THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Phân tích 5 nguyên nhân khiến Tupperware phá sản: Bài học quý giá cho doanh nghiệp

Tupperware, thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm nhựa gia dụng, từng là biểu tượng toàn cầu. Tuy nhiên, sự thành công vang dội này đã không thể ngăn cản Tupperware đệ đơn phá sản vào năm 2024. Vậy đâu là nguyên nhân khiến thương hiệu “không thể vỡ” này phải gục ngã? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Tupperware.

Nguyên nhân Tupperware phá sản: Phân tích chi tiết và bài học rút ra

1. Tupperware – Biểu tượng một thời của Mỹ

Tupperware là một tượng đài trong lĩnh vực gia dụng, không chỉ vì chất lượng vượt trội mà còn bởi sức ảnh hưởng trong văn hóa bán hàng trực tiếp. Ra đời từ năm 1946, Tupperware đã trở thành biểu tượng toàn cầu, định hình lại cách thức bảo quản thực phẩm và tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ qua các buổi “Tupperware Party.” Với thiết kế tiên phong và sáng tạo trong kinh doanh, họ đã đi vào tiềm thức của hàng triệu gia đình trên thế giới.

Tuy nhiên, vào ngày 17/9/2024, Tupperware đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản do doanh thu giảm mạnh và không thể gánh nổi những khoản lỗ khổng lồ. “Vài năm qua, tài chính của công ty chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ tình hình kinh tế đầy thách thức. Việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản giúp họ có cơ hội khắc phục vấn đề tài chính qua tái cấu trúc nợ. Quá trình này giúp chúng tôi có sự linh hoạt cần thiết để theo đuổi các lựa chọn chiến lược, nhằm chuyển đổi thành công ty dựa nhiều vào công nghệ”, CEO Laurie Goldman cho biết.

Tupperware – Một biểu tượng trong lĩnh vực gia dụng

Theo hồ sơ gửi tới Tòa án Phá sản Mỹ, Tupperware ước tính tài sản của công ty là 500 triệu USD – 1 tỷ USD, trong khi số nợ phải trả vào khoảng 1 tỷ USD – 10 tỷ USD. Nhưng Luật phá sản Chương 11 của Mỹ cho phép các công ty giải quyết các vấn đề tài chính của mình bằng cách tái cấu trúc. Họ đề nghị tòa án cho tiếp tục hoạt động trong thời gian thực hiện quy trình phá sản và tìm kiếm người mua tiềm năng.

Các chuyên gia cho rằng những sai lầm về quản trị tài chính, lỗi thời của mô hình bán hàng trực tiếp trong kỷ nguyên thương mại điện tử, cũng như sự xuất hiện của các đối thủ giá rẻ hơn, đều góp phần khiến Tupperware trượt dốc.

2. Sự thống trị kéo dài nhưng lại thiếu đổi mới

2.1 Mô hình kinh doanh lỗi thời

Tupperware dựa vào mô hình bán hàng trực tiếp (direct-selling) qua các đại lý và các sự kiện tổ chức tại nhà. Mô hình bán hàng đa cấp từng là điểm mạnh của Tupperware, giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, mô hình này ngày càng bộc lộ những hạn chế. Chi phí vận hành cao, hệ thống phân phối phức tạp, và thiếu tính linh hoạt là những yếu tố khiến Tupperware khó cạnh tranh với các đối thủ trực tuyến. Hơn nữa, người tiêu dùng hiện đại ngày nay thích mua sắm qua mạng hơn là tham gia các buổi tụ tập, ưu tiên sự tiện lợi và đa dạng lựa chọn, khiến mô hình này trở nên kém hấp dẫn.

2.2 Thất bại trong chuyển đổi số

Sự trỗi dậy của thương mại điện tử đã đặt Tupperware vào một thế khó. Trong khi các đối thủ cạnh tranh nhanh chóng tận dụng các nền tảng trực tuyến để tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi và đa dạng, Tupperware lại chậm trễ trong việc cập nhật công nghệ và tham gia vào các nền tảng thương mại điện tử. Điều này dẫn đến mất thị phần vào tay các thương hiệu mới, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đẩy mạnh xu hướng mua sắm trực tuyến. Hơn nữa, việc chậm chân trong việc chuyển đổi số cũng khiến Tupperware khó có thể thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt.

Tupperware gặp nhiều vấn đề trong mô hình kinh doanh

2.3 Thay đổi thói quen tiêu dùng

Xu hướng tiêu dùng bền vững ngày càng gia tăng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Trong khi nhiều người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, sự tiện lợi, đa dạng và tính thẩm mỹ cao hơn. Tupperware lại chủ yếu sử dụng nhựa trong sản xuất. Mặc dù nhựa là một vật liệu tiện lợi và bền bỉ, nhưng nó cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Song lại không có sự cải tiến đáng kể về thiết kế để đáp ứng nhu cầu mới. Việc không kịp thời điều chỉnh chiến lược sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm bền vững đã khiến Tupperware mất đi một phần thị trường đáng kể.

2.4 Quản lý tài chính yếu kém

Tupperware không chỉ gặp vấn đề với thị trường và sản phẩm mà còn đối mặt với các khó khăn về quản lý và tài chính. Những quyết định sai lầm trong việc mở rộng kinh doanh và quản lý tài chính yếu kém đã dẫn đến những khoản nợ lớn, đẩy công ty vào tình trạng khó khăn và gần đến bờ vực phá sản.

