THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Xu hướng hành vi tiêu dùng của thế hệ Gen Z, Gen Alpha và các nhóm thế hệ khác năm 2024

Năm 2024 chứng kiến những thay đổi đáng kể trong hành vi tiêu dùng của các thế hệ. Từ Gen Z, thế hệ Gen Alpha cho đến Millennials, Gen X, mỗi nhóm khách hàng đều có những đặc điểm và xu hướng riêng biệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đáp ứng kỳ vọng của từng nhóm khách hàng, từ đó tối ưu hóa cơ hội tăng trưởng.

1. Hành vi tiêu dùng của Gen Z: Thế hệ dẫn dắt xu hướng

Thế hệ Gen Z (1997–2012) đang trở thành lực lượng tiêu dùng chủ đạo nhờ khả năng tiếp cận công nghệ và mạng xã hội. Họ định hình cách thức tiêu dùng mới, trở thành nhóm khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nhóm gen Z dành trung bình 3 giờ mỗi ngày trên mạng xã hội, cao nhất so với các thế hệ khác.  Các nền tảng như TikTok, Instagram, và YouTube không chỉ là nơi giải trí mà còn là không gian mua sắm lý tưởng, khi 43% Gen Z từng mua hàng trực tiếp qua mạng xã hội trong vòng 3 tháng gần đây.

Họ đặc biệt tin tưởng các influencer trên mạng xã hội, coi đây là nguồn cảm hứng đáng tin cậy. Sự kết nối, đồng hành và truyền cảm hứng từ các influencer định hình quan điểm cá nhân và thế giới quan của họ. Sự cá nhân hóa và khả năng kết nối cảm xúc từ các thương hiệu là yếu tố thu hút mạnh mẽ đối với Gen Z. Doanh nghiệp muốn tiếp cận nhóm này cần thay đổi chiến lược kinh doanh tập trung vào việc tạo nội dung hấp dẫn, ngắn gọn và hợp xu hướng.

Thế hệ Gen Z đang trở thành lực lượng tiêu dùng chủ đạo

2. Thế hệ Gen Alpha: Tiềm năng trong thị trường tương lai

Thế hệ Gen Alpha (sinh từ 2013 trở đi) lớn lên trong môi trường kỹ thuật số hoàn toàn, điều này định hình hành vi tiêu dùng của họ ngay từ khi còn nhỏ. Hơn 50% trẻ em Gen Alpha sở hữu iPad, sử dụng chủ yếu cho việc học tập và giải trí. YouTube là nền tảng được yêu thích nhất trong 11/14 thị trường, và đứng thứ hai sau Netflix ở 3 thị trường còn lại.

Trò chơi điện tử cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Gen Alpha, với các tựa game như Roblox và Minecraft cho phép họ vừa chơi vừa học cách giao tiếp và quản lý tài chính ảo. Hơn 70% chơi trò chơi điện tử hàng ngày, cho thấy xu hướng sống trong thế giới ảo ngày càng tăng. Xu hướng tiêu thụ nội dung trực quan, sinh động từ Gen Alpha đòi hỏi các chiến lược kinh doanh cần đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thực tế ảo và các phương pháp tiếp thị mới mẻ, sáng tạo.

Dự kiến Gen Alpha sẽ trải qua một môi trường kỹ thuật số ngày càng phát triển

Xem thêm: Giải mã hành vi tiêu dùng của gen Z nhóm khách hàng tiềm năng

3. Millennials: Thế hệ giữ vai trò trung gian với sức chi tiêu ổn định

Đối với thế hệ Millennials (1981–1996) hiện đang ở giai đoạn ổn định về tài chính, sự nghiệp, và gia đình, vì vậy hành vi tiêu dùng của họ liên quan đến các trải nghiệm và giá trị thực tế. Họ ưu tiên chi tiêu cho du lịch, ẩm thực, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, Millennials luôn cân nhắc kỹ trước khi mua sắm, thường so sánh giá cả và đánh giá sản phẩm qua các nền tảng trực tuyến.

