Chuyển đổi số ngành ngân hàng – cuộc chiến “sống còn” (P2)
Nội dung bài viết
Xu hướng chuyển đổi số hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành ngân hàng. Thêm vào đó, đối mặt với đại dịch toàn cầu chưa có dấu hiệu dừng lại, ứng dụng công nghệ nào sẽ giúp quá trình chuyển dịch số lĩnh vực ngân hàng trở nên hiệu quả hơn? Cùng IRTECH Việt Nam tìm hiểu nhé!
Những công nghệ phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng
1. Ứng dụng điện thoại (Mobile app)
Theo số liệu khảo sát của Viện chiến lược ngân hàng nhà nước cho biết, có đến 96% ngân hàng đang xây dựng chiến lược phát triển dựa trên các công nghệ 4.0, trong đó 92% ngân hàng chú trọng phát triển dịch vụ ứng dụng trên Internet và Mobile. Bên cạnh đó số lượng người dùng điện thoại ngày càng tăng, các công việc được thực hiện trên điện thoại ngày càng nhiều, cho thấy tầm quan trọng của ứng dụng di động (Mobile App) đến cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, việc xây dựng và thiết kế app mobile là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong quá trình số hóa của các ngân hàng.
Xem thêm: 3 lý do doanh nghiệp cần chuyển đổi số hậu COVID-19
2. Tự động hóa quy trình – công nghệ xử lý tự động thông minh RPA
Cũng trong cuộc khảo sát trên, 48% ngân hàng tham gia khảo sát cho biết đang phát triển chiến lược về tự động hóa, trong đó một số ngân hàng đã ứng dụng thành công công nghệ RPA và đã thu lại được những kết quả ngoài mong đợi.
Tài chính – ngân hàng là lĩnh vực làm việc trên giấy tờ nhiều, vì vậy ứng dụng các công nghệ tự động hóa quy trình RPA – IRBOT sẽ giúp nhân viên giảm khối lượng công việc khi số hóa các tác vụ thủ công mất thời gian, đồng bộ xử lý dữ liệu và tối ưu hoá các hoạt động, giúp nhân viên không phải đau đầu khi tổng hợp dữ liệu vào cuối ngày trên giấy tờ phức tạp, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.
Xem thêm: IRBOT – Robot ảo tự động hóa quy trình RPA
3. Dữ liệu lớn (Big Data)
Ngân hàng là nơi chứa rất nhiều thông tin dữ liệu người dùng và những dữ liệu ấy được sinh ra hằng ngày với con số vô cùng lớn. Nếu những công nghệ truyền thống và quy trình trước kia cần một khoảng thời gian dài để xử lý dữ liệu, thì big data cho phép xử lý, phân tích mọi thứ trong khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều để đưa ra quyết định một cách phù hợp. Từ đó, công nghệ này hỗ trợ lưu trữ một khối lượng lớn thông tin, giảm thiểu thời gian lưu trữ hồ sơ sổ sách cũng như khối lượng công việc nhân sự, nâng cao hiệu suất làm việc.
4. Chatbot
Chatbot đã và đang “len lỏi” vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chatbot có thể giải đáp những câu hỏi thường gặp như thủ tục mở thẻ, hỗ trợ thanh toán, mở sổ tiết kiệm… một cách tự động, nhân viên không cần phải trả lời nhiều lần cùng 1 câu hỏi, mà vẫn hỗ trợ giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng, từ đó tăng sự hài lòng của người dùng với ngân hàng.
5. Trí tuệ nhân tạo (AI) & Machine Learning
AI và Machine Learning đã được ứng dụng vào Mobile App ngân hàng với những tính năng có thể kể đến như nhận dạng khuôn mặt hay xác nhận dấu vân tay. Khi công nghệ ngày càng phát triển, việc tội phạm có thể khai thác các lỗ hổng về công nghệ và người dùng để thực hiện các hành vi trái với pháp luật là không thể tránh khỏi, với những tính năng trên, AI giúp việc bảo mật thông tin khách hàng được đảm bảo an toàn hơn, từ đó hạn chế các tình trạng đánh cắp thông tin hoặc lừa đảo tài khoản.
Xem thêm: Chuyển đổi số ngành ngân hàng – Cuộc chiến “sống còn” (P1)
Thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam
Sự ra đời của nhiều loại mô hình mới như: ngân hàng di động, ngân hàng online,… đã tạo ra “làn sóng” ứng dụng các công nghệ vào hoạt động chuyển đổi số lĩnh vực ngân hàng. Từ đó, ngân hàng bước vào hành trình thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam sang hình thức thanh toán qua ngân hàng số.
Vietcombank đã nhanh chóng ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank, trên cơ sở tích hợp các nền tảng giao dịch trực tuyến Internet Banking và Mobile Banking, thay thế các dịch vụ truyền thống và đã có những kết quả tích cực. Hay ngân hàng TMCP Nam Á (NamA Bank) đã tăng trải nghiệm người dùng thông qua việc ứng dụng robot vào giao dịch. Cùng với đó, đầu tư máy giao dịch ngân hàng (VTM OPBA) tương tác bằng hình ảnh, tích hợp ATM, đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của khách hàng như: rút tiền, in, xem sổ phụ tài khoản, phát hành thẻ mà không cần tới ngân hàng. Trong khi đó, TPBank – Ngân hàng TMCP Tiên Phong ứng dụng công nghệ sinh trắc học bằng vân tay và nhận diện gương mặt tại các LiveBank.
Từ những minh chứng trên cho thấy chuyển đổi số đã trở thành “điều hiển nhiên” trong cuộc chạy đua công nghệ 4.0 ở lĩnh vực ngân hàng. Từ đó, ngân hàng cần hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tạo thuận lợi thúc đẩy mô hình kinh doanh, đổi mới sáng tạo nhưng vẫn chú trọng đảm bảo an ninh mạng và quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế rủi ro thách thức để quá trình chuyển đổi số hiệu quả hơn.
Xem thêm: SME cần làm gì để sinh tồn trong đại dịch?
Qua bài viết trên, IRTECH hi vọng doanh nghiệp sẽ hiểu thêm về những công nghệ tác động và thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng Việt Nam. Nếu doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu thêm hoặc mong muốn phát triển những giải pháp chuyển đổi số, hãy liên hệ dịch vụ IRTECH Đà Nẵng để được tư vấn hỗ trợ miễn phí nhé!
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 974 lượt xem