Khi tình trạng mất thanh khoản trở nên nghiêm trọng, Tupperware đã không còn đủ nguồn lực để duy trì hoạt động, buộc phải tuyên bố phá sản. Đây là bài học đắt giá cho các doanh nghiệp khác về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính một cách hiệu quả và cân bằng giữa việc mở rộng kinh doanh với kiểm soát chi phí.

2.5 Chiến lược kinh doanh không còn phù hợp

Tupperware từng rất thành công với mô hình kinh doanh “Tupperware Party” – các buổi giới thiệu sản phẩm tại nhà do các đại lý tổ chức. Tuy nhiên, mô hình này dần trở nên lỗi thời trong xu thế hiện đại khi người tiêu dùng ngày càng thích mua sắm online hơn. Việc không nhanh chóng chuyển đổi sang các kênh bán hàng trực tuyến khiến Tupperware bị bỏ lại phía sau. Mặc dù Tupperware là thương hiệu nổi tiếng và có độ nhận diện cao, công ty đã không khai thác hết tiềm năng của mình để tạo ra những chiến lược marketing hiệu quả, duy trì sự kết nối với các khách hàng trẻ tuổi.

3. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp

Tupperware phá sản là một bài học đắt giá cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp truyền thống. Để tồn tại và phát triển trong thời đại ngày nay, các doanh nghiệp cần phải linh hoạt thích ứng, không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm, cập nhật chiến lược kinh doanh, nắm bắt hành vi tiêu dùng. Chuyển đổi số cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến. Xây dựng thương hiệu mạnh để tạo ra những giá trị khác biệt và kết nối với khách hàng một cách sâu sắc.

Tupperware đã không bắt kịp sự thay đổi của thời đại

Tupperware là một ví dụ điển hình cho sự khốc liệt của thời đại số và sự cần thiết của việc liên tục đổi mới, bởi dù có quá khứ huy hoàng đến đâu, nếu không thích ứng với thay đổi, ngay cả những thương hiệu vĩ đại cũng không thể tránh khỏi dòng chảy khắc nghiệt của thị trường hiện đại.

IRTECH sẵn sàng song hành cùng doanh nghiệp tư vấn, triển khai các chiến lược chuyển đổi số phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, tạo ra các giá trị mới thông qua ứng dụng chuyển đổi số. Giúp doanh nghiệp sẵn sàng thích nghi với mọi thách thức của thị trường hiện đại. Quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn về chuyển đổi số, vui lòng liên hệ ngay cho IRTECH để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chi tiết.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Nên cắt lương thưởng hay giảm nhân viên trong giai đoạn khủng hoảng?

Đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực đời sống đặc biệt là nền kinh tế. Doanh nghiệp đang đối mặt với bài toán cân đối tài chính để sống sót. Vậy nhà quản trị nên cắt lương thưởng hay giảm nhân viên trong giai đoạn khủng hoảng này? Xem thêm
Blog Figure

4 chú ý giúp doanh nghiệp tránh “bẫy” trong chuyển đổi số

Bài toán chuyển đổi số doanh nghiệp không chỉ dành riêng các nhà lãnh đạo mà còn là bài toán cho tất cả các cá nhân và phòng ban trong doanh nghiệp. Để đạt được thành công trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của chuyển đổi số là gì. Hãy đọc bài viết dưới đây của IRTech để tìm hiểu về 4 chú ý giúp doanh nghiệp tránh “bẫy” trong chuyển đổi số để tránh thất bại nhé! Xem thêm
Blog Figure

BQ số hóa quản lý hoạt động bàn giấy hiệu quả với IRBOT

Giày BQ, thương hiệu hàng Việt uy tín, đã vượt qua những thách thức trong quy trình vận hành nhờ giải pháp tự động hóa IRBOT từ IRTECH. Giải pháp không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót, mà còn tối ưu hóa các quy trình công việc, mang lại hiệu quả vượt trội và góp phần thúc đẩy BQ trên hành trình chuyển đổi số. Xem thêm
Blog Figure

Top 10 công ty thiết kế Mobile App chuyên nghiệp

Mobile App được đánh giá là một thị trường với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng để tìm kiếm công ty thiết kế mobile app chuyên nghiệp thì lại là điều không hề đơn giản. Cùng IRTech Việt Nam khám phá top 10 công ty dưới đây nhé! Xem thêm
Blog Figure

Xu hướng chuyển đổi số hay cuộc chạy đua công nghệ của các ngân hàng?

Trong thời đại “cá nhanh nuốt cá chậm”, việc ứng dụng giải pháp chuyển đổi số tại Việt Nam được các doanh nghiệp lớn; đặc biệt là các ngân hàng ưu tiên chú trọng. Vậy chuyển đổi số mang đến những giá trị vượt trội khiến các ngân hàng liên tục đầu tư, phát triển? Xem thêm
Blog Figure

5 lưu ý quan trọng cho SME Việt để chuyển đổi số thành công

Đại dịch COVID-19 đã tạo nên những thách thức chưa từng có đến các phương thức kinh doanh và quản trị truyền thống, đòi hỏi doanh nghiệp cần đổi mới để duy trì hoạt động. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đứng trước nguy cơ “chết mòn” nếu không thay đổi. Vì vậy, trong chiến lược ứng dụng công nghệ chuyển đổi số toàn diện, các chủ SME cần lưu ý 5 điều sau: Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!