THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Tháng 1/2024, kế toán nhân sự cần lưu ý làm những công việc nào?

Tháng 1/2024 là thời điểm bắt đầu một năm mới, cũng là thời điểm doanh nghiệp cần hoàn thành một số công việc quan trọng. Trong bài viết này, IRTECH xin gửi tới quý anh/chị kế toán nhân sự các đầu mục công việc cần phải làm trong tháng 1/2024 đầu năm.

Các công việc kế toán, nhân sự cần hoàn thành kịp hạn nộp tháng 1/2024

1. Nộp Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị (nếu có)

Theo Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH:

Nếu số lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp tăng hoặc giảm trong tháng 12/2023 thì doanh nghiệp phải thông báo tình hình biến động lao động cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

Trường hợp BÁO TĂNG LAO ĐỘNG:

  • Công ty ký hợp đồng lao động với người lao động.
  • Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ không lương 14 ngày trở lên trong tháng.
  • Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng.
  • Người lao động hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động đi làm lại.

Trường hợp BÁO GIẢM LAO ĐỘNG:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
  • Khi người lao động nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc/tháng.
  • Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc/tháng.
  • Tạm hoãn hợp đồng lao động,…

Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

THỜI HẠN: Trước ngày 03/01/2024 (thứ Tư).

2. Nộp Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước

Theo quy định tại khoản 7 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Doanh nghiệp phải báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm 2023 (Mẫu số 33 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) nơi công ty TNHH 2 thành viên trở lên đặt trụ sở.

Nếu không nộp báo này công ty có thể bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo quy định Điểm a Khoản 7 Điều 40 và Khoản 3 Điều 38 Nghị định 28/2015/NĐ-CP

THỜI HẠN: Trước ngày 15/01/2024.

3. Nộp khai, nộp thuế GTGT/TNCN/TNDN theo Tháng/ Quý

Ngày 02.01.2024: BCTC, quyết toán thuế TNDN 2022 (Năm tài chính kết thúc 30/9)

Ngày 22.01.2024: Hồ sơ khai thuế nhà thầu FCT-T12/2023 

Ngày 30.01.2024:

  • Lệ phí môn bài năm 2024
  • Tạm nộp thuế TNDN Q4/2023
  • Chứng từ khấu trừ thuế TNCN – Q4/2023

4. Trích nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc

Theo khoản 1 Điều 7, Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023

Doanh nghiệp (trừ trường hợp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) có trách nhiệm đóng và trích từ tiền lương của người lao động để đóng tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bắt buộc cho người lao động cho tháng 01/2024 như sau:

Mức trích đóng bảo hiểm với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

  • Trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN; đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định.
  • Chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Phương thức đóng:

  • Tiền trích đóng BHXH và BHYT của tất cả người lao động phải được chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
  • Doanh nghiệp đóng BHTN và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHTN.

Nếu chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên thì bên cạnh khoản tiền bảo hiểm phải đóng còn phải đóng thêm số tiền lãi tính trên số tiền BHXH, BHYT, BHTN chưa đóng.

THỜI HẠN: Chậm nhất là ngày 31/01/2024 (thứ Tư).

5. Nộp Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Theo Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH:

Doanh nghiệp phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ năm với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH.

Trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

THỜI HẠN: Trước ngày 10/01/2024.

6. Nộp Báo cáo tổng hợp và công bố tình hình tai nạn lao động

Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động:

Theo Khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP:

Doanh nghiệp gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động năm về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.

  • Trong các Báo cáo, cũng như Sổ thống kê tai nạn lao động đều có những mục mà doanh nghiệp phải điền thông tin dưới dạng mã số để phục vụ công tác thống kê. Cho nên, để đối chiếu các mã số này, doanh nghiệp tra cứu trực tiếp từ cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê.
  • Ghi tên và mã số của 01 yếu tố chính gây chấn thương trong danh mục các yếu tố gây chấn thương quy định tại Phụ lục IV Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH.
  • Ghi theo danh mục các chấn thương đã xác định loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động, xem chi tiết công việc tại: “Công bố tình hình tai nạn lao động”.

THỜI HẠN: Trước ngày 10/01/2024.

Công bố tình hình tai nạn lao động:

Doanh nghiệp có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở năm 2023 cho người lao động biết. 

Nếu không thống kê, báo cáo hoặc công bố thông tin tình hình tai nạn lao động; công ty sẽ bị xử phạt theo từng hành vi với mức từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

THỜI HẠN: Trước ngày 15/01/2024 dựa trên số liệu cả năm.

7. Trích nộp kinh phí công đoàn

Theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP:

Doanh nghiệp đóng kinh phí Công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, như vậy kinh phí công đoàn tháng 01/2024 sẽ được trích nộp.

Mức trích đóng kinh phí Công đoàn: bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

THỜI HẠN: Chậm nhất là vào ngày 31/01/2024 (thứ Tư).

