THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Xu hướng chuyển đổi số thay đổi cuộc đua ngành bán lẻ

Quý I/2023, sức mua trên toàn thế giới giảm mạnh. Ngay cả Việt Nam mặc dù sức mua tăng 9% nhưng mức lợi giảm 20,4%. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu. Cùng tham khảo tổng quan và xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ từ các doanh nghiệp đi trước.

Tổng quan và xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ 2023

Ngành bán lẻ chịu những biến đổi liên tục trong thời gian gần đây do thói quen người tiêu dùng thay đổi. Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn khi các trải nghiệm đa dạng hình thức mua hành tiện dụng và ngày càng nhiều giá trị nhận được. Chính vì vậy cuộc đua giữa các nhà phân phối, nhà cung cấp cạnh tranh khách hàng là cuộc chiến vô cùng khốc liệt với nhiều yếu tố chi phối. Giữa cuộc đua này ngoài các yếu tố về sản phẩm, thì việc chuyển dịch số trở thành yếu tố đầu tư vô cùng nặng ký giúp doanh nghiệp có tồn tại được hay không. 

Trong câu chuyện ngành bán lẻ, việc chuyển giao hàng hóa vật chất tới cho người tiêu dùng là bài toán cơ bản. Và cũng bởi vì tính lệ thuộc vào nhiều yếu tố đi kèm với ngại thay đổi mà nhiều chủ doanh nghiệp hiểu nhầm rằng mình khó có thể ứng dụng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ. 

1. Bàn về bức tranh toàn cảnh của kinh tế thế giới từ năm 2023 đến hiện tại

COVID trả cho thế giới một nền kinh tế ảm đạm, suy giảm 3,2% trong năm 2020. Bước sang 2021, đại dịch được kiểm soát cùng sự ra đời của vắc xin thì kinh tế dần phục hồi mạnh ở mức 5,7%. Tưởng chừng kinh tế sẽ lấy lại đà phát triển khi người dân dần quen với “bình thường mới”, thế nhưng 2022 lại đón nhận dấu hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu: World Bank mạnh tay cắt giảm triển vọng tăng trưởng xuống mức bờ vực suy thoái đáng kể,… Việt Nam không nằm ngoài bờ vực của sự ảnh hưởng khi gần 1200 công nhân ở phía nam bị sa thải trước Tết hay các đối tác liên tục đơn phương hủy hợp đồng với các doanh nghiệp Việt,…

Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại; gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; lạm phát cao và các vấn đề địa chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh… Là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài. Với mức tăng trưởng bình quân ba năm (2020-2022) chỉ đạt từ 4,28% đến 4,45%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của 5 năm trước đó. Từ nay đến cuối năm, để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6,5% đến 7% đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, bình quân tăng trưởng những năm còn lại phải đạt khoảng 7,4%-7,5%. Đây là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế nước ta trong thời gian tới.

Xem thêm: Nhìn lại ngành bán lẻ năm 2022 và dự báo tăng trưởng năm 2023

2. Cuộc chuyển mình của các ông lớn ngành bán lẻ

Theo báo cáo, thế giới đã có rất nhiều nhà bán lẻ do không kịp thích ứng với thời đại mới đã phải đóng cửa. Năm 2019, chỉ tính riêng các hãng bán lẻ Mỹ đã đóng cửa hơn 9300 cửa hàng và vượt qua tổng số 5589 cửa hàng của năm trước nữa, theo dữ liệu Coresight Research. Con số này được dự báo có thể lên tới 20,000 – 25,000. Trong khi đó, các kênh bán hàng online với trải nghiệm mua sắm xuyên suốt lại phát triển bùng nổ và trở thành những ông lớn trong ngành bán lẻ, điển hình như các tập đoàn Amazon, Alibaba, Shopee, Lazada, Tik Tok shop,…

Xu hướng tiêu dùng thay đổi và sự tiện dụng của các ứng dụng chuyển đổi số càng tạo đà cho cuộc đổi ngôi từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử. Trái ngược với bức tranh ảm đạm của các trung tâm thương mại, các nhà bán lẻ, bán buôn trực tuyến luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%). Cùng với đó, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng 27% đạt 13,8 tỷ USD.

