THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Tips giữ lửa nhiệt tình cho doanh nghiệp mùa giãn cách

Làm sao để nâng cao tinh thần làm việc của nhân sự trước những tin tức tiêu cực từ đại dịch; đặc biệt, trong thời điểm work from home những gắn kết trong doanh nghiệp trở nên suy yếu hơn bao giờ hết.

Tips giữ lửa nhiệt tình cho doanh nghiệp mùa giãn cách

Tuy nhiên, điều này rất khó có thể thực hiện với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) bởi vấn đề tinh thần và trình độ công nghệ nảy sinh. Chính vì thế, vai trò của người lãnh đạo trở nên nổi bật hơn bao giờ hết để “chèo lái” nhóm làm việc hiệu quả, giảm thiệt hại không đáng có. Bài viết dưới sẽ phần nào giúp bạn sở hữu được nghệ thuật truyền “lửa nhiệt tình” cho nhân viên trong thời gian giãn cách.

1. Động lực là nền móng cần thiết để khởi động “Work from home”

Càng có nhiều động lực, nhân viên nói chung và người lãnh đạo nói riêng có nhiều khả năng thực hiện những mục tiêu trở thành hiện thực. Dường như động lực đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm thành công trong tinh thần kinh doanh. Nếu không có động lực để phát triển doanh nghiệp của mình, bạn sẽ ít có khả năng làm những việc cần làm để thành công. Kéo theo đó, nhân viên của bạn không có động lực làm việc, họ sẽ chán nản, mệt mỏi và chẳng muốn làm gì cho doanh nghiệp của bạn nữa.

Xem thêm: Làm thế nào để đương đầu với sự bất ổn?

Động lực là nền móng để khởi động “Work-from-home”

Đến đây hẳn bạn sẽ tự đặt câu hỏi “Động lực ấy đến từ đâu?”. Động lực ấy sẽ đến từ những lời khen. Bất cứ nhân viên nào cũng muốn được công nhận và khen ngợi từ cấp trên. Người lãnh đạo biết công nhận và khen ngợi đúng cách, đúng nơi và đúng lúc sẽ mang lại hiệu quả không ngờ. Vì thế hãy cho đi một lời khen hay và hiệu quả để nhân viên thấy được công sức của bản thân được ghi nhận.

2. Duy trì nhịp điệu tích cực giữa các nhân viên

Đại dịch Covid-19 mang đến cuộc khủng hoảng tinh thần, làm cảm xúc và thể chất nhân viên kiệt quệ. Điều đáng sợ hơn hết, nhân viên bắt đầu mất dần đi sự gắn kết, dễ dàng buông lỏng bản thân và công việc, có những hành vi tiêu cực ngoài khuôn khổ mà không sợ cấp trên nhắc nhở.

Duy trì sự tích cực giữa các nhân viên

Hãy giao tiếp thường xuyên và kịp thời, tận dụng tối đa các công cụ như Google Meet, Skype, Zoom tình hình cá nhân của mỗi thành viên và nhanh chóng xây dựng giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp để thường xuyên, liên tục tham gia vào các quy trình của phòng ban đảm bảo duy trì năng suất, hạn chế gián đoạn

Bên cạnh đó, cảm giác cô độc là điều thường thấy khi làm việc cả ngày ở nhà, môi trường khác hẳn ở văn phòng nhộn nhịp. Các cuộc họp giao lưu, tâm sự, event tổ chức trực tuyến  sẽ là phương án hỗ trợ rất tốt về mặt tinh thần, thích ứng với giai đoạn “bình thường mới” nhanh chóng.

Xem thêm: Giao việc cho nhân viên “tưởng không khó” nhưng “khó không tưởng”

3. Lãnh đạo, quản lý là người tiên phong về tinh thần làm việc

Khi vai trò dẫn dắt của người lãnh đạo trở nên nổi bật, nhân viên sẽ tìm đến cấp trên để được tư vấn trong các giai đoạn khó khăn. Là cấp trên, bạn đừng nên quá tách biệt với nhân viên của mình. Hòa nhập vào môi trường chung, cho nhân viên thấy rằng bạn và họ cùng đồng hành phát triển vì mục tiêu chung của công ty.

