THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp

Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành công nghệ cốt lõi trong thế kỷ 21. Từ tự động hóa quy trình, dự đoán xu hướng, đến nâng cao trải nghiệm khách hàng, AI đang thay đổi cách vận hành của mọi lĩnh vực. Vậy công nghệ AI là gì? Làm sao ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp hiệu quả và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững? Cùng IRTECH khám phá ngay trong bài viết dưới đây!

Những rào cản khi ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp

1. Trí tuệ nhân tạo là gì

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là công nghệ giúp máy tính có khả năng mô phỏng trí thông minh của con người, từ đó tự động hóa các hành vi như học hỏi, suy luận, ra quyết định và thích ứng với môi trường. Công nghệ AI không chỉ là một hệ thống thông minh mà còn là một lĩnh vực rộng lớn của khoa học máy tính, bao gồm nhiều nhánh con như:

  • Machine Learning (ML) – Máy học: Giúp hệ thống học từ dữ liệu mà không cần lập trình trực tiếp. Ví dụ: Spotify đề xuất các bài hát theo sở thích của bạn dựa trên lịch sử nghe nhạc trước đó.
  • Computer Vision – Thị giác máy tính: Giúp máy tính nhận diện hình ảnh, khuôn mặt, vật thể. Ví dụ: Công nghệ nhận diện khuôn mặt trên iPhone (Face ID).
  • Natural Language Processing (NLP) – Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: Giúp máy hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ con người. Ví dụ: Chat GPT, Google dịch, trợ lý ảo như Alexa,…
  • Robotics – Robot học: Ứng dụng AI vào điều khiển robot tự động. Ví dụ: Robot lau nhà.
Trí tuệ nhân tạo là gì

Ở cấp độ sâu hơn, AI có một nhánh nhỏ là Deep Learning (học sâu) – một lĩnh vực con của Machine Learning, giúp mô hình AI tự động học từ dữ liệu khổng lồ nhờ các mạng neuron nhân tạo. Một bước tiến xa hơn là Generative AI (AI tạo sinh), giúp máy móc có thể tạo ra nội dung mới như văn bản, hình ảnh và âm thanh.

Vì vậy, công nghệ AI không chỉ dừng lại ở việc tự động hóa mà còn đang từng bước thay đổi cách con người tương tác với công nghệ, tạo ra những đột phá lớn trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh.

2. Ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp

2.1 Ứng dụng AI để tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Sau đại dịch COVID-19, thị trường toàn cầu chứng kiến những biến động mạnh mẽ, kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong quản lý chuỗi cung ứng. Thay vì tập trung vào từng bộ phận riêng lẻ như mô hình truyền thống, doanh nghiệp ngày nay đang chuyển sang mô hình tích hợp toàn diện và linh hoạt, nhằm đảm bảo tính thích ứng và hiệu quả cao hơn. Trong bối cảnh đầy thách thức và yêu cầu phản ứng nhanh, trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành một giải pháp tối ưu, giúp tự động hóa quy trình, dự báo nhu cầu và dự đoán bảo trì.

Công nghệ AI phân tích dữ liệu lịch sử, xu hướng thị trường và các yếu tố bên ngoài để dự đoán chính xác nhu cầu sản phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa kế hoạch thu mua, giảm hàng tồn kho, rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng và hạn chế rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng. Các tập đoàn bán lẻ lớn như Walmart, Amazon ứng dụng AI để theo dõi dữ liệu mua sắm theo thời gian thực, giúp điều chỉnh lượng hàng hóa phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Ứng dụng AI trong chuỗi cung ứng Logistics

Chẳng hạn như tại cảng Đà Nẵng đã ứng dụng công nghệ AI và công nghệ RPA tự động hóa trong hệ thống cổng tự động thông minh ra vào Cảng. Camera AI nhận diện và ghi lại biển số xe container và xe tải, sau đó hệ thống xử lý dữ liệu và tự động mở cổng. Nhờ đó, thời gian chờ đợi được rút ngắn, chi phí vận hành tối ưu hơn, đồng thời nâng cao hiệu suất và cải thiện năng suất logistics.

Xem thêm: IRBOT Tự động hóa của IRTECH giúp Cảng Đà Nẵng nâng cao hiệu quả hoạt động

2.2 Ứng dụng AI để gia tăng trải nghiệm khách hàng

Với sự chuyển biến không ngừng của công nghệ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại trải nghiệm cho khách hàng.  Để trải nghiệm khách hàng được nâng cao và phục vụ một cách nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng AI vào dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua chatbot và trợ lý ảo, giúp xử lý yêu cầu nhanh chóng, chính xác và hỗ trợ 24/7 vào bất cứ khung giờ nào mà khách hàng cần.