Không còn chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng, tình trạng lạm phát cao và lãi suất tăng nhanh chóng đẩy nhiều công ty đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính. Chỉ trong vài tháng qua, không ít doanh nghiệp đã thông báo cắt giảm hoặc đóng băng tuyển dụng, thậm chí “rút quân” khỏi một số thị trường.

3. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ và những doanh nghiệp tiên phong

3.1 Uniliver

Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng. được định giá cao thứ 7 ở châu Âu. Unilever là một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất; sản phẩm bán lẻ của nó có sẵn ở khoảng 190 quốc gia.

Unilever đã đầu tư cho công cuộc chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

Với mệnh danh là “Người khổng lồ tự chuyển đổi để tăng tốc”, Unilever đã đầu tư cho công cuộc chuyển đổi số trong ngành bán lẻ:

  • Áp dụng các quy trình tự động máy Robotic Process Automation (RPA)
  • Vận dụng big data và các giải pháp AI từ Google Vision, AI Grapeshot từ Oracle, AR camera trên điện thoại để làm chiến dịch Thúc đẩy giao dịch mua hàng trực tuyến
  • Liên kết với các công ty công nghệ để cung cấp giải pháp kỹ thuật số cho các sản phẩm: trợ lý ảo thông minh, ứng dụng trên điện thoại,…
  • Tự xây dựng CSDL khách hàng riêng

3.2 IKEA

IKEA là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới đến từ Thụy Điển; chuyên về thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà ở, với website chứa khoảng 12.000 sản phẩm đại diện cho toàn bộ các nhãn hàng.

Không dừng lại ở những gì hiện có, nhìn thấy tiềm năng lớn của công nghệ 4.0 nên IKEA sớm hoà mình vào làn sóng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ. Đây là 4 hướng đi chính của IKEA: 

  • Tổng đài call center tích hợp hệ thống nhận diện khách hàng và bộ lịch sử mua hàng
  • Tích hợp trải nghiệm mua sắm truyền thống và kỹ thuật số
  • Chuyển đổi tất cả catalogue sang phiên bản online
  • Ứng dụng AR và VR giúp khách hàng thử đồ nội thất ngay tại nhà

3.3 Thế giới di động

Yếu tố mang lại thành công cho TGDĐ thường được đề cập đến ở rất nhiều khía cạnh như: nhân sự, tầm nhìn, quy trình quản lý,  hành trình khách hàng… Tuy nhiên, ít ai đề cập đến các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số 4.0, một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của họ.

Tổng Giám đốc Thế giới di động chia sẻ về ứng dụng chuyển đổi số

Bí kíp thành công của Thế giới di động chính là ở việc họ thật sự đặt trọng tâm vào khách hàng và không ngừng gia tăng giá trị tới khách hàng. Khi đặt lợi ích khách hàng vào tâm trí, Thế giới di động cũng tiến hành thiết kế quản trị dựa trên hành trình khách hàng: 

  • Kết hợp và phát huy tối đa mọi ưu điểm của bán hàng đa kênh
  • Phát triển nền tảng số phục vụ báo cáo kết quả và đánh giá hiệu quả công việc
  • Sử dụng ERP liên thông với các bộ phận website, App, CRM, quản lý giao nhận, hệ thống hóa đơn, báo cáo tài chính,…
  • Triển khai mô hình O2O liên kết vận hành
  • Tiên phong dùng hóa đơn điện tử thay cho hoá đơn giấy

Xem thêm: Công nghệ đứng sau sự thành công của thế giới di động

Sự thành công của TGDĐ là sự phối hợp và tối ưu của nhiều yếu tố, trong đó công nghệ là yếu tố giải quyết hiệu quả bài toán vận hành – kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Đây cũng chính là minh chứng cho tầm quan trọng của tiến trình số hóa, xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ nói riêng và doanh nghiệp Việt nói chung.

3.4 Rạng Đông

Chậm chân trong ứng dụng công nghệ 4.0, hệ thống vận hành – quy trình thủ công, tư duy e ngại sự thay đổi… và cả mất phương hướng trong tiến trình chuyển dịch số, Rạng Đông gặp không ít khó khăn như các doanh nghiệp truyền thống Việt. Nhìn nhận rõ vấn đề, Rạng Đông đã thực hiện đồng bộ trên cả 03 phương diện: Công nghệ, quá trình và tổ chức – con người. Chú trọng cốt lõi khi lấy khách hàng làm trung tâm, từ đó kéo theo khẩu sản xuất – kinh doanh và thúc đẩy phát triển hệ thống và năng lực của nhân sự.

