6 lợi ích chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp sản xuất
Nội dung bài viết
- Tại sao các doanh nghiệp sản xuất nên chuyển đổi số càng sớm càng tốt?
- 1. Chuyển đổi số trong ngành sản xuất
- 2. Lợi ích chuyển đổi số trong sản xuất
- 3. Tại sao các doanh nghiệp sản xuất nên chuyển đổi số càng sớm càng tốt?
- 4. Xu hướng chuyển đổi số trong sản xuất
- 5. Thách thức khi thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất
Lĩnh vực sản xuất đang chuyển mình mạnh mẽ và doanh nghiệp nào bắt kịp là doanh nghiệp đó có lợi thế. Chuyển đổi số không còn là xu hướng mà là yếu tố sống còn. Nhưng liệu tất cả doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa tiềm năng của chuyển đổi số trong sản xuất? Làm thế nào để tối ưu hoá sản xuất mà không bị cuốn vào những rào cản? Cùng IRTECH khám phá sâu hơn về vấn đề trên trong bài viết này nhé!

Tại sao các doanh nghiệp sản xuất nên chuyển đổi số càng sớm càng tốt?
1. Chuyển đổi số trong ngành sản xuất
Chuyển đổi số trong sản xuất là quá trình ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất nhằm tối ưu quy trình, nâng cao năng suất, giảm chi phí vận hành và cải thiện chất lượng sản phẩm. Đây không chỉ là sự thay đổi về công nghệ mà còn là sự đổi mới tư duy trong quản lý, vận hành và sản xuất, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường đầy biến động.
Áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp sản xuất có thể thích ứng nhanh chóng với nhu cầu khách hàng, tối ưu hoá sản xuất và tăng cường hiệu quả vận hành, từ đó tạo ra lợi thế bền vững.
2. Lợi ích chuyển đổi số trong sản xuất
2.1 Nâng cao năng suất và năng suất lao động
Triển khai chuyển đổi số trong sản xuất giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu suất. Các hệ thống quản lý cho phép doanh nghiệp giám sát hiệu suất theo thời gian thực, xác định điểm nghẽn trong chuỗi sản xuất và đưa ra giải pháp khắc phục, giúp giảm thời gian chờ đợi, hạn chế gián đoạn sản xuất và tối ưu tài nguyên sử dụng. Bên cạnh đó, việc tự động hóa các công đoạn sản xuất giúp giảm thiểu sai sót của con người, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm.
2.2 Giảm chi phí vận hành
Chuyển đổi số giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn cảnh về tình hình sản xuất, từ đó giúp rút ngắn thời gian trong việc đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời. Hệ thống phân tích dữ liệu giúp họ dự đoán nhu cầu thị trường, từ đó tối ưu hóa sản xuất, giảm lượng hàng tồn kho và tránh tình trạng lãng phí nguyên vật liệu. Ngoài ra, công nghệ IoT và AI trong giám sát vận hành giúp doanh nghiệp hạn chế chi phí bảo trì máy móc, giảm thiểu thời gian đứng máy và đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động ổn định. Việc ứng dụng công nghệ số cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí nhân công, giảm bớt các công đoạn thủ công và phân bổ nguồn lực hợp lý.
Xem thêm: Tối ưu chi phí vận hành hiệu quả với chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.3 Tăng khả năng cạnh tranh