Theo nghiên cứu của Epsilon, 80% người tiêu dùng có xu hướng mua hàng nhiều hơn khi thương hiệu mang đến trải nghiệm cá nhân hóa. Nhờ vào trí tuệ nhân tạo (AI), doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm tối ưu, nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Công nghệ AI thu thập và phân tích dữ liệu từ lịch sử tương tác, giao dịch và phản hồi của khách hàng trên nhiều nền tảng. Từ đó, công nghệ AI giúp nhận diện hành vi tiêu dùng, dự đoán sở thích, và đưa ra các gợi ý sản phẩm chính xác. Thay vì phải tự tìm kiếm, khách hàng sẽ nhận được đề xuất phù hợp, giúp họ mua sắm thuận tiện hơn, đồng thời gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Ứng dụng AI hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm khách hàng

Starbucks tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào ứng dụng di động My Starbucks Barista, giúp khách hàng đặt hàng và thanh toán nhanh chóng chỉ bằng tin nhắn hoặc trò chuyện với barista ảo. Nhờ đó, người dùng có thể nhận đồ uống tại cửa hàng gần nhất mà không cần xếp hàng, tiết kiệm thời gian tối đa. Không chỉ dừng lại ở việc xử lý đơn hàng, công nghệ AI còn theo dõi lịch sử mua hàng của khách, từ đó đề xuất đồ uống phù hợp với sở thích, cung cấp ưu đãi cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm người dùng. 

Xem thêm: Mobile App doanh nghiệp – Giải pháp số hóa bền vững IRTECH

2.3 Ứng dụng AI để nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Trong quy trình nghiên cứu và phát triển (R&D) doanh nghiệp ứng dụng AI trong việc phân tích dữ liệu lớn, dự đoán xu hướng và mô phỏng kết quả của quy trình nghiên cứu và phát triển (R&D), giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và nguồn lực. Công nghệ AI xác định mô hình và rút ra thông tin chuyên sâu từ các sản phẩm thành công và thất bại trước đó, từ đó định hướng chiến lược phát triển sản phẩm mới. Ngoài ra, công nghệ AI còn hỗ trợ hợp tác đổi mới, giúp các nhóm nghiên cứu trên toàn cầu làm việc hiệu quả hơn trong các dự án phức tạp. Chẳng hạn, Pfizer đã sử dụng công nghệ AI để tăng tốc phát triển vaccine, giúp phân tích hàng triệu hợp chất dược phẩm và rút ngắn thời gian thử nghiệm. 

2.4 Ứng dụng AI để quản lý tài sản

Nhờ vào các thuật toán học sâu (Deep Learning) mà công nghệ AI có thể phân tích dữ liệu theo thời gian thực, theo dõi tình trạng tài sản, dự đoán sự cố hỏng hóc và đề xuất bảo trì kịp thời, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu gián đoạn hoạt động.

Cảng Rotterdam đã hợp tác IBM để triển khai hệ thống AI kết hợp với IoT để theo dõi tình trạng của tàu, cần cẩu và các thiết bị khác. Công nghệ AI xử lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu từ các thiết bị cảm biến (nước, thời tiết, gió, nhiệt độ, tầm nhìn xa, chuyển động của tàu và vị trí mà tàu có thể bỏ neo tại cảng) để dự báo thời điểm cần bảo trì, tối ưu hóa luồng tàu ra vào và thậm chí tính toán tuyến đường di chuyển hiệu quả nhất cho tàu, giúp giảm thời gian chờ đợi và chi phí nhiên liệu.

3. Khó khăn trong việc ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp

Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc quản trị, nhưng việc triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) không hề đơn giản. Chi phí đầu tư, thiếu nhân lực chuyên môn và rủi ro bảo mật là những rào cản lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt.

Chi phí đầu tư hạ tầng cao: Doanh nghiệp cần trang bị hệ thống máy chủ, phần mềm AI, cơ sở dữ liệu lớn và đường truyền mạnh để vận hành công nghệ AI hiệu quả. Đây là khoản đầu tư đắt đỏ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một trong những khó khăn khi ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp

Nhân viên thiếu kiến thức chuyên môn: Để triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có chuyên môn về khoa học dữ liệu, lập trình và máy học. Nếu không đảm bảo về chất lượng của đội ngũ lĩnh vực này sẽ dẫn đến việc triển khai khó khăn, mất thời gian và tốn nhiều chi phí.