Xem thêm: Auto Invoice – Giải pháp xử lý hóa đơn đầu vào cho doanh nghiệp

AUTO INVOICE – GIẢI PHÁP XỬ LÝ HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO TỰ ĐỘNG GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ, GIẢM CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP

Với công nghệ tự động hóa RPA, Auto Invoice sẽ giúp doanh nghiệp xử lý hóa đơn đầu vào nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tự động nhận diện thông tin trên hóa đơn, sau đó thực hiện các bước xử lý, nhập liệu và lưu trữ dữ liệu hóa đơn một cách nhanh chóng và chính xác. Với Auto Invoice những công việc thủ công như: nhập liệu hóa đơn đầu vào, đối soát thông tin, nhập lên phần mềm kế toán, rà soát kiểm tra lỗi,…sẽ hoàn toàn được tự động hóa.

Auto Invoice mang đến giải pháp xử lý hóa đơn đầu vào với những tính năng vượt trội như:

➤ Tự động tiếp nhận hóa đơn; Tự động tải, xử lý và đồng bộ dữ liệu lên phần mềm kế toán

➤ Kiểm tra tình trạng hóa đơn và đối chiếu thông tin với mã số thuế

➤ Tích hợp được với nhiều phần mềm kế toán phổ biến trên thị trường: Fast, Misa, Bravo,…

➤ Xử lý dữ liệu chính xác 100% và bảo mật tuyệt đối

➤ Hoạt động 24/7/365, cân cả phòng kế toán chỉ với 1 nhân sự ảo

Các doanh nghiệp có thể giảm tới 90% nghiệp vụ thủ công. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào các công việc chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

AutoInvoice – công nghệ tự động hóa giúp xử lý hóa đơn đầu vào tự động

Công ty IRTECH đang cung cấp giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp gồm: Nhập – Xuất hóa đơn tự động, nhập dữ liệu, đồng bộ tự động,…Nếu doanh nghiệp của anh/chị cần tư vấn một quy trình chuyển đổi số nói chung và số hóa phòng ban kế toán nói riêng. Hãy liên hệ ngay với IRTECH hoặc gọi trực tiếp qua 0868 004 626 (Ms. Hằng) để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất những công nghệ thông minh cho chính doanh nghiệp của mình. Chúc quý anh/chị kế toán nhân sự tháng mới mọi sự hanh thông.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Trợ lý ảo toàn năng cho doanh nghiệp phân phối bán lẻ

Nền kinh tế trượt dài , hàng loạt doanh nghiệp phân phối bán lẻ phải vật lộn để đối phó với những tổn thất, nhưng cũng có các doanh nghiệp Việt kịp thời xoay chuyển, ứng dụng công nghệ RPA vào mô hình kinh doanh, thích ứng với xu hướng thị trường. Cùng khám phá công nghệ RPA được ứng dụng trong ngành phân phối bán lẻ như thế nào nhé! Xem thêm
Blog Figure

Giải pháp RPA: Đồng bộ tự động hóa đơn nhà cung cấp lên phần mềm kế toán

Xử lý hóa đơn và nhập liệu lên phần mềm kế toán doanh nghiệp là công việc tốn không ít thời gian của các nhân sự kế toán. Tự động hóa việc nhập thủ công bằng các đồng bộ tự động hóa đơn từ nhà cung cấp lên phần mềm chỉ trong 30s, bằng IRBOT - giải pháp RPA sẽ giúp kế toán bớt tất bật và là, việc hiệu quả hơn. Xem thêm
Blog Figure

Xu hướng tự động hóa thông minh RPA giảm gánh nặng cho ngành y tế

Khoảng 30% thao tác có thể được tự động hóa chứng minh rằng RPA chính là giải pháp tối ưu các hoạt động trong ngành y tế, nhằm cắt giảm chi phí và thời gian, nhân viên có thể tập trung vào hoạt động chăm sóc bệnh nhân hiệu quả. Đồng thời bệnh nhân và người nhà giảm bớt thời gian chờ đợi, cũng như được trải nghiệm dịch vụ tốt hơn. Cùng IRTECH Việt Nam tìm hiểu về những kết quả mà giải pháp tự động hóa RPA được ứng dụng giúp giảm gánh nặng cho ngành y tế nhé!  Xem thêm
Blog Figure

IRBOT – Robot ảo tự động hóa quy trình RPA

IRBOT - ứng dụng công nghệ thông minh RPA, phát triển bởi công ty IRTECH Đà Nẵng là giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và hội nhập xu thế chuyển đổi số. Cùng tìm hiểu IRBOT là gì và tại sao nên chọn IRBOT trong tiến trình số hóa doanh nghiệp nhé! Xem thêm
Blog Figure

Tự động hoá – Xu thế thay đổi cách thức hoạt động của ngành logistics

Tự động hoá logistics đang là xu hướng thay đổi cách thức hoạt động của ngành Logistics. Với ứng dụng công nghệ hiện đại trong logistics, cụ thể là tự động hóa đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Từ việc tăng hiệu suất và giảm chi phí cho đến cải thiện trải nghiệm khách hàng, xu thế này đang thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh trong ngành logistics. Xem thêm
Blog Figure

5 công cụ tự động hóa quy trình (RPA) phổ biến

Hầu hết các quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp sẽ rất cồng kềnh nếu không có các ứng dụng tự động hóa thông minh. Trong đó giải pháp công nghệ RPA. Vì vậy hãy cùng IRTECH Đà Nẵng tìm hiểu về các công cụ giúp tự động hóa quy trình phổ biến sau đây nhé! Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!