Mô hình kinh doanh truyền thống bằng công nghệ chuyển đổi số của Rạng Đông

Chất xúc tác của đại dịch buộc doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số. Trước thực tế này, Rạng Đông đã khéo léo kết hợp mô hình quản trị một trục hai cánh. Với trục chính là nền tảng văn hóa có bản sắc riêng với cốt lõi là “Con người Rạng Đông” với bộ gen 6T: Tận tâm, tận lực, tự giác, tự trọng, tự tin và trung thực.

Từ phương thức truyền thống khi là nhà sản xuất sản phẩm sang nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ, phát triển lĩnh vực Smart Home, Smart City & Smart Farm. Đến nay, hệ sinh thái Rạng Đông đã thương mại hóa, được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao. Gần 3 năm thích ứng và thực hiện chuyển đổi số còn rất mới mẻ, chưa có mô hình mẫu tại Việt nam, doanh nghiệp đã gặt hái được những mốc tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Khi toàn bộ guồng máy của thị trường thương mại điện tử đang dần lấy lại được nhịp ổn định, thì những doanh nghiệp đang dồn sức tăng trưởng nóng tất nhiên sẽ bị lỡ trớn và hụt hơi – đó cũng chính là bức tranh chung của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và trên toàn cầu. Bối cảnh thị trường còn nhiều biến chuyển hiện nay, sự cạnh tranh của thị trường không chỉ là những con số trên bảng xếp hạng, mà là một cuộc đua, khi kẻ thắng là kẻ chuyển dịch số nhanh và phù hợp nhất. Chuyển đổi số ngành bán lẻ không phải là câu chuyện của riêng ai mà điều tất yếu mà doanh nghiệp phải lựa chọn, cũng bởi thay đổi hay là “chết”!

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một đối tác cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, ứng dụng app B2B phân phối phù hợp với các doanh nghiệp, liên hệ ngay hoặc gọi 0868 004 626 để được hỗ trợ tư vấn từ đội ngũ chuyên viên IRTech.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Thấu hiểu sự phức tạp trong quy trình mua của khách hàng doanh nghiệp

bên trong, thậm chí bên ngoài các tổ chức đang đưa ra quá nhiều yêu cầu cho một dịch vụ, chính vì thế mà con đường để chốt được đơn hàng càng trở nên phức tạp. Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số ngành ngân hàng – cuộc chiến “sống còn” (P1)

Xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng đã vấp phải không ít khó khăn trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam sang hình thức thanh toán qua ngân hàng số. Cùng tìm hiểu tác động của quá trình chuyển dịch số đến lĩnh vực này nhé! Xem thêm
Blog Figure

5 công nghệ then chốt trong “thời điểm vàng” chuyển đổi số

Chi tiêu ước tính trên toàn thế giới cho công nghệ vào năm 2022 sẽ đạt gần 2 nghìn tỷ USD. Con số cho thấy sự bùng nổ của “cơn bão” chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở các lĩnh vực kinh doanh và đời sống xã hội. Vì vậy đừng để đối thủ của bạn biết được 5 công nghệ sau đây sẽ giúp doanh nghiệp trong “thời điểm vàng” chuyển đổi số hiệu quả nhé! Xem thêm
Blog Figure

Công ty Đại Việt – tối ưu quy trình vận hành với app doanh nghiệp

Ứng dụng App doanh nghiệp IRTECH vào vận hành - quản lý đã giúp Đại Việt tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc một cách hiệu quả. Xem thêm
Blog Figure

Mở “cửa hàng online” cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Việc lựa chọn đơn vị phù hợp xây dựng website, thiết kế app mobile tại Đà Nẵng được không ít doanh nghiệp chú trọng cũng bởi kinh doanh thời 4.0 mà không có website hay mobile app như việc bán hàng mà không mở cửa. Xem thêm
Blog Figure

6 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2023

Có tới 90% nhà quản lý sẵn sàng thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp nhưng lại lo lắng mất thời gian, mất tiền bạc và e ngại không hiệu quả. Chuyển đổi số không còn là câu chuyện vĩ mô được truyền thông thổi phồng, chuyển đổi số đã và đang chứng minh lợi ích cụ thể mang lại cho doanh nghiệp. Cùng cập nhập 6 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp trong bài viết dưới đây! Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!