Chuyển đổi số trong sản xuất không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và tối ưu chi phí sản xuất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm với giá thành cạnh tranh hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số sẽ có lợi thế lớn trong việc mở rộng thị phần, hợp tác với các đối tác lớn và nâng cao uy tín thương hiệu.
2.4 Đổi mới sáng tạo
Chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn mà còn thúc đẩy sự đổi mới trong cách thức làm việc. Khi doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới như AI, Big Data,Cloud,…nhân sự trong doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các phương pháp làm việc hiện đại. Điều này tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo, nơi các ý tưởng mới được khuyến khích và thử nghiệm, giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, việc kết nối dữ liệu giữa các phòng ban giúp thông tin được luân chuyển nhanh chóng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác giữa các phòng ban.
2.5 Linh hoạt trong sản xuất
Quy trình sản xuất được số hoá giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng mà không làm gián đoạn dây chuyền sản xuất. Nhờ vào các hệ thống sản xuất thông minh, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa sản phẩm trên quy mô lớn mà vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động cao. Từ đó, giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ so với đối thủ. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo xu hướng thị trường, tối ưu hóa sản xuất và tăng khả năng đáp ứng đơn hàng nhanh chóng.
2.6 An toàn lao động
Cảm biến thông minh được tích hợp trong nhà máy giúp phát hiện và cảnh báo sớm các nguy cơ tiềm ẩn, giúp người lao động tránh được rủi ro. Ngoài ra, việc sử dụng robot để thực hiện các công việc nguy hiểm, như làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, hóa chất độc hại hoặc khu vực có nguy cơ tai nạn, giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro cho nhân viên. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động mà còn giúp doanh nghiệp hạn chế các chi phí liên quan đến tai nạn lao động và bảo hiểm.
3. Tại sao các doanh nghiệp sản xuất nên chuyển đổi số càng sớm càng tốt?
Trong bối thời đại công nghệ 4.0, việc chuyển đổi số trong sản xuất không còn là xu hướng mà đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Các nhà máy sản xuất cần chuyển đổi số càng sớm càng tốt để duy trì lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa vận hành.
- Số hóa quy trình giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót, nâng cao hiệu suất làm việc và tối ưu hóa nguồn lực một cách hiệu quả.
- Áp dụng công nghệ mới, doanh nghiệp có thể giám sát sản xuất theo thời gian thực, dự đoán rủi ro và ra quyết định chính xác. Nếu chậm trễ trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp có nguy cơ sẽ tụt hậu so với đối thủ, mất đi cơ hội mở rộng thị trường.
- Đặc biệt, những doanh nghiệp tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp sẽ có lợi thế lớn trong việc tối ưu chi phí, tăng khả năng tùy biến sản phẩm và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách linh hoạt.
Vì vậy, chuyển đổi số càng sớm không chỉ giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh với thị trường mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
4. Xu hướng chuyển đổi số trong sản xuất
4.1 An ninh mạng
Khi ngày càng có nhiều nhà sản xuất tận dụng công nghệ điện toán đám mây để tăng cường tính linh hoạt, tự động hoá và khả năng thích ứng trong thời gian thực vào hệ thống sản xuất, gây nguy cơ tấn công mạng cũng gia tăng đáng kể. Doanh nghiệp sản xuất cần triển khai các chiến lược bảo mật tiên tiến nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, bảo vệ dữ liệu và duy trì tính liên tục trong vận hành. Các giải pháp an ninh mạng không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn đảm bảo hệ thống vận hành ổn định trước các mối đe dọa từ không gian mạng.
4.2 Tự động hoá
Tự động hóa quy trình (RPA) đang thay thế nhiều công đoạn sản xuất thủ công, giúp giảm sai sót, tăng tốc độ sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc và gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Xem thêm: Công nghệ tự động hóa quy trình RPA và những lợi ích RPA đem lại cho doanh nghiệp
4.3 Internet vạn vật (IoT)

Xu hướng hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý và vận hành. Nhờ vào các giải pháp cảm biến thông minh và hệ thống kết nối, doanh nghiệp có thể giám sát thiết bị từ xa, thu thập dữ liệu theo thời gian thực và nhanh chóng phát hiện các bất thường trong quy trình sản xuất. IoT giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả vận hành, giảm thiểu thời gian chết của máy móc và tối ưu hóa chi phí bảo trì.
4.4 Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (LM)
Máy học là một nhánh con của trí tuệ nhân tạo, máy học bằng cách thu thập các bộ dữ liệu khổng lồ từ học sâu (DL) để phát hiện các mẫu và xu hướng, sau đó AI sử dụng chúng để xây dựng các mô hình dự đoán và tiên lượng tương lai. Khi kết hợp AI với các công nghệ khác như IoT và dữ liệu lớn, doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống sản xuất thông minh, giảm chi phí vận hành và nâng cao lợi nhuận.
4.5 Phân tích dữ liệu
Việc thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực giúp doanh nghiệp sản xuất đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác. Phân tích dữ liệu nâng cao hỗ trợ doanh nghiệp trong việc dự đoán lỗi, tối ưu hóa quá trình bảo trì thiết bị và cải thiện năng suất lao động. Khi áp dụng trí tuệ nhân tạo vào phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể dự đoán xu hướng thị trường, điều chỉnh chiến lược sản xuất linh hoạt và nâng cao hiệu quả vận hành.
5. Thách thức khi thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất
Chuyển đổi số trong sản xuất mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm không ít thách thức. Một trong những:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Doanh nghiệp phải đầu tư vào hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân sự. Điều này tạo ra áp lực tài chính lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thiếu nhân lực có chuyên môn: Việc triển khai công nghệ số yêu cầu đội ngũ nhân sự có kỹ năng về dữ liệu, AI, IoT và quản lý hệ thống số hóa.
- Rủi ro an ninh mạng và bảo mật dữ liệu: Khi doanh nghiệp số hóa quy trình sản xuất, lượng dữ liệu khổng lồ sẽ dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, đòi hỏi hệ thống bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ thông tin quan trọng.

- Phản đối từ nội bộ: Nhân viên có thể lo lắng về việc mất việc làm do tự động hóa, hoặc không sẵn sàng học hỏi công nghệ mới, làm chậm quá trình chuyển đổi số.
- Thiếu chiến lược: Một số doanh nghiệp chuyển đổi số mà không có lộ trình rõ ràng, dẫn đến việc đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên và thời gian.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất giúp các đơn vị linh hoạt hơn trước những biến động của thị trường, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp chuyển đổi số toàn diện, IRTECH là đối tác đáng tin cậy trong việc cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp và cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi. Liên hệ ngay với IRTECH để được tư vấn miễn phí!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 34 lượt xem