng và tầm nhìn vượt qua giới hạn địa lý cũng như những sản phẩm/dịch vụ và hoạt động bị đóng khung từ trước đến nay, để khai thác được các cơ hội và đáp ứng các nhu cầu mới.

2. Tăng hiệu quả hoạt động

Với các công nghệ số như: Trí thông minh nhân tạo (AI), robot RPA tự động hóa quy trình, dữ liệu lớn (Big Data), phân tích và dự báo… giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và cả nhân sự. Các công nghệ này tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đầu tư vào chuyển đổi số doanh nghiệp không chỉ cải thiện các chi phí trong trong vận hành – quản lý doanh nghiệp và loại bỏ sự kém hiệu quả trong chuỗi giá trị mà còn tăng năng suất, và hiệu quả kinh doanh.

3. Quản lý và dự báo già hóa nhân sự

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của nhân sự doanh nghiệp, đặc biệt đối với ngành năng lượng – khai thác vô cùng đặc thù. Tuy nhiên, trước tình hình các nhân sự dần giá hóa thì, việc số hóa chuyên môn, các quy trình và trải nghiệm giúp lưu trữ tri thức của nhân sự và giảm sự phụ thuộc, ảnh hưởng kinh thiếu hụt nhân sự chuyên môn cao.

Doanh nghiệp có thể khai thác các công nghệ để phân tích, dự báo già hóa nhân sự.

Bằng cách này, thế hệ tiếp theo sẽ kế thừa được kiến ​​thức được đúc kết từ kinh nghiệm của thế hệ đi trước và góp phần định hướng phát triển cho các hoạt động sau này của doanh nghiệp.

Xem thêm: Loại bỏ rào cản nhân viên ngại công nghệ khi chuyển đổi số

4. Tự động hóa, chuyên môn hóa

Công nghệ số cho phép sử dụng robot, máy bay không người lái thay vì nhân công để kiểm tra và phát hiện vấn đề ở các khu vực xa xôi, nguy hiểm và không thể tiếp cận ở khu khai thác. Với các nghiệp vụ vận hành, quản lý; sử dụng robot RPA tự động hóa quy trình thực hiện các nghiệp vụ lặp đi lặp lại như: đồng bộ thông tin, tra soát, giám sát liên tục sẽ chính xác, tiết kiệm và hiệu quả hơn con người rất nhiều. Từ đó,  nhân sự sẽ tập trung ở các công việc chuyên môn cao và mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

5. Phản ứng nhanh trước biến động của thị trường

Tính sự nhanh chóng và linh hoạt là một trong những giá trị mà chuyển đổi số mang lại. Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp tối ưu nguồn lực nội tại, rút ngắn thời gian phản ứng sự cố mà còn giúp doanh nghiệp dự báo, lập kế hoạch và ứng phó hiệu quả với các biến động.

Chúng ta đang sống trong thời đại đổi mới là xu thế bắt buộc, không thể thay đổi. Đây không còn là sự lựa chọn của doanh nghiệp mà là một cuộc đua, kẻ mạnh là kẻ nắm bắt xu hướng chuyển đổi số nhanh và phù hợp nhất. Và chúng tôi hiểu rằng: mỗi doanh nghiệp, mỗi thách thức, hãy để IRTECH đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững.

Đăng ký ngay để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Phân biệt nhanh số hóa và chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Với ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, doanh nghiệp đang gấp rút chạy đua trong xu hướng chuyển đổi số nhằm thúc đẩy năng suất hiệu quả cũng như sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp vẫn đang lúng túng trong việc phân biệt số hóa và chuyển đối số. Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số thành công phải thắng lực cản văn hóa doanh nghiệp

Sự lan tỏa công nghệ 4.0 ở khắp mọi nơi, từ những công ty, đơn vị kinh doanh, tập đoàn đến các doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất. Và ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trở thành xu thế bắt buộc. Tuy nhiên, khi xây dựng chiến lược chuyển đổi số thành công doanh nghiệp cần phải vượt qua rào cản từ chính nội bộ văn hóa doanh nghiệp. Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số trong bán hàng, doanh nghiệp gặp rào cản gì?

Dưới tác động của công nghệ và hành vi tiêu dùng thay đổi, các công ty Việt nam quan tâm nhiều hơn về chuyển đối số trong doanh nghiệp phân phối và mục tiêu triển khai gắt gao. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có những nhu cầu chuyển đổi số giống nhau bởi còn phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm ngành và những thách thức gặp phải. Cùng tìm hiểu những rào cản chuyển đối số trong doanh nghiệp phân phối gặp phải trong bài viết dưới đây! Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số giải vây cho ngành du lịch trước những khó khăn hậu covid?

Một trong những ngành “đứng mũi chịu sào” trước những hệ quả covid-19, ngành du lịch đang nỗ lực. Ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0, chuyển đổi số doanh nghiệp đang là các nhiều đơn vị ngành du lịch tự cứu lấy mình trong và sau dịch. Xem thêm
Blog Figure

9 phương pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dữ liệu

Lượng dữ liệu ngày càng nhiều, dẫn đến sai sót trong quá trình quản lý là điều không thể tránh khỏi. Với xu hướng chuyển đổi số hiện nay, doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý dữ liệu hiệu quả nhằm tăng khả năng phân tích dữ liệu và giảm thiểu các lỗi tồn đọng. Cùng IRTECH Việt Nam lưu lại 9 phương pháp giúp doanh nghiệp tối ưu quản lý dữ liệu nhé! Xem thêm
Blog Figure

IRTECH nhận giải thưởng Sao Khuê 2022

Ngày 23/4, trong khuôn khổ lễ trao giải Sao Khuê 2022 tại Nhà hát ca múa nhạc Quân đội Hà Nội, vinh danh Giải thưởng 174 sản phẩm số xuất sắc.  Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!