An ninh và bảo mật dữ liệu: công nghệ AI hoạt động dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ, trong đó bao gồm cả thông tin nhạy cảm của khách hàng và doanh nghiệp. Nếu hệ thống không được bảo vệ chặt chẽ, nguy cơ rò rỉ dữ liệu, tấn công mạng hay lạm dụng thông tin sẽ gia tăng. Vì vậy, để tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ AI, doanh nghiệp cần không chỉ đầu tư vào hạ tầng mà còn phải có các chính sách bảo mật nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu.

4. IRTECH giải pháp thông minh trong việc ứng dụng AI để quản trị doanh nghiệp

IRTECH là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp AI toàn diện, giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng, hiệu quả và bền vững. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp AI tối ưu, linh hoạt và phù hợp với từng mô hình kinh doanh.

Giải pháp ERP AI: Hệ thống ERP tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), giúp quản lý toàn diện từ sản xuất, tài chính, nhân sự đến bán hàng và tồn kho. AI Chatbot được tích hợp trong ERP hỗ trợ tra cứu thông tin nhanh chóng, giải đáp thắc mắc tự động, nâng cao hiệu quả vận hành.

Tự động hóa quy trình IRBOT: Kết hợp công nghệ RPA và trí tuệ nhân tạo (AI), giúp loại bỏ các quy trình thủ công và công việc lặp đi lặp lại. Nhờ đó, hệ thống có thể tự động xử lý dữ liệu thông minh hơn, tăng tốc độ vận hành, giảm chi phí nhân lực và tối ưu hiệu suất làm việc.

IRTECH giải pháp thông minh trong việc ứng dụng AI để quản trị doanh nghiệp

Chuyển đổi số toàn diện: IRTECH mang đến giải pháp chuyển đổi số trọn gói, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược, triển khai và ứng dụng AI một cách hiệu quả. Từ giải pháp ERP AI quản trị tổng thể, IRBOT tự động hóa quy trình đến cổng thông minh AutoGate trong logistics. IRTECH giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, nâng cao năng suất và tạo lợi thế cạnh tranh.

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ tối ưu hóa quy trình quản trị mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Để ứng dụng AI hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và triển khai giải pháp AI phù hợp.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Giải pháp nào cho doanh nghiệp phân phối muốn mở rộng kênh trực tuyến?

Năm 2024 được dự báo sẽ là năm tiếp tục bùng nổ của thương mại điện tử. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc cơ hội tăng trưởng dành cho tất cả doanh nghiệp. Việc dự báo và nắm bắt những xu hướng mới sẽ là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối online thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng mục tiêu. Cùng IRTech tham khảo nhé!  Xem thêm
Blog Figure

Tăng tốc kinh doanh với 5 phần mềm quản lý doanh nghiệp

Sử dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp thay cho các phương thức truyền thống đang trở thành xu hướng thịnh hành tại các tổ chức kinh doanh trong thời đại Công nghệ 4.0. Vậy làm thế nào để lựa chọn một phần mềm phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp? Dưới đây là danh sách các phần mềm quản lý hàng đầu, giúp nâng cao hiệu quả công việc cũng như thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Xem thêm
Blog Figure

IRTECH tham gia lễ ký kết hợp đồng gói thầu TB06 với Cảng Hải Phòng

Sự hợp tác giữa IRTECH và Cảng Hải Phòng trong việc triển khai giải pháp Cảng điện tử hứa hẹn những bước tiến dài trên hành trình chuyển đổi số, khẳng định vị thế của cảng trong mạng lưới logistics toàn cầu. Xem thêm
Blog Figure

6 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2023

Có tới 90% nhà quản lý sẵn sàng thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp nhưng lại lo lắng mất thời gian, mất tiền bạc và e ngại không hiệu quả. Chuyển đổi số không còn là câu chuyện vĩ mô được truyền thông thổi phồng, chuyển đổi số đã và đang chứng minh lợi ích cụ thể mang lại cho doanh nghiệp. Cùng cập nhập 6 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp trong bài viết dưới đây! Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì? 4 tác động lớn tới doanh nghiệp

Thế kỷ 21, thế giới đã và đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ 4.0, nó bao phủ và tạo ra những chuyển biến tích cực ở mọi lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội. Vậy, cụ thể chuyển đổi số đang tác động thế nào đến doanh nghiệp? Cùng khám phá 4 thay đổi mà ít ai để ý, nhưng lại là cốt lõi để doanh nghiệp không bị tụt hậu nhé. Xem thêm
Blog Figure

Top 3 kênh phân phối hiện đại cho doanh nghiệp

Khởi tạo một hệ thống phân phối đã khó, quản lý và duy trì để hệ thống tăng trưởng càng khó hơn. Kênh phân phối chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng trưởng, giảm thiểu chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những kênh phân phối hiện đại phổ biến hiện nay nhé!  Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!