Mặc dù không “nghiện” mạng xã hội như Gen Z, họ vẫn là nhóm khách hàng thường xuyên mua sắm online, đặc biệt qua các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada. Nội dung tiếp thị cần tập trung vào việc làm nổi bật giá trị sản phẩm, chính sách hậu mãi và trải nghiệm khách hàng tốt để thu hút sự quan tâm từ Millennials.

Gen Millennials, nhóm khách hàng thường xuyên mua sắm online, đặc biệt qua các sàn thương mại điện tử

4. Gen X: Thế hệ gắn bó với thương hiệu

Gen X (1965–1980), thế hệ chỉ tiếp cận thế giới digital khi đã đi làm và trưởng thành. Có xu hướng trung thành và gắn bó lâu dài với các thương hiệu mà họ đã tin tưởng qua thời gian. Họ thích mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, nơi có thể kiểm tra sản phẩm và nhận tư vấn trực tiếp từ nhân viên bán hàng. Gen X thường dành phần lớn chi tiêu cho các sản phẩm phục vụ gia đình, sức khỏe, và giáo dục con cái.

Nhóm này không dễ bị tác động bởi các quảng cáo hào nhoáng, mà tập trung vào giá trị thực sự của sản phẩm. Để tiếp cận Gen X hiệu quả, các doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự minh bạch trong truyền thông thương hiệu.

Xem thêm: Bí quyết giúp doanh nghiệp chiêu mộ nhân tài gen Z

Kết luận

Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của Gen Z, thế hệ Gen Alpha, cùng với các nhóm Millennials, Gen X không chỉ phản ánh sự thay đổi về độ tuổi mà còn là kết quả của sự phát triển công nghệ, xã hội và văn hóa. Mỗi nhóm thế hệ đại diện cho một thị trường tiềm năng, với nhu cầu và kỳ vọng riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược tiếp cận linh hoạt.

Gen Z là thế hệ dẫn đầu xu hướng tiêu dùng hiện đại, với sự ưu tiên dành cho cá nhân hóa, nội dung sáng tạo và tốc độ. Họ yêu cầu các thương hiệu phải hiểu được phong cách, giá trị cá nhân và khả năng kết nối cảm xúc. Doanh nghiệp không thể bỏ qua mạng xã hội như một kênh quan trọng để tiếp cận nhóm này, đồng thời cần tận dụng sức ảnh hưởng của các KOLs và influencers để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.

Thế hệ Gen Alpha, mặc dù chưa phải nhóm khách hàng chủ lực, lại mang đến tiềm năng lớn trong tương lai. Sự am hiểu công nghệ từ sớm giúp họ trở thành nhóm tiêu dùng kỹ thuật số bẩm sinh, nơi nội dung trực quan và trải nghiệm ảo trở thành chìa khóa. Việc đầu tư vào các nền tảng giáo dục và giải trí dành riêng cho trẻ em sẽ giúp các thương hiệu xây dựng mối quan hệ bền vững với thế hệ này ngay từ khi còn nhỏ.

Với Millennials, hành vi tiêu dùng tập trung vào các trải nghiệm có giá trị thực tế như du lịch, sức khỏe và giáo dục gia đình. Đây là thế hệ cầu nối giữa Gen Z và Gen X, với khả năng thích nghi tốt giữa tiêu dùng truyền thống và trực tuyến. Để thành công, các doanh nghiệp cần đưa ra những chương trình khuyến mãi rõ ràng, minh bạch và nhấn mạnh vào giá trị lâu dài của sản phẩm hoặc dịch vụ.Gen X tuy không phải là thế hệ tiêu dùng ưu tiên công nghệ, lại chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng sức mua của thị trường. Họ yêu cầu chất lượng sản phẩm cao và sự trung thực từ thương hiệu. Sẽ là mục tiêu lý tưởng cho các ngành hàng liên quan đến chăm sóc sức khỏe, dịch vụ bảo hiểm và các sản phẩm phục vụ gia đình.

