THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Thị trường phân phối bán lẻ 2020 – 2021, đâu là hướng đi cho doanh nghiệp Việt?

Trong xu hướng chuyển đổi số công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID – 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Cùng IRTECH Đà Nẵng điểm qua toàn cảnh để các doanh nghiệp tránh “đi lùi” trong chặng đường phát triển.

WHO khuyến cáo: Đi chợ, rửa rau, giặt đồ trong mùa COVID-19, cần thực hiện  đúng để bảo vệ gia đình khỏi sự lây lan của virus
Thị trường phân phối bán lẻ 2020-2021, đâu là hướng đi cho doanh nghiệp Việt?

Ngành phân phối và bán lẻ nên chọn hướng đi nào trong đại dịch?

1. Toàn cảnh của hệ thống phân phối và ngành bán lẻ trong đại dịch

Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam đưa ra các số liệu cụ thể cho hệ thống phân phối và ngành bán lẻ nội địa đóng góp khoảng 10% GDP và giải quyết việc làm cho khoảng 6 triệu người. Với tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ luôn cao hơn gấp đôi tăng trưởng GDP cả nước. Từ năm 2019 bán lẻ Việt Nam luôn tăng trưởng 2 con số cụ thể và ngay trong lúc bị ảnh hưởng nặng nề từ nền đại dịch COVID – 19, doanh số bán lẻ năm 2020 vẫn tăng 11 tỷ USD và đạt hơn 172 tỷ USD so với năm 2019.

Xem thêm: Doanh nghiệp làm gì để tồn tại trong bối cảnh hiện nay?

Ngành bán lẻ diễn biến tích cực so với VN – Index trong năm 2020

Đầu năm 2020 là thời điểm tê liệt toàn bộ thị trường thương mại khi COVID – 19 bùng phát, tác động tới từng hành vi mua sắm và tiêu dùng của người Việt. Doanh thu bán lẻ các ngành dịch vụ lưu trú ăn uống và lữ hành lần lượt giảm 9,6% và 27,8% trong quý đầu tiên so với cùng kỳ năm 2019, giảm mạnh 27% vào tháng 4/2020 tại doanh thu bán lẻ châu Á. Lưu lượng khách đến mua sắm ở các trung tâm thương mại thành phố lớn, giảm gần 80% trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra.

2. Thu nhập của hộ gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng.

Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu là vấn đề các nhà sản xuất phải đối mặt. Dẫn đến không ít doanh nghiệp – phân phối bán lẻ “lao đao” trong tình trạng khó khăn. Tác động tiêu cực của Covid ảnh hưởng đến toàn hệ thống phân phối bán lẻ, hàng loạt biên chế cắt giảm nhân sự được đưa ra, giảm lương hay thậm chí là đóng cửa. Kéo theo thu nhập người lao động giảm sút do mất việc, tiết kiệm chi tiêu cũng đã ảnh hưởng đến doanh thu của ngành bán lẻ.

Bà con mình nhớ chú ý an toàn khi mua sắm trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 1.
Hành vi người tiêu trong thời kỳ 4.0

Cụ thể hơn, hộ gia đình có thu nhập 6 triệu đồng trở xuống bắt buộc phải thắt chặt chi tiêu; nhóm có thu nhập từ 8 – 20 triệu đồng, điều chỉnh chi tiêu, chuyển từ các sản phẩm cao cấp sang sử dụng các mặt hàng bình dân hơn, chủ yếu rơi vào nhóm thực phẩm, thức uống; nhóm thu nhập cao, chi tiêu hạn chế lại ở các khoản dành cho du lịch, nghỉ dưỡng,…

Xem thêm: Thấu hiểu sự phức tạp trong quy trình mua của khách hàng doanh nghiệp

3. Diễn biến tích cực của ngành phân phối bán lẻ trong đại dịch COVID – 19.

Xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân sau đại dịch COVID – 19, người dân sẽ hạn chế khi đi ra ngoài và tăng sử dụng mua hàng Online. Với dân số hơn 98 triệu người, mức tiêu dùng của thị trường bán lẻ đầy tiềm năng tại Việt Nam đạt 70%, cùng với dân số trẻ cao tới 50% có nhu cầu mua sắm cao, tỷ lệ sử dụng thiết bị công nghệ thông minh cực lớn.

Xu hướng hành vi tiêu dùng thay đổi trong mùa COVID 19 tại Việt Nam

Trước những xu hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp, chúng ta hoàn toàn có thể thấy kinh doanh online là một điểm sáng làm thay đổi sự phát triển của thị trường phân phối – bán lẻ nhằm hỗ trợ việc kinh doanh liên tục ở các cửa hàng truyền thống, đồng thời giúp cho khả năng bán hàng đa kênh sẽ linh hoạt vượt trội trong thời gian tới. Theo khảo sát của Nielsen vào tháng 2/2020:

– Chi tiêu vào các mặt hàng thiết yếu như đồ ăn khô, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh tăng mạnh trung bình 35% – 70%.

– Các nhà bán lẻ trực tuyến như Tiki, SpeedLotte ghi nhận số đơn hàng trung bình trong 1 ngày tăng ít nhất 2 – 4 lần. Dịch vụ mua sắm trực tuyến của Coopmart tăng 4 – 5 lần trong cùng giai đoạn. Ngay sau đó, đơn vị vận chuyển Grab nhanh chóng ra mắt dịch vụ Grab Mart – đi siêu thị giúp người tiêu dùng.