Lãnh đạo và quản lý tiên phong về tinh thần làm việc

Vì vậy, trưởng nhóm cũng cần quản lý tốt cảm xúc cá nhân. Cho dù đại dịch khiến bạn lo lắng và căng thẳng, đừng truyền cảm xúc đó cho nhân viên. Dành 15 – 30 phút hít thở hoặc nghỉ ngơi mỗi ngày để cân bằng cảm xúc. Sự bình tĩnh của người lãnh đạo sẽ giúp các thành viên trong nhóm yên tâm và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm: Cải thiện hiệu quả làm việc từ xa với app quản lý IRTECH

Tiên phong làm tấm gương sáng cho team, giữ ngọn lửa nhiệt huyết, đóng góp ý tưởng đổi mới sáng tạo, hoàn thành trách nhiệm của mình,… Khi đầu tàu khởi hành, các toa tàu ắt sẽ theo sau.

Quản trị doanh nghiệp trong đại dịch chưa bao giờ là dễ dàng, đi thật nhanh trong quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ là điều tất yếu mang tính “sống còn”. Là một nhà lãnh đạo giỏi, việc nuôi dưỡng ngọn lửa nhiệt thành là điều cấp thiết, đã đến lúc doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp nên thay đổi.

Công ty công nghệ IRTECH Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp chuyển đổi số – giúp nhà quản lý giải quyết bài toán kinh doanh, vận hành trong kỷ nguyên số. Hơn lúc nào hết, IRTECH hiểu rằng đây là lúc các doanh nghiệp cần chung tay, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hãy liên hệ ngay

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì? 4 tác động lớn tới doanh nghiệp

Thế kỷ 21, thế giới đã và đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ 4.0, nó bao phủ và tạo ra những chuyển biến tích cực ở mọi lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội. Vậy, cụ thể chuyển đổi số đang tác động thế nào đến doanh nghiệp? Cùng khám phá 4 thay đổi mà ít ai để ý, nhưng lại là cốt lõi để doanh nghiệp không bị tụt hậu nhé. Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số – giải pháp tăng tốc và phát triển doanh nghiệp

Với con số ước tính gần 2 nghìn tỷ đô la cho việc chi tiêu vào các công nghệ và dịch vụ số vào năm 2022, xu hướng chuyển đổi số được đánh giá là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp, nhất là vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Vậy chuyển đổi số là gì và có tầm quan trọng ra sao? Cùng IRTech Việt Nam tìm hiểu nhé! Xem thêm
Blog Figure

Xu hướng chuyển đổi số hay cuộc chạy đua công nghệ của các ngân hàng?

Trong thời đại “cá nhanh nuốt cá chậm”, việc ứng dụng giải pháp chuyển đổi số tại Việt Nam được các doanh nghiệp lớn; đặc biệt là các ngân hàng ưu tiên chú trọng. Vậy chuyển đổi số mang đến những giá trị vượt trội khiến các ngân hàng liên tục đầu tư, phát triển? Xem thêm
Blog Figure

Phân tích 5 nguyên nhân khiến Tupperware phá sản: Bài học quý giá cho doanh nghiệp

Tupperware, thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm nhựa gia dụng, từng là biểu tượng toàn cầu. Tuy nhiên, sự thành công vang dội này đã không thể ngăn cản Tupperware đệ đơn phá sản vào năm 2024. Vậy đâu là nguyên nhân khiến thương hiệu "không thể vỡ" này phải gục ngã? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Tupperware. Xem thêm
Blog Figure

5 công nghệ then chốt trong “thời điểm vàng” chuyển đổi số

Chi tiêu ước tính trên toàn thế giới cho công nghệ vào năm 2022 sẽ đạt gần 2 nghìn tỷ USD. Con số cho thấy sự bùng nổ của “cơn bão” chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở các lĩnh vực kinh doanh và đời sống xã hội. Vì vậy đừng để đối thủ của bạn biết được 5 công nghệ sau đây sẽ giúp doanh nghiệp trong “thời điểm vàng” chuyển đổi số hiệu quả nhé! Xem thêm
Blog Figure

Chuyển đổi số ngành Logistics: Bước ngoặt chuyển mình cần nắm bắt

Có đến 81% doanh nghiệp liên quan đến logistics cho rằng chuyển đổi số rất quan trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt các doanh nghiệp ngành vận tải. Chuyển đổi số doanh nghiệp không chỉ là sự lựa chọn mà đã trở thành xu thế bắt buộc, giúp các đơn vị logistics Việt Nam tạo đà tăng trưởng và theo kịp với sự phát triển của thế giới. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!