Mỗi nhóm thế hệ đại diện cho một thị trường tiềm năng, với nhu cầu và kỳ vọng riêng

Khi các thế hệ này cùng tồn tại trong thị trường, doanh nghiệp cần thiết kế chiến lược đa kênh, đảm bảo tiếp cận đúng đối tượng với thông điệp phù hợp. Hiểu sâu hơn về những động lực và hành vi tiêu dùng của từng thế hệ không chỉ giúp thương hiệu giữ vững thị phần mà còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một đối tác cung cấp dịch vụ công nghệ chuyển đổi số và tìm hiểu công ty outsource phần mềm trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, liên hệ ngay với IRTECH. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn định hình tương lai thương hiệu của mình trong năm 2025 và về sau.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Tầm quan trọng của App Doanh Nghiệp trong thời đại mới

Cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ, việc áp dụng công nghệ vào quy trình vận hành và quản lý là vấn đề cấp thiết; trong đó việc thiết kế Mobile App trong doanh nghiệp sẽ giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất công việc, từ đó tăng trải nghiệm người dùng. Vậy Mobile App là gì và vì sao ứng dụng này lại được mọi người chú ý đến thế? Xem thêm
Blog Figure

Hành trang chuyển đổi số doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Trong khi các doanh nghiệp lớn đã có sẵn hoặc có nhiều tiềm lực để có thể hoàn thiện chuyển đổi số, thì doanh nghiệp SMEs lại không dư dả về kinh phí để đầu tư cho hệ sinh thái chuyển đổi số doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp không bị bỏ rơi bên lề, IRTech cung cấp hành trang cho quy trình chuyển đổi số phù hợp với mỗi doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé!  Xem thêm
Blog Figure

IRBOT và ERP AI: Bộ đôi hoàn hảo, giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp hiện đại

Khi tốc độ số hóa ngày càng gia tăng, doanh nghiệp không chỉ cần những công cụ riêng lẻ mà còn không thể thiếu các giải pháp tích hợp toàn diện. Bộ đôi giải pháp IRBOT tự động hóa RPA và giải pháp ERP AI nổi lên như một xu hướng mới, giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, tối ưu hóa vận hành. Hãy cùng khám phá tại sao sự kết hợp này được coi là "trợ thủ đắc lực" cho doanh nghiệp. Xem thêm
Blog Figure

TOP 5 phần mềm kế toán phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán để lựa chọn. Tuy nhiên, việc tìm ra phần mềm phù hợp với quy mô và đặc thù của mỗi doanh nghiệp là một việc không đơn giản. Mỗi doanh nghiệp chắc hẳn đã chọn được phần mềm mà mình nghĩ là tốt nhưng liệu nó có phù hợp với quy mô và và đặc thù của công ty không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về 5 phần mềm kế toán phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp và phù hợp nhất cho bạn. Xem thêm
Blog Figure

SỨC MẠNH CỦA ERP AI – GIẢI PHÁP ERP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP THÔNG MINH 

Xu thế ứng dụng AI nhằm tăng hiệu quả vận hành và phát triển kinh doanh kinh doanh, giải pháp ERP AI kết hợp trí tuệ nhân tạo hứa hẹn mang đến cuộc cách mạng trong quản trị doanh nghiệp. Cùng IRTECH khám phá sức mạnh của giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp thông minh này nhé! Xem thêm
Blog Figure

Top 3 giải pháp công nghệ thông minh hỗ trợ hữu ích cho doanh nghiệp năm 2023

Đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, khi mà cách thức làm việc truyền thống không còn đạt hiệu quả cao như mong đợi, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ thông minh vào các hoạt động của khâu tổ chức là điều cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn top 3 công cụ thông minh hỗ trợ hữu ích cho doanh nghiệp hiệu quả nhất trong năm 2023 hiện nay. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!