Cơ hội lớn cho các nhà doanh nghiệp chuyển mình, càng nhiều các doanh nghiệp tìm kiếm, xây dựng những kênh giao tiếp, mua bán với khách hàng của mình một cách gần gũi và hiệu quả hơn. Tuy nhiên cũng nên cẩn trọng hơn và bắt đầu cân nhắc những giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp toàn diện, lâu dài và có lộ trình chắc chắn hơn nhằm mục đích đáp ứng xu hướng tiêu dùng ngắn hạn.

Xem thêm: 5 bước cần lưu ý trong quy trình chuyển đổi số

4. Quản lý hệ thống phân phối – bán lẻ “nhẹ tênh” trong thời đại 4.0 

Kênh phân phối bán lẻ và thời đại công nghệ

Việc nắm bắt thị trường của các đơn vị bán lẻ hết sức quan trọng, áp dụng quy trình chuyển đổi số IRTECH và ứng dụng thiết kế app mobile vào ngành bán lẻ truyền thống, điều này mang lại các lợi ích góp phần giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp

4.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh

Doanh nghiệp sở hữu nền tảng số hóa có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng hơn. Các giải pháp quản trị và vận hành chuyển đổi số hóa gia tăng hiệu quả từ 30 – 40% hoặc có thể lên đến 100%. Vì thế, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc chăm sóc khách hàng, phục vụ khách hàng, tương tác nhanh chóng hơn.

Xem thêm: 3 lý do doanh nghiệp cần chuyển đổi số hậu Covid

4.2 Tối ưu hóa năng suất nhân sự

Các nhân viên kinh doanh dễ dàng quản lý công việc hằng ngày thông qua các công cụ quản lý tuyến đường, quản lý sản phẩm tồn kho, quản lý cửa hàng,… Điều này giúp nhân viên tiết kiệm nhân lực, quản lý công việc hiệu quả và có thời gian nâng cấp chuyên môn, nghiệp vụ.

4.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh

Chủ động hoàn toàn quản lý hệ thống kinh doanh và nhân viên, dưới sự tiếp sức của công nghệ 4.0, các CEO có thể xem các thông số báo cáo điện tử mà mình muốn bất kỳ lúc nào.

Vậy giải pháp chuyển đổi số IRTECH cho vấn đề hiện nay để thị trường bán lẻ Việt Nam đối mặt với thách thức COVID – 19 toàn cầu là “Kinh doanh online trong ngành phân phối và bán lẻ”. Bài viết trên do công ty công nghệ IRTECH tổng hợp hi vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn trong việc nắm bắt cơ hội phát triển đầy triển vọng.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Doanh nghiệp nên “lên sàn giao dịch” hay đầu tư ứng dụng online riêng?

Đại dịch Covid-19 đang không ngừng tác động tiêu cực lên nền kinh tế, nhưng cùng với đó mang đến cơ hội phát triển thần tốc cho thị trường kinh doanh online, đặc biệt là các kênh thương mại điện tử, ứng dụng mobile app đặt hàng với mức tăng 3 - 4 lần. Xem thêm
Blog Figure

Giao việc cho nhân viên “tưởng không khó” nhưng “khó không tưởng”

Làm thế nào để tận dụng tối đa năng lực nhân viên vẫn là bài toán khiến nhiều nhà quản trị đau đầu. Nhất là ở thời điểm dịch COVID-19, xu hướng work-from-home là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc sếp giao nhiệm vụ cho nhân viên “tưởng không khó” nhưng lại “khó không tưởng”. Cùng IRTECH Việt Nam tìm hiểu câu chuyện này nhé! Xem thêm
Blog Figure

RPA – Giải pháp tự động hóa SMEs Việt không nên bỏ lỡ

Công nghệ tự động hóa RPA đang mang lại nhiều bước tiến vượt bậc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam... Xem thêm
Blog Figure

5 công cụ tự động hóa quy trình (RPA) phổ biến

Hầu hết các quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp sẽ rất cồng kềnh nếu không có các ứng dụng tự động hóa thông minh. Trong đó giải pháp công nghệ RPA. Vì vậy hãy cùng IRTECH Đà Nẵng tìm hiểu về các công cụ giúp tự động hóa quy trình phổ biến sau đây nhé! Xem thêm
Blog Figure

3 trụ cột chuyển đổi số quốc gia: CHÍNH PHỦ SỐ – XÃ HỘI SỐ – KINH TẾ SỐ

Có hơn 70% doanh nghiệp SME Việt vẫn đang phản ứng thụ động với những thay đổi của làn sóng công nghệ." và trung bình, chỉ có 1 trong 10 doanh nghiệp tạo ra mức lợi nhuận vượt kỳ vọng. Xem thêm
Blog Figure

Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả doanh nghiệp nên ứng dụng

Yếu tố con người là yếu tố trọng yếu và là nền tảng phát triển của doanh nghiệp, tổ chức. Việc khai thác hiệu quả nguồn lực này sẽ tạo đòn bẩy hữu hiệu cho sự phát triển doanh nghiệp trong trong tương lai. Làm sao để quản lý nhân sự hiệu quả, tối ưu quy trình vận hành và ứng dụng công nghệ và phần mềm nhân sự phù hợp? Tham khảo ngay nhé! Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!